Địa Mưa đá

minhtam8a2@gmail.com

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2016
521
1
2,580
326
16
Bình Định
THCS Ghềnh Ráng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào mọi người, vừa qua chắc hẳn những bạn nào ở Thành phố Hồ Chí Minh thì vào ngày 22/8 vừa qua cũng đã được chứng kiến một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm đó chính là mưa đá. Có thể mưa đá ở thành phố Hồ Chí Minh, một nơi với thời tiết nóng bức như thế là một hiện tượng hết sức hiếm gặp!
*Khái niệm, mô tả:
-Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng các hạt hoặc cục băng có hình dạng và kích thước khác nhau do đối lưu cục mạnh của các đám mây động gây ra.
(Đối lưu là chuyển động lên cao thẳng đứng của không khí trong khí quyển dưới tác dụng của nhiệt lực hoặc động lực. Đối lưu khí quyển có thể sản sinh sự trao đổi lẫn nhau của nhiệt lượng, động lượng và hơi nước ở giữa tầng thấp và tầng cao của khí quyển, một mặt khác việc ngưng tụ hơi nước do đối lưu gây ra có khả năng sản sinh mưa.)
-Kích thước của các hạt đá có thể dao động từ 5mm đến hàng chục cm, có dạng hình cầu không cân đối.
-Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh, với thời gian chỉ trong vòng 5-10 phút, lâu nhất thì cũng chỉ tới tầm 20-30 phút.
upload_2021-8-23_17-26-40.png
*Sự hình thành mưa đá:
Trong những đám mây lớn nhất(mây tích mưa), phần không khí thuộc phía trên đám mây có nhiệt độ lạnh hơn và hơi nước ở đây đông thành những hạt băng nhỏ. Vì có khối lượng nặng hơn hơi nước, những hạt băng băng chuyển động xuống dưới, nhường đường cho những hạt nước nhỏ chuyển động lên trên. Và quá trình sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi các hạt băng đủ lớn và rơi xuống đất và tạo thành mưa đá
upload_2021-8-23_17-33-29.png
*Điều kiện có thể xảy ra mưa đá
Nhưng để đám mây tạo được mưa đá thì đám mây tích mưa phải thỏa mãn nhiệt độ phần đỉnh ở mức -20 độ C và phần lớn của đám mây phải ở nhiệt độ thấp hơn 0 độ C(nhiệt độ nước đóng băng). Kết hợp cùng dông bão tạo thành những cơn mưa đá lớn.
*Phân bố:
Mưa đá có thể xảy ra ở những vùng như vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi vì đây là nơi thường chịu tác động của các yếu tố thời tiết về nhiệt độ rõ nhất, nhưng đôi khi cũng xảy ra ở đồng bằng như sự kiện vừa diễn ra ngày hôm qua.
Ở Việt Nam, mưa đá thường xảy ra ở các vùng núi phía, các nơi có địa hình cao ở miền Bắc vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 5.

Giải thích cho hiện tượng mưa đá hiếm gặp ở Tp. Hồ Chí Minh vừa qua:
Mưa đá còn có thể xảy ra vào mùa hè vì mây đối lưu phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, điều này khiến không khí có sự bất ổn định lớn, dòng không khí chuyển động đi lên đưa khối mây nóng ẩm lên rất cao, nhiệt độ giảm thỏa mãn những điều kiện đã nói trên,hơi nước bị ngưng kết, đóng băng (cơ chế như nước đá) tạo thành hạt đá rơi xuống.
Và có thể nói những viên đá ngày hôm qua đã rơi xuống địa bàn thành phố đã đem lại cho người dân một nguồn nước đá mát lạnh miễn phí khổng lồ để giải nhiệt cho màu hè cùng với sự nóng bỏng của đại dịch:Dupload_2021-8-23_19-55-43.png


Nói đùa là vậy nhưng đây là thật sự là một hiện tượng thời tiết cực đoan rất nguy hiểm bởi nó thường bao gồm cả dông bão như đã nói trên và gió lớn. Các hạt đá có thể gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, gây chấn thương cho người đi đường cũng như phá hoại mùa màng, gây độc hại ô nhiễm cho nguồn nước, nguồn đất vì đôi khi đá bao gồm axit,...

*Biện pháp đề phòng: Có vô vàn những biện pháp đề phòng nhưng quan trọng nhất cần phải làm theo chỉ dẫn của chính quyền và thường xuyên sát sao theo dõi bản tin thời tiết.
Cảm ơn các bạn đã đọc!!!
________________________________________________________________________

Nguồn lệ hình ảnh:Internet
 
Top Bottom