Sử Một số vấn đề về chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Mâu thuẫn giữa các khối đế quốc Anh - Đức, Nga - Đức, Pháp - Đức và Nga - Áo Hung dẫn tới Thế chiến bùng nổ. Như đã biết, do kết quả của cách mạng công nghiệp 2.0 cuối thế kỷ XIX và quá trình xâm chiếm thuộc địa, đến năm 1900 hầu như toàn bộ thế giới đều được phân chia đều cho các đế quốc Anh, Pháp, Nga, Đức và Italia. Một vài nước đế quốc nhỏ bé là Hà Lan và Bỉ cũng tham gia vào việc phân chia thế giới, Đức được phần thuộc địa nhỏ hơn Anh và Pháp vì nước Đức hình thành một nước lớn thống nhất quá muộn.
Những năm 90 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp của Đức phát triển vượt qua cả Anh nên Đức muốn chia lại thế giới. Anh là nước có nhiều thuộc địa nhất, ngoại thương và xuất khẩu tư bản là mạnh nhất. Đức muốn chia lại thế giới thì trước tiên là phải "phá" được đế quốc Anh cái đã. Khi mâu thuẫn Đức - Anh bùng nổ mạnh mẽ, đế quốc Đức nỗ lực hết minh để qua mặt Anh: Tư bản Đức đánh bại những kẻ cạnh tranh Anh ra khỏi thị trường nước ngoài, hàng hóa của Đức cạnh tranh rất có hiệu quả với hàng hóa của Anh ở ngay cả chính quốc Anh và thuộc địa của Anh luôn. Năm 1898, Đức xây dựng thành công hải quân lớn mạnh, đe dọa trực tiếp đến Anh quốc.
Đầu thế kỷ XX, các đế quốc bắt đầu chiến tranh để tranh cướp thuộc địa. Đế quốc Mỹ nổi lên đã xâm chiếm quần đảo Hawaii để lập căn cứ hải quân ở đây. Năm 1898, Mỹ lại đánh tan được quân Tây Ban Nha, chiếm thành công Cuba, Puerto Rico và cả quần đảo Philippines để đế quốc này dùng làm bàn đạp xâm nhập vào Viễn đông. Năm 1899, Mỹ thực hiện chủ nghĩa "mở cửa" để xâm nhập và làm bá chủ Trung Quốc.
Cũng năm 1899 đến 1901, diễn ra liên tiếp hai sự kiện: phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc và chiến tranh Anh - Boer. Ở Nam Phi, quân Anh tấn công và đánh bại người Boer (hậu duệ của người Hà Lan cư trú ở Nam Phi) từ 1899 đến 1901. Ở châu Á, Sau khi cắt xé Trung Quốc thành nhiều mảnh, bọn đế quốc ra tay cướp bóc thật nhiều tài nguyên của nước này (tức Trung Quốc). Lenin viết: "các chính phủ châu Âu đã hăng hái biết bao trong việc cướp bóc - "thuê", hăng hái đến mức không phải vô cớ mà người ta nói tới việc phân chia Trung Quốc... Nhưng các chính phủ đó không công khai hành động mà lại lén lút như những tên trộm cắp. Chúng bóc lột Trung Quốc như bóc lột một xác chết" (dẫn theo Lenin toàn tập (tiếng Nga, tập 4, tr. 348 - 349). Thế là phong trào Nghĩa hòa đoàn (nghĩa là "nắm tay phục vụ hòa bình và chính nghĩa") tiến đánh quân đội phương Tây bùng nổ. Năm 1900, các nước Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Italia và Nga hợp lực đưa quân vào đàn áp thành công, buộc vua Thanh ký Điều ước 1901 bồi thường cho đế quốc 325 triệu dollar.

Sau khi dẹp tan Nghĩa hòa đoàn, Nga tìm cách vận động cho các cường quốc rút khỏi Bắc Kinh và để quân ở Mãn Châu, nhằm tăng cường ảnh hưởng ở nước Trung Hoa rộng lớn này. Bọn Nhật, Anh và nhất là Mỹ rất bực tức trước thái độ của Nga; Mỹ cho rằng Nga chính là vật cản lớn nhất cho những mưu toan của đế quốc Mỹ ở Trung Quốc. Trái lại, Đức thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt: Đức xúi bẩy Nga xâm lược Viễn đông và yêu cầu Nhật trung lập nếu có chiến tranh xảy ra - Chính phủ Wilhelm II (Đức) hi vọng với kế hoạch này sẽ trói buộc Nga ở mặt trận Viễn đông để Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Bị Đức xúi giục, Nhật ký kết liên minh với Anh, đồng thời âm mưu gây chiến với Nga nhằm chiếm cả Viễn đông của Nga và đảo Sakhalin, Triều Tiên - hành động của Nhật được Mỹ và Anh ủng hộ.
Năm 1904, không một lời tuyên chiến, Nhật nhanh chóng gây chiến và đánh bại hoàn toàn quân Nga. Về phía Nga có lực lượng rất mạnh, nhưng không chuẩn bị chu đáo; Nhật bí mật chuẩn bị từ lâu và được Anh, Mỹ viện trợ nhiều về tài chính và vũ khí. Thất bại của chiến tranh Nga - Nhật khiến nhiều người Nga tỉnh ngộ và họ hiểu, chính chế độ Sa hoàng đã đưa nước Nga đến chỗ thất bại; đã phơi trần sự hủ bại của chính quyền Sa hoàng Nga. Sự kiện pháo đài Lữ Thuận bị một viên tướng Nga là Stoerxen dâng cho Nhật năm 1905 đã "là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của chế độ Nga hoàng" (trích của Lenin). Run sợ trước cách mạng sắp nổ ra ở Nga, Sa hoàng Nga là Nikolai II vội vàng kết thúc chiến tranh. Lý do của việc kết thúc này là: Nga hoàng sau khi đánh bại cách mạng chắc chắn sẽ đánh Nhật một lần nữa (Nhật sau chiến tranh bị kiệt quệ hẳn lực lượng rồi); tư sản quốc tế lo ngại nếu cách mạng Nga thắng lợi sẽ có hậu quả xấu với thế giới. Nhưng Anh và Mỹ dù đã hạ được Nga, nhưng lo ngại Nhật trở nên quá mạnh ở Viễn đông, nên về sau hai nước này hạn chế viện trợ tài chính cho Nhật. Còn Mỹ nhận ra Nhật đang trở thành địch thủ của mình trong cuộc đấu tranh giành quyền ảnh hưởng ở Viễn đông trong tương lai, nên Tổng thống Mỹ là Theodore Roosevelt đứng ra đề nghị kết thúc chiến tranh. Nga hoảng sợ trước cách mạng, Nhật kiệt quệ rồi nên hai nước đã phải chấp nhận đề nghị của Mỹ. Hiệp định Postmouth (1905) được ký kết với điều kiện là Triều Tiên thuộc Nhật. Năm 1910, Nhật buộc vua Triều Tiên cuối cùng từ ngôi, biến Triều Tiên thành thuộc địa của Nhật.
Đầu thế kỷ XX, Đức bắt đầu có mâu thuẫn với các đế quốc khác là Pháp và Nga. Pháp lo sợ quân Đức sẽ lấn chiếm thêm thuộc địa của nó, muốn lấy lại Alsace và Lorraine. Nga lo sợ vì quân Đức đang xâm nhập vào Trung Cận đông; Đức âm mưu biến Thổ Nhĩ Kỳ (của Nga) thành thuộc địa, dọa sẽ lấy mất vùng Kavkaz và bờ Hắc Hải của Nga. Để tạo liên minh chống Đức, Anh bèn ký hiệp ước với Pháp (1904): theo hiệp ước này, Pháp thừa nhận Anh sẽ giữ Ai Cập và Anh không can thiệp việc Pháp đánh chiếm Maroc. Hai nước thống nhất phân chia lại vùng ảnh hưởng ở Thái Lan, đồng thời đồng thuận nhường vùng bờ biển của Maroc (eo Gilbrantar) cho Tây Ban Nha.
Sau khi hiệp ước 1904 vừa ký kết, Đức tuyên bố không thừa nhận hiệp ước 1904 và dọa gây chiến với Pháp nhằm độc chiếm Maroc. Anh hứa giúp Pháp, nhưng Pháp không tin chắc vào liên minh này mà muốn nhờ Nga giúp đỡ. Bị Nga bỏ rơi, Pháp nhượng bộ và Ngoại trưởng Pháp là Delcassé phải từ chức. Đầu năm 1906, hội nghị Algeciras được triêu tập và ra hiệp ước, tuyên bố Maroc là một "nước tự do" trong ảnh hưởng của Pháp. Để củng cố chỗ đứng ở Maroc, Pháp lôi kéo Italia vào bằng cách cho phép nước này tự do hành động ở Cyrenaica và Tripoli; đáp lại thì Italia ủng hộ Pháp.

Năm 1907, cách mạng Nga làm cho vị trí quốc tế của đế quốc Nga suy yếu, bị phụ thuộc về mặt tài chính với Anh và Pháp vì Sa hoàng Nga cần tiền để đàn áp quân cách mạng Nga, xây dựng hạm đội mới và trang bị lại các xưởng đúc vũ khí. Trước tình hình đó, Anh thấy cần phải hợp tác với Nga để chống lại Đức, đồng thời lợi dụng Nga đang suy yếu để buộc nước này phụ thuộc hơn nữa vào Anh quốc. Năm 1907, hiệp ước Anh - Nga được ký kết, trong đó Nga từ bỏ tham vọng với Afganistan, phân chia vùng ảnh hưởng ở nước Ba Tư (tức Iran ngày nay) và cam kết tôn trong độc lập của Tây Tạng. Như vậy với hiệp ước này, Anh và Nga (về sau có Pháp) chấm dứt các tranh chấp lâu đời để nhắm vào kẻ thù chính là Đức.
Do thắng lợi của cách mạng Nga 1905 - 1907, phong trào cách mạng lan nhanh ra khắp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đảng "Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ" phát động khởi nghĩa ở Macedoine. Được thương nhân, nông dân và tiêu tư sản ủng hộ, quân đội ngả theo quân khởi nghĩa, Đảng buộc vua Thổ là Abdul Hamid II phải chấp nhận tối hậu thư và phải nhượng bộ. Sau đó, những đảng viên của Đảng này nhanh chóng lập Meijid (Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ) để cải cách đôi chút, nhưng lại khắc nghiệt với các dân tộc không phải Slav. Năm 1909, Đảng này lật đổ Abdul Hamid II do nhà vua không chịu phục tùng hiến pháp, đưa Mehmed V lên ngôi. Vấn đề ruộng đất không được giải quyết.
Cuối năm 1905, cách mạng bùng nổ ở Iran. Thương nhân và tăng lữ (được các tầng lớp nhân dân ủng hộ) đóng hết các cửa hiệu, đòi đánh đổ shah Iran (Ba Tư) Mozaffar al-Din (1896 - 1907). Shah đem quân đàn áp, nhưng không có kết quả. Tháng 8/1906, vua Mozaffar phải triệu tập Nghị viện đầu tiên và ban hành Hiến pháp mới. Bọn đại địa chủ và tư sản được Shah nhượng cho nhiều quyền lợi bèn trở mặt phản bội nhân dân. Nhân dân Iran đấu tranh mạnh hơn, chống phong kiến và cả những ảnh hưởng của đế quốc tại Iran. Ở Nga, công nhân Iran làm ở đó đã tiếp xúc, học tập kinh nghiệm cách mạng Nga để truyền về tổ quốc. Về phần mình, Shah âm mưu đảo chính lật đổ Nghị viện, nhưng thất bại (mùa thu năm 1907); Shah tiếp tục liên kết với Anh - Nga, điều khiển bọn phản cách mạng đảo chính thành công lật đổ Nghị viện (1908). Sự kiện Teheran 1908 càng khích lệ quần chúng đấu tranh mạnh mẽ ở Astrakhan, Hamagan, Khorassan, Isfahan.... nổi bật là phong trào Phidai. Mùa thu 1909, quân cách mạng đánh thẳng vào kinh đô, lật đổ Shah Mohammad Ali và đưa con trai ông ta là Ahmad lên ngôi; đồng thời lập Nghị viện mới lần thứ hai. Thành phần trong Nghị viện lần hai này toàn là đại địa chủ và tư sản; cho nên năm 1910, quân chính phủ nhanh chóng đánh tan Phidai. Cách mạng Iran thoái trào.
Cách mạng Tân Hợi (1911 - 1912) ở Trung Quốc. Hoàn cảnh: sự cùng khổ của nông dân mất ruộng và quyền hành; sự áp bức các tầng lớp nhân dân; sự lộng quyền và tham nhũng của các quan lại nhà Thanh; triều đại ngoại tộc và tư bản nước ngoài nô dịch. Lãnh đạo cách mạng là Tôn Trung Sơn, một người trung thành với nền cộng hòa. Thành phần tham gia là tiểu tư sản thành thị, công nhân, nông dân và trí thức, một bộ phận quân đội nhà Thanh có cảm tình với cách mạng. Khi cách mạng bùng nổ, đại tư sản lập tức cấu kết với phong kiến để kìm hãm cách mạng; khiến những người dân chủ bị cô lập, bị tách khỏi các tầng lớp nhân dân. Khi những người cách mạng Trung Quốc lập ra nhà nước cộng hòa, do bị đại tư sản bán đứng nên chế độ phong kiến vẫn y nguyên; Viên Thế Khải trở thành Tổng thống của nước cộng hòa.
Ảnh hưởng của cách mạng 1905 - 1907 của Nga lan mạnh và khiến phong trào cách mạng ở Bosnia và Herzegovina phát triển mạnh. Hội nghị Berlin 1878 đặt Bosnia và Herzegovina dưới sự quản lý của Áo - Hung thay vì Thổ Nhĩ Kỳ như trước. Việc Áo - Hung ngang nhiên sát nhập Bosnia và Herzegovina vào lãnh thổ của nó đã khiến nhân dân Bosnia và Herzegovina căm phẫn. Serbia rất phẫn trước sự kiện này vì Áo - Hung đã cướp mất hai đồng minh quan trọng là Bosnia và Herzegovina; Nga ganh tị với Áo - Hung nên ngầm khuyến khích Serbia phản kháng. Đức thì rất đồng ý với sự kiện này, vì nó sẽ gián tiếp giúp Đức vươn tay dài sang thuộc địa Thổ Nhĩ Kỳ giàu có. Sợ nước Nga sẽ chiếm mất Bosnia và Herzegovina, Đức gây áp lực buộc Nga phải chấp nhận sự kiện này, coi đó là đòn trả thù ngọt ngào của Đức sau vụ thất lợi ở Algeciras năm 1906.

Mùa xuân 1911, không hài lòng với kết quả của Algeciras, Pháp lợi dụng việc các bộ lạc đang gây chiến chống vua Maroc là Abdelhafid (1896 - 1912) bèn đem quân đánh chiếm thủ đô Fez. Đức biết tin, bèn đưa chiến hạm Pangte đến đe dọa Pháp ở ngoài khơi Maroc; Anh lúc sau bèn đưa chiến hạm sang ủng hộ Pháp nhằm chặn Đức chiếm Maroc. Đức thấy hành động của mình không có kết quả, buộc phải ký hiệp ước 1911 thừa nhận Pháp bảo hộ Maroc; đổi lại Đức được một phần xứ Congo ở gần vùng Cameroon thuộc Đức
Cuối năm 1911, Italia gây chiến với Thổ Nhĩ Ký để chiếm mất Cyrenaica và Tripoli. Do chiến thắng của quân Italia, các nước Balkan họp lực với nhau nhằm chống lại Thổ, Đức và Áo - Hung dưới sự trợ giúp của Nga. Đầu tháng 10/1912, Montenegro bắt đầu chiến tranh với Thổ; các nước Balkan khác cũng hợp lực nhau giúp Montenegro đánh quân Thổ và giành thắng lợi trọn vẹn, làm chủ bờ biển Adriatic. Thắng lợi này khiến Áo - Hung và Italia căm tức, chúng đòi quân Serbia phải rút khỏi Adriatic và cấm Serbia mở đường ra biển để chúng làm bá chủ vùng biển này; trong khi đó Nga ủng hộ Serbia. Do sức ép của Đức và Nga chưa kịp chuẩn bị gì để bảo vệ đồng minh Serbia, chính phủ Serbia phải nhượng bộ. Năm 1913, hiệp định London giữa các đế quốc buộc Thổ phải nhường tuyến Enos-Midia cho các nước Balkan - Thổ suy yếu hẳn. Dù vậy, Serbia không từ bỏ ý định (bất chấp lời khuyên nên hòa hoãn của Nga) nhòm ngó Balkan, nên gây chiến với Bulgaria. Lợi dụng Serbia chưa kịp chuẩn bị gì, quân Bulgaria bất ngờ tấn công quân Serbia (tháng 6/1913); nhưng kết quả đã bị liên minh Balkan do Serbia đứng đầu (có Thổ tham gia) đánh bại hoàn toàn.

