Sử 12 Năm 1945 - 1946

Thu Hà 1609

Học sinh
Thành viên
24 Tháng tám 2022
142
139
21
20
Khánh Hòa

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Vai trò của đấu tranh ngoại giao nhằm củng cố chính quyền, bảo vệ độc
lập dân tộc ở nước ta từ 2/9/1945 đến 19/12/1946.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Trong giai đoạn 2/9/1945 - 19/12/1946, cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm củng cố chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc ở nước ta giữ vai trò quan trọng. Cụ thể:
a. Đối với quân Trung Hoa Dân Quốc:

+ Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.
+ Tại kì họp Quốc hội đầu tiên vào ngày 2 – 3 – 1946 Quốc hội khóa I đồng ý:
- Nhượng cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước.
- Nhận nhượng một số quyền lợi kinh tế: cung cấp một phần lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc.
=> Ý nghĩa:
+ Hạn chế mức thấp nhất các hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai.
+ Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
b. Đối với Pháp:
+ Sau khi chiếm Nam Bộ, Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính nước ta. Thực hiện ý đồ trên, ngày 28 – 2 – 1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ký Hiệp ước Hoa - Pháp.
+ Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước hai sự lựa chọn:
- Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc.
- Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.
=> Ngày 3 – 3 – 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết định chọn con đường “hòa để tiến”.
+ Chiều ngày 6 – 3 – 1946, ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Sau khi kí hiệp định Sơ Bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập
Chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
+ Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ được tổ chức tại Phông-ten-nơ-blô. Cuộc đàm phán thất bại do Pháp không chịu công nhận độc lập và thống nhất ở nước ta.
+ Quân Pháp ở Đông Dương tăng cường những hoạt động khiêu khích, quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh đến gần.
+ Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Pháp Tạm ước ngày 14 – 09 – 1946.
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom