Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) đang đến gần: cực điểm của trận mưa sao băng rực rỡ này rơi vào ngày 12 tháng Tám, nhưng bạn đã có thể nhìn thấy các vệt sao băng Anh Tiên rải rác trên bầu trời đêm.
Những người quan sát bầu trời đặc biệt ngạc nhiên với trận mưa sao băng Anh Tiên năm nay. Mặc dù đây là một trận mưa sao băng diễn ra hàng năm, nhưng mưa sao băng Anh Tiên 2016 sẽ có một sự "bùng phát dữ dội". Điều đó có nghĩa là gì? Thay vì tần suất thường thấy là khoảng 80 sao băng mỗi giờ, thì năm nay chúng ta có thể nhìn thấy 150 đến 200 sao băng mỗi giờ, Bill Cooke, chuyên gia về sao băng của NASA cho hay.
"Chúng ta sắp được chiêm ngưỡng mưa sao băng Anh Tiên, trận mưa sao băng được cho là phổ biến nhất. Nhưng năm nay, đó sẽ là một trận mưa sao băng chúng tôi gọi là một sự bùng phát khi mà tần suất của nó sẽ tăng gấp đôi, bởi vì chúng ta đang đi vào khu vực chứa vật chất để lại của sao chổi Swift-Tuttle với mật độ cao", theo lời của chuyên gia Bill Cooke.
Mưa sao băng Anh Tiên diễn ra khi Trái Đất di chuyển xuyên qua dải bụi và tàn dư để lại của sao chổi Swift-Tuttle khi sao chổi này di chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt Trời; các mảnh vụn tàn dư này rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy, tạo ra những vệt nóng màu trắng mà chúng ta thấy trên bầu trời. Hầu hết các mảnh vụn này, di chuyển với vận tốc lên đến 59 km/s, đều có kích thước khoảng bằng một hạt cát, theo NASA.
Mưa sao băng Anh Tiên 2016 sẽ có tâm điểm từ chòm sao Anh Tiên (Perseus) như trong bản đồ sao này. Cực điểm của mưa sao băng Anh Tiên rơi vào ngày 12/8/2016. Credit: National Astronomical Observatory of Japan
Trái Đất đang đi qua vùng tàn dư có mật độ đặc biệt cao - là nguồn cơn của sự bùng phát - bởi ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Sao Mộc tác động lên dải tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle. Số lượng sao băng tăng lên khi Trái Đất thâm nhập vào trung tâm của các mảnh vụn này, và số lượng sao băng sẽ giảm dần khi Trái Đất đã đi qua nó (sau cực điểm).
Mặt Trăng sẽ tròn sau cực điểm 6 ngày, có thể sẽ làm lu mờ các vệt sao băng rực rỡ xuyên qua bầu trời. Do đó tốt nhất nên quan sát mưa sao băng sớm trước thời điểm trăng tròn, có thể quan sát trước thời gian cực điểm, để có thể nhìn thấy những ngôi sao băng sáng nhất hoặc thậm chí là cầu lửa, và hãy đi đến những khu vực tối nhất có thể. Tất cả các vệt sao băng sẽ xuất hiện với phần đuôi hướng về chòm sao Anh Tiên (Perseus) - điểm xuất phát của sao băng này được gọi là tâm điểm mưa sao băng - nhưng sao băng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Bạn không cần phải sử dụng một chiếc kính thiên văn để quan sát sao băng. Trên thực tế, bởi vì các kính thiên văn làm hẹp trường nhìn của bạn, cho nên cách đơn giản nhất là quan sát mưa sao băng bằng mắt thường, chỉ cần nhìn lên toàn bộ bầu trời. Bạn sẽ cần khoảng 30 phút để làm quen với bầu trời đêm, và nên dành khoảng vài giờ ở ngoài trời để quan sát. Mưa sao băng Anh Tiên sẽ xuất hiện rõ nét ở bán cầu bắc sau 10 giờ đêm (giờ địa phương), và tần suất sao băng sẽ tăng dần cho đến bình minh.
Nguồn : vatlythienvan.com
Những người quan sát bầu trời đặc biệt ngạc nhiên với trận mưa sao băng Anh Tiên năm nay. Mặc dù đây là một trận mưa sao băng diễn ra hàng năm, nhưng mưa sao băng Anh Tiên 2016 sẽ có một sự "bùng phát dữ dội". Điều đó có nghĩa là gì? Thay vì tần suất thường thấy là khoảng 80 sao băng mỗi giờ, thì năm nay chúng ta có thể nhìn thấy 150 đến 200 sao băng mỗi giờ, Bill Cooke, chuyên gia về sao băng của NASA cho hay.
"Chúng ta sắp được chiêm ngưỡng mưa sao băng Anh Tiên, trận mưa sao băng được cho là phổ biến nhất. Nhưng năm nay, đó sẽ là một trận mưa sao băng chúng tôi gọi là một sự bùng phát khi mà tần suất của nó sẽ tăng gấp đôi, bởi vì chúng ta đang đi vào khu vực chứa vật chất để lại của sao chổi Swift-Tuttle với mật độ cao", theo lời của chuyên gia Bill Cooke.
Mưa sao băng Anh Tiên diễn ra khi Trái Đất di chuyển xuyên qua dải bụi và tàn dư để lại của sao chổi Swift-Tuttle khi sao chổi này di chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt Trời; các mảnh vụn tàn dư này rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy, tạo ra những vệt nóng màu trắng mà chúng ta thấy trên bầu trời. Hầu hết các mảnh vụn này, di chuyển với vận tốc lên đến 59 km/s, đều có kích thước khoảng bằng một hạt cát, theo NASA.
Mưa sao băng Anh Tiên 2016 sẽ có tâm điểm từ chòm sao Anh Tiên (Perseus) như trong bản đồ sao này. Cực điểm của mưa sao băng Anh Tiên rơi vào ngày 12/8/2016. Credit: National Astronomical Observatory of Japan
Trái Đất đang đi qua vùng tàn dư có mật độ đặc biệt cao - là nguồn cơn của sự bùng phát - bởi ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Sao Mộc tác động lên dải tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle. Số lượng sao băng tăng lên khi Trái Đất thâm nhập vào trung tâm của các mảnh vụn này, và số lượng sao băng sẽ giảm dần khi Trái Đất đã đi qua nó (sau cực điểm).
Mặt Trăng sẽ tròn sau cực điểm 6 ngày, có thể sẽ làm lu mờ các vệt sao băng rực rỡ xuyên qua bầu trời. Do đó tốt nhất nên quan sát mưa sao băng sớm trước thời điểm trăng tròn, có thể quan sát trước thời gian cực điểm, để có thể nhìn thấy những ngôi sao băng sáng nhất hoặc thậm chí là cầu lửa, và hãy đi đến những khu vực tối nhất có thể. Tất cả các vệt sao băng sẽ xuất hiện với phần đuôi hướng về chòm sao Anh Tiên (Perseus) - điểm xuất phát của sao băng này được gọi là tâm điểm mưa sao băng - nhưng sao băng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Bạn không cần phải sử dụng một chiếc kính thiên văn để quan sát sao băng. Trên thực tế, bởi vì các kính thiên văn làm hẹp trường nhìn của bạn, cho nên cách đơn giản nhất là quan sát mưa sao băng bằng mắt thường, chỉ cần nhìn lên toàn bộ bầu trời. Bạn sẽ cần khoảng 30 phút để làm quen với bầu trời đêm, và nên dành khoảng vài giờ ở ngoài trời để quan sát. Mưa sao băng Anh Tiên sẽ xuất hiện rõ nét ở bán cầu bắc sau 10 giờ đêm (giờ địa phương), và tần suất sao băng sẽ tăng dần cho đến bình minh.
Nguồn : vatlythienvan.com