Sự lớn mạnh của Serbia (có Nga ủng hộ) làm phe Liên minh (do Áo - Hung và Đức đứng đầu) căm tức. Lúc đầu, phe chủ chiến ở Áo - Hung quyết định chiến tranh với Serbia. Nhưng lo sợ cuộc chiến tranh do mình phát động lại lan rộng ra thế giới nên chính phủ Áo - Hung đã ngầm thỏa thuận với đồng minh là Đức; vì Áo - Hung biết rằng nếu được Đức ủng hộ thì Áo - Hung sẽ đánh Serbia ngay không chút do dự, và chiến tranh có nổ ra hay không sẽ do chính phủ Đức quyết định. Ngay lập tức, đề nghị của Áo - Hung được chính phủ Wilhelm II của Đức chấp thuận; vì Đức nhận định: nếu gây ra chiến tranh sớm trong năm 1914 thì sẽ có lợi hơn, vì lúc này Anh và Pháp cũng đang chuẩn bị lực lượng và vũ khí mạnh (lợi dụng yếu tố bất ngờ). Đức cũng thừa biết Nga chưa chắc gì ủng hộ Serbia vì nước Nga chưa sẵn sáng cho cuộc chiến này; nhưng Đức cũng nghi ngại rằng nếu đồng minh của Nga là Pháp sẽ nhảy vào cuộc chiến thì tình hình sẽ như thế nào ? Ngoài ra, Đức hy vọng Anh đứng ngoài cuộc chiến, vì chính phủ Anh bận với vấn đề Irlande rất quyết liệt
Để thúc đẩy chiến tranh, Đức rất mau lẹ và kiên quyết. Người kế thừa Áo - Hung là Franz Ferdinand muốn kế thừa chính sách của ông mình là vua Franz Josef bành trướng khu vực ảnh hưởng ở Balkan đồng thời tăng sự kiểm soát đối với các dân tộc đang sống dưới ách cai trị của đế quốc Áo-Hung. Ngày 28/6/1914, người kế ngôi Áo - Hung bị tổ chức cách mạng bí mật của Serbia ám sát ở Sarajevo (Bosnia); Đức chớp cơ hội đó và ra tối hậu thư với lý lẽ mà Serbia không thể chấp nhận được. Theo lời khuyên của Nga, thủ tướng Serbia là N. Pasic (1912 - 1918) quyết định chấp nhận hết tối hậu thư và gửi về Áo - Hung; nhưng đại sứ Áo là Giesl không chấp thuận. Đức thúc giục Áo - Hung gây chiến, ngày 28/7/1914 Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Serbia bị uy hiếp, Nga và Pháp cầu cứu Anh chống lại Đức, nhưng Anh không trả lời; mãi ít lâu sau thì Anh mới chịu tuyên chiến với lý do: không bàng quan trước cuộc chiến tranh chống Pháp và Bỉ

2. Diễn biến chiến tranh
Châu Âu lúc này bị phân chia thành mặt trận phía Tây và mặt trận phía Đông. Ở Viễn Đông, bất chấp việc các cường quốc thuyết phục phải giúp đỡ họ ở châu Âu, Nhật quyết tâm tấn công các thuộc địa của Đức ở Sơn Đông và một phần Trung Quốc; Nhật quá quyết liệt nên các đế quốc phải triệt thoái quân đội để tập trung vào chiến trường châu Âu
Để gây chiến tranh, các đế quốc đều có âm mưu của riêng họ: Đức tiến đánh chiến tranh để tranh cướp các thuộc địa của Anh, Pháp và Bỉ; các nước ở rìa biên giới với Nga - Đức tính rằng nếu chiếm được các miền trên thì thực lực của Đức sẽ tăng mạnh và có thể bắt các nước khác ở châu Âu làm chư hầu cho nó. Áo - Hung gây chiến vì muốn củng cố ách áp bức với các dân tộc Slav, đặt quyền bá chủ ở Balkan và Hắc Hải, Adriatic. Anh tiến hành chiến tranh để củng cố hệ thống thuộc địa, làm suy yếu sức cạnh tranh kinh tế và cướp lấy thuộc địa của Đức; Anh cũng gây chiến luôn với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cướp thuộc địa giàu mỏ dầu, có vị trí chiến lược là Iraq và các nước Cận đông ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Pháp gây chiến để lấy lại vùng Alsace và Lorrain, đồng thời còn muốn cướp thêm hạt Sarre giàu tài nguyên của Đức. Nga muốn xóa bỏ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ kỳ ở Balkan, để cho hạm đội Nga tự do ra vào Hắc Hải. Nhật âm mưu lợi dụng các đế quốc bận gây chiến ở châu Âu để giam hãm, tạo điều kiện cho chúng thống trị Trung Quốc. Mỹ thì chờ chiến tranh diễn ra để chúng bán vũ khí, lương thực cho các nước tham chiến để kiếm lời, lợi dụng sự kiệt quệ của các nước tham chiến để tăng cường ảnh hưởng chính trị của Mỹ ra châu Âu. Riêng Serbia thì đây là chiến tranh chính nghĩa nhằm giải phóng các dân tộc Slav và Magyar khỏi ách thống trị của Áo - Hung.

* Giai đoạn 1 (1914 - 1916)

Bắt đầu cuộc chiến, Đức quyết định hai kế hoạch: chống Pháp và chống cả Nga (nhưng kế hoạch này bị phá sản). Rốt cuộc, tướng Đức là Schliffel quyết định bất ngờ đánh nhanh nước Pháp để Nga không kịp trở tay giúp Pháp. Biết Pháp củng cố quân đội ở biên giới với Đức, Schliffel quyết định đánh vòng qua Bỉ, chiếm nhanh nước Pháp trong vòng 6 tuần, sau đó đánh Nga để 4 tháng nữa là chiến tranh thế giới sẽ kết thúc với thắng lợi thuộc về Đức.
Tháng 6/1914, Đức huy động 70 sư đoàn tiến đánh Pháp và 14 sư đoàn (có 28 sư đoàn của Áo - Hung) đánh Nga. Quân Đức vượt nhanh và đánh bại quân Bỉ trung lập, chiếm đóng eo Manche ngăn quân Anh can thiệp. Quân Đức nhanh chóng tràn nhanh vào biên giới Pháp - Bỉ, đánh dồn quân Pháp vào góc biên giới Pháp - Đức và chiếm đóng Paris.
Trong giờ phút hiểm nghèo đó, quân Nga không cần chờ tập hợp lực lượng đã quyết định tiến đánh Đông Phổ, buộc Đức rút mất 2,5 quân đoàn từ Paris sang chi viện ở chiến trường Đức - Nga nên lực lượng của Đức yếu dần, 29 sư đoàn của quân Đức buộc phải bỏ Paris đánh sang sông Marne. Tình hình có lợi cho Pháp, lúc này chính phủ Pháp tập hợp được 25 sư đoàn tiến đánh Marne. Trận sông Marne diễn ra trong 4 ngày, với 1 triệu quân của hai bên tham gia. Đức thất bại và phải lui quân.
Lại nói đến mặt trận phía Đông, 2 quân đoàn của quân Nga bất ngờ đánh Đông Phổ để kéo 2,5 quân đoàn Đức sang chống giữ chiến trường này, giải vây Paris. Cuối tháng 8/1914, quân Đức (do Hildenburg và Ludendoff chỉ huy chung) đánh tan quân Nga của Samsonov (quân Nga chống đỡ cô độc, không có cứu viện của tướng Nga Rennekampf) ở gần hồ Mazuri. Đánh bại Samsonov, quân Đức quay sang đánh tan tành Rennekamf và tràn vào lãnh thổ nước Nga. Bỏ qua việc Đức đang vào nước Nga, quân Nga đánh nát quân Áo - Hung và lấy mất Bukovina và đông Galicia; khiến Đức phải chi quân cứu viện đồng minh, nhưng Đức cũng bị Nga đánh thua liểng xiểng hai trận liên tiếp. Các chiến thắng liên tiếp của Nga khiến Paris được cứu thoát, Anh có đủ thì giờ để tập hợp lực lượng đánh vào châu Âu; Áo - Hung suy yếu và chúng bị Serbia đánh tan hai trận liền.
Tình hình chiến sự cuối năm 1914 cho thấy Đức chuẩn bị chiến tranh đầy đủ hơn các địch thủ của nó. Pháp và Anh chưa chuẩn bị đủ vì công nghiệp chuyển sang thời chiến rất chậm; còn Nga mới mấy tháng đầu cuộc chiến đã rơi vào tình trạng thiếu vũ khí, lương thực trầm trọng. Mặc dù phe Hiệp ước có ưu thế, nhưng kế hoạch Schliffel mang mầm mống thất bại sẵn, vì: không lường trước sức mạnh và sự linh hoạt chiến lược của quân Nga. Kế hoạch đánh ở cả hai mặt trận Tây và Đông cùng lúc chắc chắn sẽ làm quân Đức tiêu hao nhiều binh lực hơn, gặp khó khăn về lực lượng và chắc chắn thất bại vì kẻ thù hơn hẳn Đức về tài lực, kinh tế hùng mạnh hơn. Yếu tố Nga bất ngờ làm tan rã về cơ bản kế hoạch phiêu lưu Schliffel của Đức.
Việc Italia bất ngờ tham gia phe Hiệp ước của Đức đã gây nhiều ngạc nhiên cho phe Liên minh của Đức, Áo - Hung. Italia tuyên bố sẽ tham chiến nhằm cướp đoạt các thuộc địa của các nước lớn - chúng còn định rằng sẽ tham chiến cùng phe đế quốc nào cho nó nhiều quyền lợi nhất. Với âm mưu này, chính phủ Italia lập luận: Italia không nhất thiết theo phe Đức và Áo - Hung, nhưng đòi Áo - Hung phải cho mình vùng Tyrol và Istria để đổi lấy sự trung lập. Italia muốn thương lượng với phe Hiệp ước với điều kiện Italia phải nhận được công lao là các vùng đất mà Áo - Hung chiếm đóng (Damasia, Triest và Istria; của người Slav phương Nam), phần lớn đất Albani, hai tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ và mở rộng thuộc địa ở châu Phi. Những đòi hỏi của Italia vấp phải phản đối của Nga khi Nga không cho Italia lấy các vùng đất của người Slav phương Nam; Italia buộc phải nhượng bộ. Tháng 4/1915, Italia ký hiệp ước London và gia nhập phe Hiệp ước. Lenin vạch trần bản chất dối trá của hiệp ước 1915 khi Người cho rằng "trong khi giải phóng Serbia thì khối Hiệp ước bán rẻ lợi ích tự do của Serbia cho đế quốc Italia để đổi lấy sự ủng hộ của Italia đối với việc cướp bóc nước Áo" (trích Lenin, Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (bản dịch), Hà Nội, 1958).
Rumani tham gia phe Hiệp ước nữa cũng gây bất ngờ cho phe Liên minh. Khi chiến tranh bắt đầu, Nga cam kết cho Rumani trung lập và Rumani được phép lấy lại các vùng đất mà Áo - Hung xâm chiếm trước đó. Lợi dụng việc làm của Nga, bọn cầm quyền Rumani mặc cả với hai phe quân sự trong suốt 2 năm chiến tranh để cướp cho được các vùng đất Transivannia, Bukovina; đồng thời bán lúa mì cho phe Liên minh của Đức với giá rất đắt, ép phe Hiệp ước phải cho vay tiền và cho quân Đức mượn đường tiếp tế vũ khí sang Thổ và Bulgaria. Khi Nga đánh bại Đức, Rumani quyết định tuyên chiến với Đức vì nhận thấy chiến tranh không khiến quân Rumani mất nhiều quân.
Tương tự như thế, chính quyền Bulgaria của vua Ferdinand thỏa thuận với phe Liên minh là khi thời cơ tốt sẽ đứng về Liên minh. Giấu kín với phe Liên minh, Bulgaria thương lượng để buộc phe Hiệp ước công nhận Bulgaria là "trung lập" - mục đích làm phe Hiệp ước mất cảnh giác trước âm mưu của mình, đồng thời để kiếm lời: "muốn làm cho món hàng của mình có giá". Bulgaria yêu sách sẽ lấy Serbia, Macedoine, Thraxce... và được phe Liên minh chấp thuận cho gia nhập. Hy Lạp cũng muốn thỏa thuận với phe Hiệp ước nhằm bán giá cao nền trung lập của mình. Năm 1915, nội bộ chính phủ Hy Lạp có đấu tranh giữa vua Constantine I thân Đức đòi trung lập, thủ tướng E. Venizelos đòi tham gia phe Hiệp ước. Do vị trí địa lý của mình, nhà vua cách chức thủ tướng Hy Lạp và giữ cho Hy Lạp trung lập. Đến năm 1917, Venizelos được Anh và Pháp đưa lên cầm quyền và tham gia phe Hiệp ước

