Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
LÝ THUYẾT ÁP SUẤT
- Áp suất có giá trị bằng áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
- Công thức: [tex]p=\frac{F}{S}[/tex]
Trong đó:
F là áp lực - là lực tác động vuông góc với mặt bị ép (N)
S là diện tích bị ép ([tex]m^2[/tex])
p là áp suất [tex](N/m^2)[/tex], 1Pa=1[tex](N/m^2)[/tex]
S là diện tích bị ép ([tex]m^2[/tex])
p là áp suất [tex](N/m^2)[/tex], 1Pa=1[tex](N/m^2)[/tex]
- Áp suất tác dụng lên chất lỏng (hay khí) đựng trong bình kín được chất lỏng (hay khí) truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
- Vì áp suất truyền đi nguyên vẹn nên: [tex]\frac{F}{f}=\frac{S}{s}[/tex] (1)
Trong đó:
S,s: Diện tích của pitông lớn, pitông nhỏ ($m^2$)
f: Lực tác dụng lên pitông nhỏ (N)
F: Lực tác dụng lên pitông lớn (N)
f: Lực tác dụng lên pitông nhỏ (N)
F: Lực tác dụng lên pitông lớn (N)
- Vì thể tích chất lỏng chuyển từ pitông này sang pitông kia là như nhau do đó:
V=S.H=s.h (2)
- Từ (1) và (2) ta có: [tex]\frac{F}{f}=\frac{h}{H}[/tex]
Trong đó:
H,h lần lượt là đoạn đường di chuyển của pitông lớn, pitông nhỏ
- Áp suất của cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt chất lỏng đoạn h:
[tex]p=\frac{F}{S}=\frac{P}{S}=\frac{P.h}{S.h}=h.\frac{P}{V}=d.h=10D.h[/tex]
h là khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt chất lỏng (m)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng ($N/m^3$)
D là khối lượng riêng của chất lỏng ($kg/m^3$)
p là áp suất do cột chất lỏng gây ra ($N/m^2$)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng ($N/m^3$)
D là khối lượng riêng của chất lỏng ($kg/m^3$)
p là áp suất do cột chất lỏng gây ra ($N/m^2$)
- Áp suất tại một điểm trong chất lỏng: $p=p_0+d.h$
Trong đó:
$p_0$ là áp suất khí quyển ($N/m^2)
d.h là áp suất do cột chất lỏng gây ra
p là áp suất tại điểm cần tính.
d.h là áp suất do cột chất lỏng gây ra
p là áp suất tại điểm cần tính.
- Bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn luôn bằng nhau (hình a).
- Bình thông nhau chứa nhiều chất lỏng khác nhau đứng yên, mực mặt thoáng không bằng nhau nhưng các điểm trên cùng mặt ngang (trong cùng một chất lỏng) có áp suất bằng nhau (hình b).
- Do đó ta có: [tex]\left\{\begin{matrix} p_A=p_0+d_1h_1\\ p_B=p_0+d_2h_2\\ p_A=p_B \end{matrix}\right.[/tex]
6) Lực đẩy Acsimet
- Độ lớn của lực đẩy Acsimet: [tex]F_A=d.V=10DV[/tex]
Trong đó:
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng hoặc chất khí ($N/m^3$)
V: Thể tích phần chìm trong chất lỏng hoặc chất khí ($m^3$)
$F_A$: Lực đẩy Acsimet luôn hướng lên trên ($N$)
V: Thể tích phần chìm trong chất lỏng hoặc chất khí ($m^3$)
$F_A$: Lực đẩy Acsimet luôn hướng lên trên ($N$)
- Điều kiện chìm, nổi của vật:
- Nếu F<P vật chìm
- Nếu F=P vật lơ lửng
- Nếu F>P vật nổi
Với P là trọng lượng của vật
- Thể tích hình lập phương: V=$a^3$ (a là độ dài cạnh hình hộp)
- Thể tích hình hộp chữ nhật: V=abc (a,b,c là độ dài các cạnh)
- Thể tích hình trụ đứng tiết diện đáy S, chiều cao h: V=S.h
- Thể tích khối cầu bán kính R: $V=\frac{4}{3}\pi R^3$
P/s: Cách giải các dạng toán liên quan đến áp suất sẽ cập nhật sau. Mọi thắc mắc, đóng góp vui lòng gửi hội thoại hoặc đăng tus lên trang hồ sơ của mình. Cảm ơn các bạn.