- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


1. Nguồn gốc của phong trào
- Sự lớn mạnh của các cuộc phát kiến địa lý do Drake, Colomb, Magellan, Polo đã mở rộng chân trời mới; lúc này Địa Trung Hải không còn là trung tâm văn hóa nữa
- Các khám phá mới về khoa học làm đảo lộn các học thuyết lỗi thời của nhà thờ: toán học, vật lý, Thuyết nhật tâm của Copernich và Galileo, thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton... đã phá vỡ học thuyết chứng minh con người là siêu hình thần bí, coi con người chỉ là một sinh vật bình thường.
- Quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công thành Constantinople năm 1453 làm nhiều học giả Hy Lạp chạy loạn sang Florence, Padua, Verona... nhiệt tình truyền bá văn học Hy Lạp. Những nhà nhân văn học người Italia đầu tiên tiếp nhận luồng văn hóa mới này là Petrarch và Boccaccio. Trong số đó, công quốc Florence là nơi có nền kinh tế, trung tâm văn hóa phát triển nhất châu Âu thời bấy giờ.
Các nhà văn hóa châu Âu với mong muốn khôi phục lại nền văn hóa phồn vinh trước Ki-tô xuất hiện, đã phát động phong trào văn hóa Phục hưng (Renaissance). Từ "Phục hưng" do nhà sử học Pháp là Jules Michelet đặt ra, với nghĩa: sự tái sinh của lòng si mê văn hóa Hi - La. Gốc ban đầu của chữ "renaissance" (Phục hưng) là chữ "Renescita" (tiếng Italia); về sau người Pháp mới phiên âm thành "Renaissance"
2. Nội dung chính của phong trào văn hóa Phục hưng
- Đả phá Giáo hội và phong kiến thối nát: Khi phát hiện bọn triết học kinh viện của giáo hội đang tàn phá văn hóa Hi - La, Da Vinci phẫn nộ gọi giáo hội là cửa hàng lừa bịp, bọn thầy tu và giáo sĩ là những kẻ giả nhân giả nghĩa; Erasme gọi thần học là vũng bùn hôi thối cần phải xa lánh.
- Chủ nghĩa nhân văn (đề cao giá trị con người): Từ "humanism" (nhân văn) có gốc từ chữ latinh "Literare Humaniores" nghĩa ban đầu là: lòng say mê văn học cổ đại Hi - La. Theo Volghin, "nhân văn" có nghĩa là những quan điểm đạo đức, chính trị do chính con người thực tế tạo ra. Đầu tiên, hai thi sĩ Petrarch và Boccaccio tuyên truyền về một tình yêu lý tưởng và dịch tác phẩm của Hi - La ra tiếng Latinh. Chủ nghĩa nhân văn đề cao những con người toàn diện, thành công về nhiều mặt như vị quân tử của Castiglione hay hình bóng tài hoa của Leonardo da Vinci. Theo đó, Boccaccio ca ngợi những thú vui trần gian, Da Vinci và Michelagelo tràn trề tình yêu người, Rabelais khuyên con người tận hưởng mọi nguồn vui cuộc sống và mọi tri thức khoa học. Shakespeare nói: "kỳ diệu thay là con người ! Con người cao quý làm sao về lý trí, về năng khiếu. Thật là vẻ đẹp của trần gian...". Trong tác phẩm Hamlet, Shakespeare dựng lên nhân vật Hamlet có lý tưởng đẹp, sức mạnh thời đại nhưng bị gục ngã bởi "ngục thất ghê tởm" và bị thủ tiêu. Chủ nghĩa nhân văn sinh ra hoài nghi, khi Galileo dù bị Giáo hội buộc phải bỏ nhưng ông vẫn nói: Eppur si Mouve (dù sao thì Trái Đất vẫn quay), Montaigne khuyên nên đặt câu hỏi trước các lý thuyết của triết học kinh viện đề ra.
- Đề cao khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật biện chứng: Copernicus (Ba Lan) với Thuyết nhật tâm (trước đó thuyết này được nghiên cứu đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại vào thế kỷ VII TCN) và về triết học, ông quan niệm vũ trụ là vật chất vô tận (phát triển quan điểm duy vật biện chứng) hoạt động theo quy luật của nó. Galileo người Ý lần đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát bầu trời, phát hiện định luật rơi thẳng đứng của vật và giải thích được cấu tạo của sao chổi. Về thiên văn học, Tycho Brahe và J. Kepler phát hiện và tìm ra các định luật chuyển động của các hành tinh. Francis Bacon (Anh) đề cao chủ nghĩa duy vật, đả phá chủ nghĩa kinh viện.
Trong khi đó thì một số người quá đề cao vai trò của đồng tiền khi xã hội tư bản chủ nghĩa đang hình thành. Trong vở kịch Romeo và Juliette, Shakespeare mô tả Romeo mua thuốc độc khi tình yêu bị cản trở. Anh ta nói với người bán hàng: "Này vàng của ta cầm lấy đi. Trên thế gian này còn mấy chất độc mà anh không dám bán, nó giết hại bao tâm hồn của con người". Với tác phẩm Timon ở Athens, Shakespeare viết thế lực lớn lao có thể đảo lộn mọi thứ của đồng tiền: "vàng, vàng kim, vàng óng ánh !!! chỉ bấy nhiêu đã đổi trắng thay đen, biến xấu thành đẹp, biến bất công thành công bằng"
Nguồn trích lược để viết: text.123doc.org; tailieu.vn
- Sự lớn mạnh của các cuộc phát kiến địa lý do Drake, Colomb, Magellan, Polo đã mở rộng chân trời mới; lúc này Địa Trung Hải không còn là trung tâm văn hóa nữa
- Các khám phá mới về khoa học làm đảo lộn các học thuyết lỗi thời của nhà thờ: toán học, vật lý, Thuyết nhật tâm của Copernich và Galileo, thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton... đã phá vỡ học thuyết chứng minh con người là siêu hình thần bí, coi con người chỉ là một sinh vật bình thường.
- Quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công thành Constantinople năm 1453 làm nhiều học giả Hy Lạp chạy loạn sang Florence, Padua, Verona... nhiệt tình truyền bá văn học Hy Lạp. Những nhà nhân văn học người Italia đầu tiên tiếp nhận luồng văn hóa mới này là Petrarch và Boccaccio. Trong số đó, công quốc Florence là nơi có nền kinh tế, trung tâm văn hóa phát triển nhất châu Âu thời bấy giờ.
Các nhà văn hóa châu Âu với mong muốn khôi phục lại nền văn hóa phồn vinh trước Ki-tô xuất hiện, đã phát động phong trào văn hóa Phục hưng (Renaissance). Từ "Phục hưng" do nhà sử học Pháp là Jules Michelet đặt ra, với nghĩa: sự tái sinh của lòng si mê văn hóa Hi - La. Gốc ban đầu của chữ "renaissance" (Phục hưng) là chữ "Renescita" (tiếng Italia); về sau người Pháp mới phiên âm thành "Renaissance"
2. Nội dung chính của phong trào văn hóa Phục hưng
- Đả phá Giáo hội và phong kiến thối nát: Khi phát hiện bọn triết học kinh viện của giáo hội đang tàn phá văn hóa Hi - La, Da Vinci phẫn nộ gọi giáo hội là cửa hàng lừa bịp, bọn thầy tu và giáo sĩ là những kẻ giả nhân giả nghĩa; Erasme gọi thần học là vũng bùn hôi thối cần phải xa lánh.
- Chủ nghĩa nhân văn (đề cao giá trị con người): Từ "humanism" (nhân văn) có gốc từ chữ latinh "Literare Humaniores" nghĩa ban đầu là: lòng say mê văn học cổ đại Hi - La. Theo Volghin, "nhân văn" có nghĩa là những quan điểm đạo đức, chính trị do chính con người thực tế tạo ra. Đầu tiên, hai thi sĩ Petrarch và Boccaccio tuyên truyền về một tình yêu lý tưởng và dịch tác phẩm của Hi - La ra tiếng Latinh. Chủ nghĩa nhân văn đề cao những con người toàn diện, thành công về nhiều mặt như vị quân tử của Castiglione hay hình bóng tài hoa của Leonardo da Vinci. Theo đó, Boccaccio ca ngợi những thú vui trần gian, Da Vinci và Michelagelo tràn trề tình yêu người, Rabelais khuyên con người tận hưởng mọi nguồn vui cuộc sống và mọi tri thức khoa học. Shakespeare nói: "kỳ diệu thay là con người ! Con người cao quý làm sao về lý trí, về năng khiếu. Thật là vẻ đẹp của trần gian...". Trong tác phẩm Hamlet, Shakespeare dựng lên nhân vật Hamlet có lý tưởng đẹp, sức mạnh thời đại nhưng bị gục ngã bởi "ngục thất ghê tởm" và bị thủ tiêu. Chủ nghĩa nhân văn sinh ra hoài nghi, khi Galileo dù bị Giáo hội buộc phải bỏ nhưng ông vẫn nói: Eppur si Mouve (dù sao thì Trái Đất vẫn quay), Montaigne khuyên nên đặt câu hỏi trước các lý thuyết của triết học kinh viện đề ra.
- Đề cao khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật biện chứng: Copernicus (Ba Lan) với Thuyết nhật tâm (trước đó thuyết này được nghiên cứu đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại vào thế kỷ VII TCN) và về triết học, ông quan niệm vũ trụ là vật chất vô tận (phát triển quan điểm duy vật biện chứng) hoạt động theo quy luật của nó. Galileo người Ý lần đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát bầu trời, phát hiện định luật rơi thẳng đứng của vật và giải thích được cấu tạo của sao chổi. Về thiên văn học, Tycho Brahe và J. Kepler phát hiện và tìm ra các định luật chuyển động của các hành tinh. Francis Bacon (Anh) đề cao chủ nghĩa duy vật, đả phá chủ nghĩa kinh viện.
Trong khi đó thì một số người quá đề cao vai trò của đồng tiền khi xã hội tư bản chủ nghĩa đang hình thành. Trong vở kịch Romeo và Juliette, Shakespeare mô tả Romeo mua thuốc độc khi tình yêu bị cản trở. Anh ta nói với người bán hàng: "Này vàng của ta cầm lấy đi. Trên thế gian này còn mấy chất độc mà anh không dám bán, nó giết hại bao tâm hồn của con người". Với tác phẩm Timon ở Athens, Shakespeare viết thế lực lớn lao có thể đảo lộn mọi thứ của đồng tiền: "vàng, vàng kim, vàng óng ánh !!! chỉ bấy nhiêu đã đổi trắng thay đen, biến xấu thành đẹp, biến bất công thành công bằng"
Nguồn trích lược để viết: text.123doc.org; tailieu.vn