Từ năm 1915, chiến sự diễn ra chủ yếu ở mặt trận phía Đông vì ở phía Tây, phương tiện chiến tranh còn yếu ớt và lực lượng của quân Đức khá mỏng, liệu sức không chống nổi liên minh Anh - Pháp; Đức quyết đánh Nga vì địa hình chiến trường phía Đông rất rộng, biết lực lượng Nga không đủ sức và thời gian lập phòng tuyến dài trên 1.200 km để chống Đức. Để thực hiện, Đức tập hợp 18 sư đoàn bộ và kỵ binh, dùng 1.410 đại bác lớn. Tháng 5/1915, quân Đức chọc thủng phòng tuyến của Nga ở Gorlissa và Tarnov; tháng 7 Đức lại tiếp tục đánh Ba lan và Lithuania... Quân Nga thiếu hụt trầm trọng nên rút lui dần dần, mất cả vùng Galicia, Bukovina, Ba Lan.... Đã vậy, Đức tung gián diệp vào tận bộ chỉ huy Nga, quấy nhiễu và ăn cắp các bí mật quân sự của Nga. Dù vậy, các chiến thắng của Đức không có tính quyết định; các cuộc xâm nhập đều bị Nga chặn đứng, một nửa số quân Đức bị tê liệt. Với tù binh, lần đầu tiên quân Đức dùng hơi ngạt và sát hại rất nhiều người theo cách này.
Cuộc rút lui của quân Nga đã gây tai họa cho Serbia. Cuối tháng 10/1915, với lực lượng gấp ba lần quân Serbia, liên quân Áo - Hung và Đức cùng Bulgaria bất ngờ tiến đánh quân Serbia. Quân Serbia thất bại nặng, chính phủ Serbia đã phải lưu vong sang Hy Lạp
Như vậy, thất bại của Nga gây ra nhiều hệ quả lớn: Đức dù còn rất mạnh nhưng không đủ sức loại được quân Nga; còn Anh và Nga lợi dụng thất bại của Nga để tích cực phát triển kinh tế, chuẩn bị lực lượng, trang bị vũ khí cho hàng triệu quân để chuẩn bị cho năm 1916 => nói rằng Pháp và Anh mượn bàn tay của Nga để tiến hành đại bộ phận cuộc chiến.
Không đánh bại được quân Nga, Đức lại kéo quân về Pháp và tiến đánh thành Verdun vào đầu năm 1916. Quân Pháp có cứu viện phản công quyết liệt trong 10 tháng trời, cuối cùng Đức buộc phải lui quân. Hai bên cùng thiệt hại đến gần 70 vạn quân. Cùng với sự rút lui của Đức, quân Áo - Hung bị quân Italia (có Nga phối hợp) đánh tan tành ở gần biên giới với Rumani. Đức điều quân viện trợ Áo - Hung, nhưng lại bị quân Nga đánh nát ở khu Galicia và Karpat, 40 vạn quân và số lớn chiến lợi phẩm bị quân Nga giữ lại. Thất bại trong chiến tranh với Nga, Đức lâm vào thế phòng ngự. Tháng 7/1916, đồng minh của Nga là quân Anh đã vượt biển vào đánh tan quân Đức ở sông Somme, thiệt hại của hai bên là 1 triệu 20 vạn người. Rumani sau đó gia nhập phe Hiệp ước của Nga, Anh và Pháp với lời hứa là sẽ nhận vùng Transivannia, đất của người Ucraine (trích hiệp ước Bucharest tháng 8/1916). Tháng 8/1916, quân Rumani tuyên chiến với Áo - Hung, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Anh và Pháp đánh không lại Bulgaria nên nhờ Nga giúp, kết quả Nga đại thắng nhưng mặt trận phía đông bị dãn ra thêm 500km nữa.

* Giai đoạn 2 (1917 - 1918):

Dù Rumani bị thua trong cuộc chiến, nhưng việc liên minh với Đức đã tạo điều kiện cho Đức tận dụng dầu lửa của nước này để phát triển chiến tranh tàu ngầm nhằm kết thúc chiến tranh. Nhân việc Anh vừa thay đổi chính phủ (Loyd George thay H. Asquith làm thủ tướng mới) và có lục đục nội bộ, Đức quyết định dùng chiến tranh tàu ngầm với âm mưu: đánh chìm các tàu chở khách của các nước tham chiến để họ không có thời giờ cứu người chết đuối; đồng thời cắt đứt nguồn lương thực để Anh lâm vào nạn đói thì tất nhiên, Anh sẽ gây chiến với Đức thôi. Đồng thời với âm mưu "chiến tranh tàu ngầm", Đức thấy rằng tình hình của mình ngày càng nghiêm trọng nên quyết định "thương lượng hòa bình thắng lợi" - kết thúc chiến tranh bằng cách buộc địch thủ phải thừa nhận sự chiếm đóng của Đức ở những vùng chúng chiếm được. Hơn nữa, Đức muốn ký các hiệp ước hòa bình cũng nhằm chia rẽ các nước thuộc phe Hiệp ước - cụ thể là ký hòa ước riêng với Nga để trả đất cho Nga, sau đó đánh các nước Hiệp ước còn lại. Trước âm mưu của Đức, Nga bị gián điệp của Đức chui vào phá hoại nhằm đạt hòa ước riêng rẽ; trong khi các nước Hiệp ước lập tức bác bỏ đề nghị của Đức và đòi chia cắt Áo - Hung.
Đầu năm 1917, Đức vẫn chiếm ưu thế về lực lượng bất chấp các khó khăn trước mắt. Quân Nga bị chặn đứng do cách mạng tháng Hai ở Nga, quân Italia quá yếu ớt; còn liên quân Anh - Pháp bị quân Đức đánh thua liểng xiểng vào tháng 4/1917, khiến 10 vạn quân Pháp tử thương. Trước các thất bại của phe Hiệp ước, Anh - Pháp yêu cầu chính phủ lâm thời Nga đưa quân vào chiến trường với âm mưu đè bẹp cách mạng Nga dễ dàng hơn sau khi thắng lợi. Lúc đầu quân Nga đánh tan quân Áo - Hung, nhưng Đức bất ngờ đem viện binh khiến quân Nga phải rút lui; bọn phản cách mạng trong bộ chỉ huy Nga cố ý không chuẩn bị gì để nhử cho quân Đức vào sâu trong Petrograd bóp chết cách mạng.

