Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mỹ thuật là một bộ môn khoa học nghệ thuật, nghĩa là sâu trong tính nghệ thuật thì nó chứa đựng những ý nghĩa và lý thuyết khoa học khá đồ sộ và lớn lao chứ không đơn giản. Cho nên cá nhân tôi nghĩ chúng ta cần phải tuyên truyền một cách cụ thể hơn về bộ môn này cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, vì đơn giản tôi đã ngán cái cảnh là cứ nhắc đến mỹ thuật là rất nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là một người vẽ tranh thuê hay một họa sĩ ngồi vẽ ở bờ hồ hay ven đường. Tất nhiên là nếu mọi người hỏi vì sao tôi muốn gay gắt vấn đề này thì đó là vì tôi nhận được khá nhiều ý kiến của các thầy cô dạy các bộ môn văn hóa khác và thậm chí có một số thầy cô có chức vụ lớn, một số không ít trong giới giáo viên họ vẫn coi thường bộ môn mỹ thuật và thậm chí cho rằng nó không có tương lai. Đó là một tư tưởng sai lầm khủng khiếp trong tư tưởng. Và hệ quả thì mọi người đã thấy rõ ràng, học sinh và cả phụ huynh họ được giáo dục bằng những tư tưởng coi thường, sai lầm và từ đó họ dường như có ác cảm hoặc coi thường những ngành nghề này, coi thường những người làm trong ngành nghệ thuật và đưa ra những lời chỉ trích, phán xét tồi tệ, không đáng có đối với người trong ngành.
Sự đáng buồn và lỗ hồng khủng khiếp của giáo dục.
Mỹ thuật, tôi nhắc lại rằng đó là một bộ môn khoa học và nó gần như giống hoàn toàn như các môn văn hóa khác, yếu tố năng khiếu không phải yếu tố chính để quyết định một người có thuộc ngành đó hay không. Và hôm nay tôi sẽ chứng mình cho các bạn sự đồ sộ trong khoa học mỹ thuật.
Hãy khởi đầu bằng việc đi vào một nhánh chương trình cơ bản nhất của mỹ thuật: Hình họa
Hình họa tên nguyên gốc là dessin. Đây là chương trình tối cơ bản của mỹ thuật nói chung, nghĩa là trước khi bước ra nghiên cứu về bất kỳ một nhánh nào khác như đồ họa, tkdh, thời trang, kiến trúc,… thì một người phải bước vào giai đoạn học hình họa.
Hình họa là môn học dùng hình vẽ để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, hình mảng, khối, sáng tối, đậm nhạt để tạo ra không gian ảo ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. nghĩa là việc vẽ hình họa chính là việc thể hiện lại một đối tượng, vật thể có thật hoàn toàn ngoài tự nhiên vào một mặt giấy phẳng bao gồm cả vật thể và môi trường xung quanh nó. Trong hình họa thì bạn sẽ phải học và biết đến những gì:
1. hình khối cơ bản (khối lập phương và khối cầu): là 2 hình thể tối giản hoặc gọn gàng nhất của thế giới, từ 2 hình thể đó chúng sẽ bắt đầu bóc tách, biến dạng, lồng ghép hoặc cắt gọt để tạo thành hình thể của bất kỳ thứ gì có trên thế giới (biểu hiện đơn giản là chúng ta sẽ thấy rõ ràng các hành tinh trong vũ trụ chủ yếu có dạng hình cầu). Những thứ được học trong khối cơ bản gồm:
- Các quy luật tạo hình tự nhiên: quy tắc xa gần, quy tắc biến dạng hình khối và khái niệm về các hình khối cơ bản
- các quy tắc sáng tối cơ bản: quy luật của ánh sáng (bản chất nguồn sáng, hướng sáng, cường độ ánh sáng, độ lệch của hướng sáng với mặt tiếp sáng (độ nghiêng và khoảng cách), quy luật chất liệu và bề mặt (được học trong chương tĩnh vật và đây là chương để tìm hiểu về bản chất sắc độ của nhiều chất liệu khác nhau, nhằm mục đích bóc tách và lột tả đặc tính của vật thể được vẽ), quy tắc cân bằng không gian (dựa vào các quy luật quan sát của thị giác để phân bổ sắc độ sao cho phù hợp trên một bài vẽ để tạo ra chiều sâu không gian cho bài)
Và ngoài ra thì để chứng minh cho sự cồng kềnh của khối cơ bản thì mình xin được đưa ra một quy tắc trong phần bài này:“độ nghiêng của mặt phẳng so với tia sáng đi tới sẽ ảnh hưởng để lượng ánh sáng và lực ánh sáng tác động vào mặt phẳng và từ đó quyết định sắc độ của mặt phẳng đó, tuy nhiên chúng cũng không giảm một cách đơn thuần và đều đều, giá sắc độ giảm đi đã được quy định bởi một nhà toán học tên là Johann Heinrich Lambert trong thang đo và đồ thị sắc độ của ông” – Dorian Iten –
Ok chúng ta hãy tạm dừng lại ở đây. Mọi người có nhìn thấy điều gì ở đó nãy giờ không? Về nhiệm vụ thì hình họa là môn trực họa, công việc của người vẽ là dựa vào các quy luật và công thức tự nhiên và có thật để thể hiện lại nó bằng hình ảnh, cụ thể đây là một bài vẽ. Nghĩa là trong hình họa chúng ta vẫn có những công thức và quy tắc ví dụ như quy luật của ánh sáng, khái niệm và cấu trúc của hình khối tự nhiên, chúng mang đặc điểm của bộ môn toán học và vật lý nhưng khác ở chỗ là cách giải thích lúc này không phải bằng từ ngữ mà là hình ảnh cụ thể.
