Một thời đại trong thi ca

Nguyễn Thiện Tai

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng tư 2017
1
1
6
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- dưới đây là 1 tóm tắt về bài một thời đại trong thơ ca của Hoài Thanh một nhà phê bình văn học
- các bạn tham khảo nhé và cho tớ ý kiến nhé ^^ !!!!!

- MỘI THỜI ĐẠI TRONG THI CA
- Các ý chính trong văn bản
1.con đường tìm vào trong tinh thần thơ mới ( từ bây giờ đến nhìn vào đại thể )
2.tinh thân thơ Việt Nam giữa cái tôi và cái ta
+ khái niệm chữ tôi và ta trong thơ mới
+ sự khác nhau giữa tôi và ta trong thơ mới
+ sự xuất hiện của cái tôi trong thơ mới Việt Nam nói riêng và thơ Việt Nam nói chung
3. Sự phát triển của cái tôi trong thơ mới nói riêng và thơ Việt Nam nói chung
+ sự đáng thương của cái tôi trong văn học Việt Nam buổi đầu
+ cái tôi từng bước trưởng thành trong thơ mơi Việt Nam
+ sự thiếu chính chắn của cái tôi
4. giải pháp giải tỏa bi kịnh cái tôi trong thơ mới Việt Nam.



Thích
Thích
Yêu thích
Haha
Wow
Buồn
Phẫn nộ

Bình luận
Chia sẻ
 
Last edited:
  • Like
Reactions: mylifehp

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
- dưới đây là 1 tóm tắt về bài một thời đại trong thơ ca của Hoài Thanh một nhà phê bình văn học
- các bạn tham khảo nhé và cho tớ ý kiến nhé ^^ !!!!!

- MỘI THỜI ĐẠI TRONG THI CA
- Các ý chính trong văn bản
1.con đường tìm vào trong tinh thần thơ mới ( từ bây giờ đến nhìn vào đại thể )
2.tinh thân thơ Việt Nam giữa cái tôi và cái ta
+ khái niệm chữ tôi và ta trong thơ mới
+ sự khác nhau giữa tôi và ta trong thơ mới
+ sự xuất hiện của cái tôi trong thơ mới Việt Nam nói riêng và thơ Việt Nam nói chung
3. Sự phát triển của cái tôi trong thơ mới nói riêng và thơ Việt Nam nói chung
+ sự đáng thương của cái tôi trong văn học Việt Nam buổi đầu
+ cái tôi từng bước trưởng thành trong thơ mơi Việt Nam
+ sự thiếu chính chắn của cái tôi
4. giải pháp giải tỏa bi kịnh cái tôi trong thơ mới Việt Nam.



Thích
Thích
Yêu thích
Haha
Wow
Buồn
Phẫn nộ

Bình luận
Chia sẻ
Ý kiến của bạn khá ổn nhưng mình bổ sung và đính chính cho nhé ^^
Bài "Một thời đại trong thơ ca" của Hoài Thanh đc phân làm 3 phần chính:
1. Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới
– Khi nói về cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới, tác giả đã viết: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy”. Như vậy, theo tác giả sự xáo trộn làm cho việc lựa chọn bài để so sánh, đề hiểu được tinh thần thơ mới là không phải dễ.
– Tác giả đã đặt thơ mới vào trong dòng chảy của thơ ca dân tộc để thấy hết sự khó khăn để hiểu tinh thần thơ mới: “Trời đất không phải dựng lên cùng một lần với chúng ta, hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. Cái cũ, cái mới không thể phân biệt được một cách rạch ròi nên việc hiểu đầy đủ, rạch ròi về thơ mới tất yếu phải gặp khó khăn.
– Tác giả đã chỉ ra cách nhận diện thơ mới và thơ cũ: Tác giả khẳng định phải so sánh những bài thơ hay với những bài thơ hay, so sánh đối chiếu giữa thời đại với thời đại một cách khái quát.
2. Điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới
– Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi”: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi - “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình, còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. “Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông hoặc họ không tự xưng hoặc họ ẩn mình sau chữ ta”.
– Trong thơ mới đã xuất hiện chữ tôi với nghĩa tuyệt đối của nó. “Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Tác giả cho rằng khi cái tôi xuất hiện thì “người ta lại còn thấy nó đáng thương, mà thật tội nghiệp nó quá”. Tác giả thấy nó tội nghiệp bởi vì khi cái tôi xuất hiện nó lạ lẫm với mọi người vì từ trước người ta chỉ nói đến cái ta, hơn nữa cái tôi lại sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đắm chìm trong bóng đêm của sự xâm lăng, chính vì thế mà nó trở nên tội nghiệp.
– Tác giả khẳng định “Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”. Cái tôi bây giờ mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. “Đời chứng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát, lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, ta đắm say cùng Xuân Diệu..”.
=> Tác giả đã chỉ ra nội dung và tinh thần thơ mới. Tác giả phát hiện ra cốt lõi của thơ mới là chữ tôi và đánh giá cái tôi một cách sâu sắc, hài hoà. “Tất cả cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Các nhà thơ mới đã mất niềm tin.
3. Cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới
– Các nhà thơ mới tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng Việt. “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt: Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”.
– “Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chí biến thiên chứ không sao tiêu diệt”.
– “Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.
 
Top Bottom