Quân Mỹ tham chiến: Trước khi chiến tranh diễn ra, Mỹ cho rằng các nước đánh nhau chắc chắn không có thắng thua, nhưng thực lực các nước tham chiến bị lay chuyển và suy yếu thì điều đó rất tốt cho Mỹ. Mỹ mưu toan lợi dụng tình trạng các nước tham chiến suy kiệt để thực hiện hoàn hảo các kế hoạch chinh phục của nó. Chính vì tính toàn đó, Mỹ kiên quyết phải trung lập. Chính phủ Mỹ cho phép các tập đoàn tư bản của nó ra buôn bán vũ khí và lương thực chủ yếu cho phe Hiệp ước mà không bán cho Đức, vì nước Đức bị hải quân Anh phong tỏa ở gần bờ biển; Mỹ không muốn quân Đức thắng, vì nếu Đức thắng thì lợi ích của đế quốc Mỹ bị ảnh hưởng, xa hơn là Đức sẽ thống trị toàn bộ châu Âu. Mỹ lo lắng nếu Đức liên minh với Nhật sẽ là nguy to; vì Nhật là đối thủ mà Mỹ rất lo ngại do những thắng lợi của Nhật ở Viễn đông. Với tính toán trên, Mỹ hầu như không buôn bán với Đức nhiều mà chỉ buôn bán với phe Hiệp ước và các nước trung lập vì những lợi ích công nghiệp, thương nghiệp và tài chính của nó. Các tập đoàn tư bản Mỹ bắt đầu buôn bán các vật liệu chiến tranh và lương thực với món lời kết sù (mục đích là bành trướng ra khỏi phạm vi Tây bán cầu), thậm chí cho vay để khiến Mỹ về sau trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Lenin đánh giá đế quốc Mỹ như sau (tác giả ghi theo ý, không ghi toàn văn): "bọn triệu phú Mỹ có lẽ là bọn giàu nhất, an toàn nhất về mặt địa lý. Chúng làm cho tất cả các nước, ngay cả các nước giàu nhất, phải trở thành chư hầu của chúng. Chúng vét được hăng trăm tỉ dollar qua các hiệp ước cướp bóc (với các nước tham chiến) và chia chát của cải cướp được, áp bức phong trào đấu tranh của công nhân các nước khác. Trên mỗi đồng dollar có vét bùn nhơ của các món hàng "béo bở" làm giàu cho tư bản Mỹ; đồng thời có vết máu của hàng mười triệu người chết và hai chục triệu người tàn phế" (Lenin, Thư gửi các công nhân Mỹ (bản dịch), Hà Nội, 1957)
Đầu năm 1917, Mỹ quyết định tham chiến bên phe Hiệp ước vì Mỹ đã có các mối liên hệ kinh tế với nước Hiệp ước. Hơn nữa, Mỹ tham chiến có lẽ do lo sợ những chiến thắng của quân Đức; Pháp và Nga đang suy yếu và Anh đang bị phong tỏa ngặt nghèo. Lenin cũng nói thêm lý do khác khiến Mỹ vào phe Hiệp ước (ghi đại ý): "cuộc chiến tranh năm 1861 - 1865 làm xuất hiện những tên triệu phú có tài chính mạnh đã thâu tóm toàn bộ châu Mỹ. Chúng chuẩn bị bóp chết Mexico để gây chiến với Nhật ở Thái Bình Dương. Và mục đích thực sự khi Mỹ gây chiến là chuẩn bị cho chiến tranh với Nhật sau này.... vì thế bọn tư bản Mỹ cần phải can thiệp để đấu tranh cho quyền lợi của các dân tộc nhỏ yếu, lập quân đội thường trực mạnh mẽ" (Lenin toàn tập, bản tiếng Nga).

Sự thành nhà nước Nga Xô viết sau cách mạng tháng Mười 1917 tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh. Chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu quyết định đàm phán Brest-Litovsk (1917 - 1918) với Đức sau khi thấy tình hình quân Nga rất bi đát (Lenin đã bác bỏ quan điểm sai lầm của nhóm Troskiy (thân Đức) muốn tiếp tục chiến tranh; nhưng Troskiy phá hoại Lenin bằng cách tự tuyên bố chiến tranh kết thúc, Nga không cần ký hòa ước). Quân Đức thấy tình hình Nga quá lộn xộn nên tiếp tục tiến công, nhưng bị Hồng quân Xô viết đánh tan ở gần Pskov và Narva nên buộc phải ký hòa ước Brest-Litovsk (3/3/1918), ép Nga phải cắt rất nhiều đất đai và phải bồi thường 3 triệu rúp chiến phí cho Đức.
Bất chấp hiệp ước được ký kết, quân Đức vẫn tiếp tục tấn công. Chúng thỏa thuận với chính phủ Ucraine là Razar để ly khai Ucraine ra khỏi Nga Xô-viết; đồng thời đánh chiếm mất Transkokaz, Tiphlis và Baku; ủng hộ tên Crasnov ở Sông Đông chống phá chính quyền Xô-viết Nga. Đức vơ vét nhiều của cải, sát hại nhiều người dân Nga theo thông cáo: "cứ mỗi lính Đức bị giết hay bị thương thì mười người Nga đầu tiên (lính hoặc dân thường) bị giết ngay tức khắc". Đáp lại hành động của quân Đức, chính phủ Nga Xô-viết kêu gọi nhân dân vũ trang chống lại chúng, cắt nguồn lúa mì cho quân Đức. Kết quả, hơn nửa triệu quân Đức và 30 vạn quân Áo - Hung bị sa lầy ở chiến trường Nga Xô-viết. Xuân 1918, quân Anh - Mỹ và Nhật bắt đầu tấn công để bao vây nước Nga Xô-viết.
Không đạt mục đích đánh bại quân Nga hoàn toàn, Đức kiệt sức và bắt đầu suy yếu dần. Tháng 8/1918, quân đồng minh tổng phản công Đức; chỉ trong 1 ngày mà 16 tiểu đoàn của Đức bị đánh bại hoàn toàn. Ludendoff viết: "Đó là ngày đen tối nhất trong lịch sử quân đội Đức". Quân Đức sau nhiều trận thất bại liên tiếp và phải rút khỏi Pháp và Bỉ. Tháng 9/1918, quân đồng minh đánh bại Bulgaria rồi mở đường tiến lên Áo - Hung. Tháng 10/1918, sau thất bại của quân Áo - Hung trước quân Italia (6/1918) thì nhiều dân tộc, quân đội vùng lên khởi nghĩa và Serbia, Croatia, Czech, Slovenia và Hungaria tuyên bố độc lập, khiến đế quốc Áo - Hung từ cái "áo nhiều mảnh của người hề" bị tan rã hoàn toàn. Ngày 3/11/1918, chính phủ Áo chính thức ký hiệp định đình chiến. Ở Đức, lo sợ cách mạng sẽ nổ ra nên Ludendoff buộc chính phủ mới của hoàng thân Marx ký hiệp định đình chiến. Chưa kịp ký kết, cách mạng nổ ra khiến vua Vilhelm II trốn sang Hà Lan. Chính phủ mới ký với Đức hiệp định đình chiến rừng Compeigne (11/11/1918) và giao cho phe thắng trận 5.000 đại bác, toàn bộ tàu ngầm và xe, tàu chiến, hơn 2 vạn súng liên thanh, 5.000 đầu máy xe lửa, 15 vạn toa xe lửa...

3. Kết quả:
- Gần 70 triệu người bị gọi nhập ngũ ở các nước tham chiến; có trên 10 triệu người tử trận và 19 triệu bị thương, 3 triệu người bị tàn phế.
- Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đường sá, thành phố bị tàn phá; hơn nữa một số nước tham chiến mắc nợ rất nhiều. Mỹ rất giàu và trở thành chủ nợ sau chiến tranh.
- Sự ra đời của nhà nước Nga Xô-viết sau cách mạng tháng Mười 1917 làm đảo lộn hệ thống tư bản trên toàn thế giới


Tài liệu tham khảo:
  1. Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (bản tiếng Nga, có trích dẫn một số đoạn đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Moscow, 1935
  2. Lenin, Bệnh ấu trĩ (tả khuynh) trong phong trào Cộng sản (bản dịch), Nxb Sử thật Hà Nội, 1957
  3. Lenin toàn tập (trích dẫn một số đoạn đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập 24
  4. Lenin, Thư gửi các công nhân Mỹ (bản dịch), Hà Nội, 1957
  5. Lenin, Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (bản dịch), Hà Nội, 1958
  6. A. Efimov và Khvostov, Lịch sử cận đại (bản dịch), Nxb Sự thật Hà Nội, 1963
 