Phần 2 tôi sẽ update vào chiều nay
Sự đáng buồn và lỗ hồng khủng khiếp của giáo dục.
Mỹ thuật, tôi nhắc lại rằng đó là một bộ môn khoa học và nó gần như giống hoàn toàn như các môn văn hóa khác, yếu tố năng khiếu không phải yếu tố chính để quyết định một người có thuộc ngành đó hay không. Và hôm nay tôi sẽ chứng mình cho các bạn sự đồ sộ trong khoa học mỹ thuật.
Hãy khởi đầu bằng việc đi vào một nhánh chương trình cơ bản nhất của mỹ thuật: Hình họa
Hình họa tên nguyên gốc là dessin. Đây là chương trình tối cơ bản của mỹ thuật nói chung, nghĩa là trước khi bước ra nghiên cứu về bất kỳ một nhánh nào khác như đồ họa, tkdh, thời trang, kiến trúc,… thì một người phải bước vào giai đoạn học hình họa.
Hình họa là môn học dùng hình vẽ để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, hình mảng, khối, sáng tối, đậm nhạt để tạo ra không gian ảo ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. nghĩa là việc vẽ hình họa chính là việc thể hiện lại một đối tượng, vật thể có thật hoàn toàn ngoài tự nhiên vào một mặt giấy phẳng bao gồm cả vật thể và môi trường xung quanh nó. Trong hình họa thì bạn sẽ phải học và biết đến những gì:
1. hình khối cơ bản (khối lập phương và khối cầu): là 2 hình thể tối giản hoặc gọn gàng nhất của thế giới, từ 2 hình thể đó chúng sẽ bắt đầu bóc tách, biến dạng, lồng ghép hoặc cắt gọt để tạo thành hình thể của bất kỳ thứ gì có trên thế giới (biểu hiện đơn giản là chúng ta sẽ thấy rõ ràng các hành tinh trong vũ trụ chủ yếu có dạng hình cầu). Những thứ được học trong khối cơ bản gồm:
- Các quy luật tạo hình tự nhiên: quy tắc xa gần, quy tắc biến dạng hình khối và khái niệm về các hình khối cơ bản
- các quy tắc sáng tối cơ bản: quy luật của ánh sáng (bản chất nguồn sáng, hướng sáng, cường độ ánh sáng, độ lệch của hướng sáng với mặt tiếp sáng (độ nghiêng và khoảng cách), quy luật chất liệu và bề mặt (được học trong chương tĩnh vật và đây là chương để tìm hiểu về bản chất sắc độ của nhiều chất liệu khác nhau, nhằm mục đích bóc tách và lột tả đặc tính của vật thể được vẽ), quy tắc cân bằng không gian (dựa vào các quy luật quan sát của thị giác để phân bổ sắc độ sao cho phù hợp trên một bài vẽ để tạo ra chiều sâu không gian cho bài)
Và ngoài ra thì để chứng minh cho sự cồng kềnh của khối cơ bản thì mình xin được đưa ra một quy tắc trong phần bài này:“độ nghiêng của mặt phẳng so với tia sáng đi tới sẽ ảnh hưởng để lượng ánh sáng và lực ánh sáng tác động vào mặt phẳng và từ đó quyết định sắc độ của mặt phẳng đó, tuy nhiên chúng cũng không giảm một cách đơn thuần và đều đều, giá sắc độ giảm đi đã được quy định bởi một nhà toán học tên là Johann Heinrich Lambert trong thang đo và đồ thị sắc độ của ông” – Dorian Iten –
Ok chúng ta hãy tạm dừng lại ở đây. Mọi người có nhìn thấy điều gì ở đó nãy giờ không? Về nhiệm vụ thì hình họa là môn trực họa, công việc của người vẽ là dựa vào các quy luật và công thức tự nhiên và có thật để thể hiện lại nó bằng hình ảnh, cụ thể đây là một bài vẽ. Nghĩa là trong hình họa chúng ta vẫn có những công thức và quy tắc ví dụ như quy luật của ánh sáng, khái niệm và cấu trúc của hình khối tự nhiên, chúng mang đặc điểm của bộ môn toán học và vật lý nhưng khác ở chỗ là cách giải thích lúc này không phải bằng từ ngữ mà là hình ảnh cụ thể.
Phần 2 tôi sẽ update vào chiều nay