Hóa muối

Quách Quỳnh Bảo Ngọc

Học sinh
Thành viên
18 Tháng sáu 2017
98
26
26
21
TP Hồ Chí Minh
Trần Đại Nghĩa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho x vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0.1M và CuSO4 0.2M. Sau khi kết thúc phản ứng được chất rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl
a) Tính khối lượng của B, % Al và %Fe trong hỗn hợp X
b) Lấy 8,3g hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất D có khối lượng 23,6g và dung dịch E (màu xanh lá nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi 24g 1 chất rắn F. Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
1. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho x vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0.1M và CuSO4 0.2M. Sau khi kết thúc phản ứng được chất rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl
a) Tính khối lượng của B, % Al và %Fe trong hỗn hợp X
b) Lấy 8,3g hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất D có khối lượng 23,6g và dung dịch E (màu xanh lá nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi 24g 1 chất rắn F. Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Dung dịch E có mà xanh nhạt → Cu(NO3)2 đã phản ứng một phần → AgNO3, Al, Fe đã phản ứng hết, muối sắt tạo thành vẫn là muối Fe(NO3)2
Gọi x là số mol AgNO3; y, z là số mol Cu(NO3)2 tham gia pư và dư
Số mol e nhường: n(e nhường) = 3.n(Al) + 2.n(Fe) = 3.0,1 + 2.0,2 = 0,5mol
Số mol e nhận: n(e nhận) = 1.n(AgNO3) + 2.n[Cu(NO3)2 pư] = x + 2y
Theo ĐL bảo toàn e: n(e nhường) = n(e nhận) → x + 2y = 0,5mol
Khối lượng chất rắn D thu được:
m(D) = m(Ag) + m(Cu) = 108.n(AgNO3) + 64.n[Cu(NO3)2 pư] = 108x + 64y = 23,6g
→ x = 0,1mol và y = 0,2mol
Dung dịch E gồm Al(NO3)3 0,1mol; Fe(NO3)2 0,1mol và Cu(NO3)2 dư zmol
Cho NaOH dư vào dd E:
Al(NO3)3 + 4NaOH → NaAlO2 + 2H2O + 3NaNO3
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3
0,1                   0,1
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
z                     z
Nung kết tủa trong kk đến khối lượng không đổi:
2Fe(OH)2 + 1/2O2 → Fe2O3 + 2H2O
0,1                 0,05
Cu(OH)2 → CuO + H2O
z          z
Khối lượng chất rắn F:
m(F) = m(Fe2O3) + m(CuO) = 160.0,05 + 80z = 24g → z = 0,2mol
Nồng độ mol mỗi muối trong dd Y:
C(AgNO3) = 0,1/1 = 0,1M
C[Cu(NO3)2] = (0,2+0,2)/1 = 0,4M
Nguồn:St
 
Top Bottom