anlong6@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2019
565
795
121
Nam Định
Trường học
1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Mâu thuẫn giữa các khối đế quốc Anh - Đức, Nga - Đức, Pháp - Đức và Nga - Áo Hung dẫn tới Thế chiến bùng nổ. Như đã biết, do kết quả của cách mạng công nghiệp 2.0 cuối thế kỷ XIX và quá trình xâm chiếm thuộc địa, đến năm 1900 hầu như toàn bộ thế giới đều được phân chia đều cho các đế quốc Anh, Pháp, Nga, Đức và Italia. Một vài nước đế quốc nhỏ bé là Hà Lan và Bỉ cũng tham gia vào việc phân chia thế giới, Đức được phần thuộc địa nhỏ hơn Anh và Pháp vì nước Đức hình thành một nước lớn thống nhất quá muộn.
Những năm 90 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp của Đức phát triển vượt qua cả Anh nên Đức muốn chia lại thế giới. Anh là nước có nhiều thuộc địa nhất, ngoại thương và xuất khẩu tư bản là mạnh nhất. Đức muốn chia lại thế giới thì trước tiên là phải "phá" được đế quốc Anh cái đã. Khi mâu thuẫn Đức - Anh bùng nổ mạnh mẽ, đế quốc Đức nỗ lực hết minh để qua mặt Anh: Tư bản Đức đánh bại những kẻ cạnh tranh Anh ra khỏi thị trường nước ngoài, hàng hóa của Đức cạnh tranh rất có hiệu quả với hàng hóa của Anh ở ngay cả chính quốc Anh và thuộc địa của Anh luôn. Năm 1898, Đức xây dựng thành công hải quân lớn mạnh, đe dọa trực tiếp đến Anh quốc.
Đầu thế kỷ XX, các đế quốc bắt đầu chiến tranh để tranh cướp thuộc địa. Đế quốc Mỹ nổi lên đã xâm chiếm quần đảo Hawaii để lập căn cứ hải quân ở đây. Năm 1898, Mỹ lại đánh tan được quân Tây Ban Nha, chiếm thành công Cuba, Puerto Rico và cả quần đảo Philippines để đế quốc này dùng làm bàn đạp xâm nhập vào Viễn đông. Năm 1899, Mỹ thực hiện chủ nghĩa "mở cửa" để xâm nhập và làm bá chủ Trung Quốc.
Cũng năm 1899 đến 1901, diễn ra liên tiếp hai sự kiện: phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc và chiến tranh Anh - Boer. Ở Nam Phi, quân Anh tấn công và đánh bại người Boer (hậu duệ của người Hà Lan cư trú ở Nam Phi) từ 1899 đến 1901. Ở châu Á, Sau khi cắt xé Trung Quốc thành nhiều mảnh, bọn đế quốc ra tay cướp bóc thật nhiều tài nguyên của nước này (tức Trung Quốc). Lenin viết: "các chính phủ châu Âu đã hăng hái biết bao trong việc cướp bóc - "thuê", hăng hái đến mức không phải vô cớ mà người ta nói tới việc phân chia Trung Quốc... Nhưng các chính phủ đó không công khai hành động mà lại lén lút như những tên trộm cắp. Chúng bóc lột Trung Quốc như bóc lột một xác chết" (dẫn theo Lenin toàn tập (tiếng Nga, tập 4, tr. 348 - 349). Thế là phong trào Nghĩa hòa đoàn (nghĩa là "nắm tay phục vụ hòa bình và chính nghĩa") tiến đánh quân đội phương Tây bùng nổ. Năm 1900, các nước Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Italia và Nga hợp lực đưa quân vào đàn áp thành công, buộc vua Thanh ký Điều ước 1901 bồi thường cho đế quốc 325 triệu dollar.

Sau khi dẹp tan Nghĩa hòa đoàn, Nga tìm cách vận động cho các cường quốc rút khỏi Bắc Kinh và để quân ở Mãn Châu, nhằm tăng cường ảnh hưởng ở nước Trung Hoa rộng lớn này. Bọn Nhật, Anh và nhất là Mỹ rất bực tức trước thái độ của Nga; Mỹ cho rằng Nga chính là vật cản lớn nhất cho những mưu toan của đế quốc Mỹ ở Trung Quốc. Trái lại, Đức thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt: Đức xúi bẩy Nga xâm lược Viễn đông và yêu cầu Nhật trung lập nếu có chiến tranh xảy ra - Chính phủ Wilhelm II (Đức) hi vọng với kế hoạch này sẽ trói buộc Nga ở mặt trận Viễn đông để Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Bị Đức xúi giục, Nhật ký kết liên minh với Anh, đồng thời âm mưu gây chiến với Nga nhằm chiếm cả Viễn đông của Nga và đảo Sakhalin, Triều Tiên - hành động của Nhật được Mỹ và Anh ủng hộ.
Năm 1904, không một lời tuyên chiến, Nhật nhanh chóng gây chiến và đánh bại hoàn toàn quân Nga. Về phía Nga có lực lượng rất mạnh, nhưng không chuẩn bị chu đáo; Nhật bí mật chuẩn bị từ lâu và được Anh, Mỹ viện trợ nhiều về tài chính và vũ khí. Thất bại của chiến tranh Nga - Nhật khiến nhiều người Nga tỉnh ngộ và họ hiểu, chính chế độ Sa hoàng đã đưa nước Nga đến chỗ thất bại; đã phơi trần sự hủ bại của chính quyền Sa hoàng Nga. Sự kiện pháo đài Lữ Thuận bị một viên tướng Nga là Stoerxen dâng cho Nhật năm 1905 đã "là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của chế độ Nga hoàng" (trích của Lenin). Run sợ trước cách mạng sắp nổ ra ở Nga, Sa hoàng Nga là Nikolai II vội vàng kết thúc chiến tranh. Lý do của việc kết thúc này là: Nga hoàng sau khi đánh bại cách mạng chắc chắn sẽ đánh Nhật một lần nữa (Nhật sau chiến tranh bị kiệt quệ hẳn lực lượng rồi); tư sản quốc tế lo ngại nếu cách mạng Nga thắng lợi sẽ có hậu quả xấu với thế giới. Nhưng Anh và Mỹ dù đã hạ được Nga, nhưng lo ngại Nhật trở nên quá mạnh ở Viễn đông, nên về sau hai nước này hạn chế viện trợ tài chính cho Nhật. Còn Mỹ nhận ra Nhật đang trở thành địch thủ của mình trong cuộc đấu tranh giành quyền ảnh hưởng ở Viễn đông trong tương lai, nên Tổng thống Mỹ là Theodore Roosevelt đứng ra đề nghị kết thúc chiến tranh. Nga hoảng sợ trước cách mạng, Nhật kiệt quệ rồi nên hai nước đã phải chấp nhận đề nghị của Mỹ. Hiệp định Postmouth (1905) được ký kết với điều kiện là Triều Tiên thuộc Nhật. Năm 1910, Nhật buộc vua Triều Tiên cuối cùng từ ngôi, biến Triều Tiên thành thuộc địa của Nhật.
Đầu thế kỷ XX, Đức bắt đầu có mâu thuẫn với các đế quốc khác là Pháp và Nga. Pháp lo sợ quân Đức sẽ lấn chiếm thêm thuộc địa của nó, muốn lấy lại Alsace và Lorraine. Nga lo sợ vì quân Đức đang xâm nhập vào Trung Cận đông; Đức âm mưu biến Thổ Nhĩ Kỳ (của Nga) thành thuộc địa, dọa sẽ lấy mất vùng Kavkaz và bờ Hắc Hải của Nga. Để tạo liên minh chống Đức, Anh bèn ký hiệp ước với Pháp (1904): theo hiệp ước này, Pháp thừa nhận Anh sẽ giữ Ai Cập và Anh không can thiệp việc Pháp đánh chiếm Maroc. Hai nước thống nhất phân chia lại vùng ảnh hưởng ở Thái Lan, đồng thời đồng thuận nhường vùng bờ biển của Maroc (eo Gilbrantar) cho Tây Ban Nha.
Sau khi hiệp ước 1904 vừa ký kết, Đức tuyên bố không thừa nhận hiệp ước 1904 và dọa gây chiến với Pháp nhằm độc chiếm Maroc. Anh hứa giúp Pháp, nhưng Pháp không tin chắc vào liên minh này mà muốn nhờ Nga giúp đỡ. Bị Nga bỏ rơi, Pháp nhượng bộ và Ngoại trưởng Pháp là Delcassé phải từ chức. Đầu năm 1906, hội nghị Algeciras được triêu tập và ra hiệp ước, tuyên bố Maroc là một "nước tự do" trong ảnh hưởng của Pháp. Để củng cố chỗ đứng ở Maroc, Pháp lôi kéo Italia vào bằng cách cho phép nước này tự do hành động ở Cyrenaica và Tripoli; đáp lại thì Italia ủng hộ Pháp.

