Sử Một số vấn đề về Phật giáo

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tác giả: Thái Minh Quân

Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, vào thế kỷ VI TCN. Cụm từ "Đức" trong Đức Phật là danh từ, chỉ cái chính, chánh đạo
Mục tiêu của Phật giáo: giải phóng con người để đạt được "Niết Bàn" (Nirvana). Niết Bàn là trạng thái tinh thần do con người rèn luyện để đạt được; đó là trạng thái an lạc, thanh tịnh, không còn phân biệt sự khổ và không chịu ảnh hưởng hay sự tác động nào từ ngoại cảnh. Khi đi chùa, "Niết Bàn" cũng có thể hiểu là trạng thái sau khi chết nên cầu nguyện để siêu thoát, sống tu dưỡng để vượt bậc. Hơn nữa, trạng thái "niết bàn" chỉ trạng thái mà con người đạt được; để có trạng thái này thì con người có con đường gọi là "Tứ diệu đế" (bốn chân lý, bốn sự thật):
+ Khổ đế: chân lý về nỗi khổ (đời là bể khổ)
- Có tám cái khổ (bát khổ): sinh khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, ái biệt lý khổ, sơ cầu bát khổ, oán tăng hội khổ và thù ngũ uẩn khổ. Ngũ uẩn gồm: sắc - thụ - tưởng - hành - thức
- Nhị khổ: gồm thân và tâm. Thân là sắc (tứ đại: đất, nước, gió, lửa); Tâm (gắn với danh) là thụ (cảm nhận), tưởng (suy nghĩ), hành (hành động) và thức.
Để hình thành một con người hoàn chỉnh, Phật đề ra thuyết Nhân duyên (mọi sự việc đều có nhân, quả). Cái đầu tiên là "duyên khởi" (điều kiện bắt đầu) nên hoạt động cầu siêu chỉ là trợ duyên, tu hành mới là duyên khởi. Cuộc đời con người là vòng tuần hoàn (luân hồi). Việc thuyết Nhân duyên ra đời giúp loại bỏ tính thần thánh, tạo nhân và gieo duyên thì ra quả ngọt.
Con người nào cũng có ngũ uẩn. Ngũ uẩn sinh ra duyên khởi. Duyên hợp (thu nhận lại) => con người => duyên tan
Quy luật: con người: sinh - lão - bệnh - tử; sinh vật: sinh - trụ - dị - diệt; sinh vật khác: thành - trụ - hoại - không.
Theo Phật giáo, bản chất của thế giới là vô thường (vô: không, thường: cố định) và mọi sự vật luôn biến đổi. Phật giáo cho rằng thế giới tự nó tồn tại, không do thần thánh tạo ra (thế giới và thủy vô chung)
+ Tập đế: triết lý nói về nguyên nhân của nỗi khổ, điều kiện sinh ra khổ; được giải thích ở học thuyết "Thập nhị nhân duyên". Nguyên nhân bao trùm: vô minh (không sản xuất). Phật giáo nói về nhận thức của con người về nỗi khổ, đề cao trí tuệ và kêu gọi con người học tập. Năm cánh ở búp sen thể hiện năm cái: từ bi, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ; trong đó "từ bi" là đứng đầu, chỉ sự yêu thương, chia sẻ rải đều cho chúng sinh (Kinh Tam tự). Phía dưới búp sen có ba cái tượng trưng cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một thí nghiệm với nhà sư Nhật cho thấy rõ điều này; từ "từ bi" sinh ra nhẫn nhục, tinh tiến (hành động) và thiền định (tập trung cao độ); "thiền" chính là trí tuệ. Thuyết quan trọng nhất của Phật giáo: "Yết đế, yết đế ba la yết đế" (vượt qua, vượt qua, vượt quả nỗi khổ đau)
+ Diệt đế: chân lý nói về sự diệt khổ. Theo Phật giáo, con người cần chấm dứt nỗi khổ bằng cách chấm dứt các nguyên nhân, điều kiện sinh ra khổ. Con đường là có thực, có khả năng và được chính mỗi con người quyết định. Đi chùa cần làm hai việc: vãn cảnh, nghe thuyết pháp
Tiến trình của Phật giáo có ba thời kỳ: Chính pháp (thời Phật còn tại thế), Tượng pháp (sau khi Phật hóa, hình thành (có sưu tập) Quán Thế âm, Phổ Hiền bồ tát), Mạt pháp (lạy xin => mê tín, do hiểu biết sai)
Diệt đế là chấm dứt vô minh (khổ do dốt, mê muội và sai lầm, ham muốn dục vọng của con người). Diệt đế có tam độc (si (dốt), tham và sân (nóng nảy)), ngũ dục và thất tình
+ Đạo đế: chân lý về con đường tu tập, rèn luyện để giải thoát ra khỏi khổ đau. Có tám con đường để giải thoát khỏi khổ đau:
- Chính kiến: hiểu biết về tứ diệu đế
- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn
- Chính ngữ: nói đúng đắn
- Chính nghiệp: suy nghĩ, lời nói và hành động đều phải đúng đắn. "Nghiệp" nghĩa là đeo đuổi, suy nghĩ thiện - ác; có ba cái là ý nghiệp (suy nghĩ), khẩu nghiệp và thân nghiệp (hành động tạo nghiệp)
- Chính mệnh: đời sống trong sạch, lành mạnh.
- Chính tinh tiến: luôn nỗ lực và cải thiện để tăng trưởng, ngăn chặn cái xấu, cái ác có mầm mống thì phải chấm dứt
- Chính định: tập trung tâm trí vào con đường giải thoát
- Chính niệm: tâm niệm về bát chính đạo
Phật giáo nói về chữ "Tâm". Theo kinh Lăng nghiêm, "Tâm" là phạm trù chỉ cơ sở hình thành tư tưởng, tình cảm và đạo đức con người. Con người vẫn khổ do nguyên nhân chủ quan và khách quan (cái "tâm). Muốn rèn luyện "tâm" thì phải:
+ Quan sát (có trí tuệ). Con người có trí lực và thể lực, trong thể lực lại có tính chất, khí chất; chú tâm là "dốc hết tâm trí (đỉnh cao trí tuệ)" và thận trọng.
- Bình tĩnh (câu chuyện Phan Văn Trường bào chữa thành công bị cáo bị xét xử vì lý do người này ngoại tình)
"Tâm" là một loại kỹ thuật nên hoạt động "thiền" là soi sáng lại bản thân mình (trở về chính minh một cách trọn vẹn - an tâm, thư thái)
Bài học: đạo đức là gốc con người.
 
Top Bottom