Năm 1907, cách mạng Nga làm cho vị trí quốc tế của đế quốc Nga suy yếu, bị phụ thuộc về mặt tài chính với Anh và Pháp vì Sa hoàng Nga cần tiền để đàn áp quân cách mạng Nga, xây dựng hạm đội mới và trang bị lại các xưởng đúc vũ khí. Trước tình hình đó, Anh thấy cần phải hợp tác với Nga để chống lại Đức, đồng thời lợi dụng Nga đang suy yếu để buộc nước này phụ thuộc hơn nữa vào Anh quốc. Năm 1907, hiệp ước Anh - Nga được ký kết, trong đó Nga từ bỏ tham vọng với Afganistan, phân chia vùng ảnh hưởng ở nước Ba Tư (tức Iran ngày nay) và cam kết tôn trong độc lập của Tây Tạng. Như vậy với hiệp ước này, Anh và Nga (về sau có Pháp) chấm dứt các tranh chấp lâu đời để nhắm vào kẻ thù chính là Đức.
Do thắng lợi của cách mạng Nga 1905 - 1907, phong trào cách mạng lan nhanh ra khắp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đảng "Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ" phát động khởi nghĩa ở Macedoine. Được thương nhân, nông dân và tiêu tư sản ủng hộ, quân đội ngả theo quân khởi nghĩa, Đảng buộc vua Thổ là Abdul Hamid II phải chấp nhận tối hậu thư và phải nhượng bộ. Sau đó, những đảng viên của Đảng này nhanh chóng lập Meijid (Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ) để cải cách đôi chút, nhưng lại khắc nghiệt với các dân tộc không phải Slav. Năm 1909, Đảng này lật đổ Abdul Hamid II do nhà vua không chịu phục tùng hiến pháp, đưa Mehmed V lên ngôi. Vấn đề ruộng đất không được giải quyết.
Cuối năm 1905, cách mạng bùng nổ ở Iran. Thương nhân và tăng lữ (được các tầng lớp nhân dân ủng hộ) đóng hết các cửa hiệu, đòi đánh đổ shah Iran (Ba Tư) Mozaffar al-Din (1896 - 1907). Shah đem quân đàn áp, nhưng không có kết quả. Tháng 8/1906, vua Mozaffar phải triệu tập Nghị viện đầu tiên và ban hành Hiến pháp mới. Bọn đại địa chủ và tư sản được Shah nhượng cho nhiều quyền lợi bèn trở mặt phản bội nhân dân. Nhân dân Iran đấu tranh mạnh hơn, chống phong kiến và cả những ảnh hưởng của đế quốc tại Iran. Ở Nga, công nhân Iran làm ở đó đã tiếp xúc, học tập kinh nghiệm cách mạng Nga để truyền về tổ quốc. Về phần mình, Shah âm mưu đảo chính lật đổ Nghị viện, nhưng thất bại (mùa thu năm 1907); Shah tiếp tục liên kết với Anh - Nga, điều khiển bọn phản cách mạng đảo chính thành công lật đổ Nghị viện (1908). Sự kiện Teheran 1908 càng khích lệ quần chúng đấu tranh mạnh mẽ ở Astrakhan, Hamagan, Khorassan, Isfahan.... nổi bật là phong trào Phidai. Mùa thu 1909, quân cách mạng đánh thẳng vào kinh đô, lật đổ Shah Mohammad Ali và đưa con trai ông ta là Ahmad lên ngôi; đồng thời lập Nghị viện mới lần thứ hai. Thành phần trong Nghị viện lần hai này toàn là đại địa chủ và tư sản; cho nên năm 1910, quân chính phủ nhanh chóng đánh tan Phidai. Cách mạng Iran thoái trào.
Cách mạng Tân Hợi (1911 - 1912) ở Trung Quốc. Hoàn cảnh: sự cùng khổ của nông dân mất ruộng và quyền hành; sự áp bức các tầng lớp nhân dân; sự lộng quyền và tham nhũng của các quan lại nhà Thanh; triều đại ngoại tộc và tư bản nước ngoài nô dịch. Lãnh đạo cách mạng là Tôn Trung Sơn, một người trung thành với nền cộng hòa. Thành phần tham gia là tiểu tư sản thành thị, công nhân, nông dân và trí thức, một bộ phận quân đội nhà Thanh có cảm tình với cách mạng. Khi cách mạng bùng nổ, đại tư sản lập tức cấu kết với phong kiến để kìm hãm cách mạng; khiến những người dân chủ bị cô lập, bị tách khỏi các tầng lớp nhân dân. Khi những người cách mạng Trung Quốc lập ra nhà nước cộng hòa, do bị đại tư sản bán đứng nên chế độ phong kiến vẫn y nguyên; Viên Thế Khải trở thành Tổng thống của nước cộng hòa.
Ảnh hưởng của cách mạng 1905 - 1907 của Nga lan mạnh và khiến phong trào cách mạng ở Bosnia và Herzegovina phát triển mạnh. Hội nghị Berlin 1878 đặt Bosnia và Herzegovina dưới sự quản lý của Áo - Hung thay vì Thổ Nhĩ Kỳ như trước. Việc Áo - Hung ngang nhiên sát nhập Bosnia và Herzegovina vào lãnh thổ của nó đã khiến nhân dân Bosnia và Herzegovina căm phẫn. Serbia rất phẫn trước sự kiện này vì Áo - Hung đã cướp mất hai đồng minh quan trọng là Bosnia và Herzegovina; Nga ganh tị với Áo - Hung nên ngầm khuyến khích Serbia phản kháng. Đức thì rất đồng ý với sự kiện này, vì nó sẽ gián tiếp giúp Đức vươn tay dài sang thuộc địa Thổ Nhĩ Kỳ giàu có. Sợ nước Nga sẽ chiếm mất Bosnia và Herzegovina, Đức gây áp lực buộc Nga phải chấp nhận sự kiện này, coi đó là đòn trả thù ngọt ngào của Đức sau vụ thất lợi ở Algeciras năm 1906.

Mùa xuân 1911, không hài lòng với kết quả của Algeciras, Pháp lợi dụng việc các bộ lạc đang gây chiến chống vua Maroc là Abdelhafid (1896 - 1912) bèn đem quân đánh chiếm thủ đô Fez. Đức biết tin, bèn đưa chiến hạm Pangte đến đe dọa Pháp ở ngoài khơi Maroc; Anh lúc sau bèn đưa chiến hạm sang ủng hộ Pháp nhằm chặn Đức chiếm Maroc. Đức thấy hành động của mình không có kết quả, buộc phải ký hiệp ước 1911 thừa nhận Pháp bảo hộ Maroc; đổi lại Đức được một phần xứ Congo ở gần vùng Cameroon thuộc Đức
Cuối năm 1911, Italia gây chiến với Thổ Nhĩ Ký để chiếm mất Cyrenaica và Tripoli. Do chiến thắng của quân Italia, các nước Balkan họp lực với nhau nhằm chống lại Thổ, Đức và Áo - Hung dưới sự trợ giúp của Nga. Đầu tháng 10/1912, Montenegro bắt đầu chiến tranh với Thổ; các nước Balkan khác cũng hợp lực nhau giúp Montenegro đánh quân Thổ và giành thắng lợi trọn vẹn, làm chủ bờ biển Adriatic. Thắng lợi này khiến Áo - Hung và Italia căm tức, chúng đòi quân Serbia phải rút khỏi Adriatic và cấm Serbia mở đường ra biển để chúng làm bá chủ vùng biển này; trong khi đó Nga ủng hộ Serbia. Do sức ép của Đức và Nga chưa kịp chuẩn bị gì để bảo vệ đồng minh Serbia, chính phủ Serbia phải nhượng bộ. Năm 1913, hiệp định London giữa các đế quốc buộc Thổ phải nhường tuyến Enos-Midia cho các nước Balkan - Thổ suy yếu hẳn. Dù vậy, Serbia không từ bỏ ý định (bất chấp lời khuyên nên hòa hoãn của Nga) nhòm ngó Balkan, nên gây chiến với Bulgaria. Lợi dụng Serbia chưa kịp chuẩn bị gì, quân Bulgaria bất ngờ tấn công quân Serbia (tháng 6/1913); nhưng kết quả đã bị liên minh Balkan do Serbia đứng đầu (có Thổ tham gia) đánh bại hoàn toàn.

Sự lớn mạnh của Serbia (có Nga ủng hộ) làm phe Liên minh (do Áo - Hung và Đức đứng đầu) căm tức. Lúc đầu, phe chủ chiến ở Áo - Hung quyết định chiến tranh với Serbia. Nhưng lo sợ cuộc chiến tranh do mình phát động lại lan rộng ra thế giới nên chính phủ Áo - Hung đã ngầm thỏa thuận với đồng minh là Đức; vì Áo - Hung biết rằng nếu được Đức ủng hộ thì Áo - Hung sẽ đánh Serbia ngay không chút do dự, và chiến tranh có nổ ra hay không sẽ do chính phủ Đức quyết định. Ngay lập tức, đề nghị của Áo - Hung được chính phủ Wilhelm II của Đức chấp thuận; vì Đức nhận định: nếu gây ra chiến tranh sớm trong năm 1914 thì sẽ có lợi hơn, vì lúc này Anh và Pháp cũng đang chuẩn bị lực lượng và vũ khí mạnh (lợi dụng yếu tố bất ngờ). Đức cũng thừa biết Nga chưa chắc gì ủng hộ Serbia vì nước Nga chưa sẵn sáng cho cuộc chiến này; nhưng Đức cũng nghi ngại rằng nếu đồng minh của Nga là Pháp sẽ nhảy vào cuộc chiến thì tình hình sẽ như thế nào ? Ngoài ra, Đức hy vọng Anh đứng ngoài cuộc chiến, vì chính phủ Anh bận với vấn đề Irlande rất quyết liệt
Để thúc đẩy chiến tranh, Đức rất mau lẹ và kiên quyết. Người kế thừa Áo - Hung là Franz Ferdinand muốn kế thừa chính sách của ông mình là vua Franz Josef bành trướng khu vực ảnh hưởng ở Balkan đồng thời tăng sự kiểm soát đối với các dân tộc đang sống dưới ách cai trị của đế quốc Áo-Hung. Ngày 28/6/1914, người kế ngôi Áo - Hung bị tổ chức cách mạng bí mật của Serbia ám sát ở Sarajevo (Bosnia); Đức chớp cơ hội đó và ra tối hậu thư với lý lẽ mà Serbia không thể chấp nhận được. Theo lời khuyên của Nga, thủ tướng Serbia là N. Pasic (1912 - 1918) quyết định chấp nhận hết tối hậu thư và gửi về Áo - Hung; nhưng đại sứ Áo là Giesl không chấp thuận. Đức thúc giục Áo - Hung gây chiến, ngày 28/7/1914 Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Serbia bị uy hiếp, Nga và Pháp cầu cứu Anh chống lại Đức, nhưng Anh không trả lời; mãi ít lâu sau thì Anh mới chịu tuyên chiến với lý do: không bàng quan trước cuộc chiến tranh chống Pháp và Bỉ

2. Diễn biến chiến tranh
Châu Âu lúc này bị phân chia thành mặt trận phía Tây và mặt trận phía Đông. Ở Viễn Đông, bất chấp việc các cường quốc thuyết phục phải giúp đỡ họ ở châu Âu, Nhật quyết tâm tấn công các thuộc địa của Đức ở Sơn Đông và một phần Trung Quốc; Nhật quá quyết liệt nên các đế quốc phải triệt thoái quân đội để tập trung vào chiến trường châu Âu
Để gây chiến tranh, các đế quốc đều có âm mưu của riêng họ: Đức tiến đánh chiến tranh để tranh cướp các thuộc địa của Anh, Pháp và Bỉ; các nước ở rìa biên giới với Nga - Đức tính rằng nếu chiếm được các miền trên thì thực lực của Đức sẽ tăng mạnh và có thể bắt các nước khác ở châu Âu làm chư hầu cho nó. Áo - Hung gây chiến vì muốn củng cố ách áp bức với các dân tộc Slav, đặt quyền bá chủ ở Balkan và Hắc Hải, Adriatic. Anh tiến hành chiến tranh để củng cố hệ thống thuộc địa, làm suy yếu sức cạnh tranh kinh tế và cướp lấy thuộc địa của Đức; Anh cũng gây chiến luôn với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cướp thuộc địa giàu mỏ dầu, có vị trí chiến lược là Iraq và các nước Cận đông ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Pháp gây chiến để lấy lại vùng Alsace và Lorrain, đồng thời còn muốn cướp thêm hạt Sarre giàu tài nguyên của Đức. Nga muốn xóa bỏ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ kỳ ở Balkan, để cho hạm đội Nga tự do ra vào Hắc Hải. Nhật âm mưu lợi dụng các đế quốc bận gây chiến ở châu Âu để giam hãm, tạo điều kiện cho chúng thống trị Trung Quốc. Mỹ thì chờ chiến tranh diễn ra để chúng bán vũ khí, lương thực cho các nước tham chiến để kiếm lời, lợi dụng sự kiệt quệ của các nước tham chiến để tăng cường ảnh hưởng chính trị của Mỹ ra châu Âu. Riêng Serbia thì đây là chiến tranh chính nghĩa nhằm giải phóng các dân tộc Slav và Magyar khỏi ách thống trị của Áo - Hung.

* Giai đoạn 1 (1914 - 1916)

Bắt đầu cuộc chiến, Đức quyết định hai kế hoạch: chống Pháp và chống cả Nga (nhưng kế hoạch này bị phá sản). Rốt cuộc, tướng Đức là Schliffel quyết định bất ngờ đánh nhanh nước Pháp để Nga không kịp trở tay giúp Pháp. Biết Pháp củng cố quân đội ở biên giới với Đức, Schliffel quyết định đánh vòng qua Bỉ, chiếm nhanh nước Pháp trong vòng 6 tuần, sau đó đánh Nga để 4 tháng nữa là chiến tranh thế giới sẽ kết thúc với thắng lợi thuộc về Đức.
Tháng 6/1914, Đức huy động 70 sư đoàn tiến đánh Pháp và 14 sư đoàn (có 28 sư đoàn của Áo - Hung) đánh Nga. Quân Đức vượt nhanh và đánh bại quân Bỉ trung lập, chiếm đóng eo Manche ngăn quân Anh can thiệp. Quân Đức nhanh chóng tràn nhanh vào biên giới Pháp - Bỉ, đánh dồn quân Pháp vào góc biên giới Pháp - Đức và chiếm đóng Paris.
Trong giờ phút hiểm nghèo đó, quân Nga không cần chờ tập hợp lực lượng đã quyết định tiến đánh Đông Phổ, buộc Đức rút mất 2,5 quân đoàn từ Paris sang chi viện ở chiến trường Đức - Nga nên lực lượng của Đức yếu dần, 29 sư đoàn của quân Đức buộc phải bỏ Paris đánh sang sông Marne. Tình hình có lợi cho Pháp, lúc này chính phủ Pháp tập hợp được 25 sư đoàn tiến đánh Marne. Trận sông Marne diễn ra trong 4 ngày, với 1 triệu quân của hai bên tham gia. Đức thất bại và phải lui quân.
Lại nói đến mặt trận phía Đông, 2 quân đoàn của quân Nga bất ngờ đánh Đông Phổ để kéo 2,5 quân đoàn Đức sang chống giữ chiến trường này, giải vây Paris. Cuối tháng 8/1914, quân Đức (do Hildenburg và Ludendoff chỉ huy chung) đánh tan quân Nga của Samsonov (quân Nga chống đỡ cô độc, không có cứu viện của tướng Nga Rennekampf) ở gần hồ Mazuri. Đánh bại Samsonov, quân Đức quay sang đánh tan tành Rennekamf và tràn vào lãnh thổ nước Nga. Bỏ qua việc Đức đang vào nước Nga, quân Nga đánh nát quân Áo - Hung và lấy mất Bukovina và đông Galicia; khiến Đức phải chi quân cứu viện đồng minh, nhưng Đức cũng bị Nga đánh thua liểng xiểng hai trận liên tiếp. Các chiến thắng liên tiếp của Nga khiến Paris được cứu thoát, Anh có đủ thì giờ để tập hợp lực lượng đánh vào châu Âu; Áo - Hung suy yếu và chúng bị Serbia đánh tan hai trận liền.
Tình hình chiến sự cuối năm 1914 cho thấy Đức chuẩn bị chiến tranh đầy đủ hơn các địch thủ của nó. Pháp và Anh chưa chuẩn bị đủ vì công nghiệp chuyển sang thời chiến rất chậm; còn Nga mới mấy tháng đầu cuộc chiến đã rơi vào tình trạng thiếu vũ khí, lương thực trầm trọng. Mặc dù phe Hiệp ước có ưu thế, nhưng kế hoạch Schliffel mang mầm mống thất bại sẵn, vì: không lường trước sức mạnh và sự linh hoạt chiến lược của quân Nga. Kế hoạch đánh ở cả hai mặt trận Tây và Đông cùng lúc chắc chắn sẽ làm quân Đức tiêu hao nhiều binh lực hơn, gặp khó khăn về lực lượng và chắc chắn thất bại vì kẻ thù hơn hẳn Đức về tài lực, kinh tế hùng mạnh hơn. Yếu tố Nga bất ngờ làm tan rã về cơ bản kế hoạch phiêu lưu Schliffel của Đức.
Việc Italia bất ngờ tham gia phe Hiệp ước của Đức đã gây nhiều ngạc nhiên cho phe Liên minh của Đức, Áo - Hung. Italia tuyên bố sẽ tham chiến nhằm cướp đoạt các thuộc địa của các nước lớn - chúng còn định rằng sẽ tham chiến cùng phe đế quốc nào cho nó nhiều quyền lợi nhất. Với âm mưu này, chính phủ Italia lập luận: Italia không nhất thiết theo phe Đức và Áo - Hung, nhưng đòi Áo - Hung phải cho mình vùng Tyrol và Istria để đổi lấy sự trung lập. Italia muốn thương lượng với phe Hiệp ước với điều kiện Italia phải nhận được công lao là các vùng đất mà Áo - Hung chiếm đóng (Damasia, Triest và Istria; của người Slav phương Nam), phần lớn đất Albani, hai tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ và mở rộng thuộc địa ở châu Phi. Những đòi hỏi của Italia vấp phải phản đối của Nga khi Nga không cho Italia lấy các vùng đất của người Slav phương Nam; Italia buộc phải nhượng bộ. Tháng 4/1915, Italia ký hiệp ước London và gia nhập phe Hiệp ước. Lenin vạch trần bản chất dối trá của hiệp ước 1915 khi Người cho rằng "trong khi giải phóng Serbia thì khối Hiệp ước bán rẻ lợi ích tự do của Serbia cho đế quốc Italia để đổi lấy sự ủng hộ của Italia đối với việc cướp bóc nước Áo" (trích Lenin, Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (bản dịch), Hà Nội, 1958).
Rumani tham gia phe Hiệp ước nữa cũng gây bất ngờ cho phe Liên minh. Khi chiến tranh bắt đầu, Nga cam kết cho Rumani trung lập và Rumani được phép lấy lại các vùng đất mà Áo - Hung xâm chiếm trước đó. Lợi dụng việc làm của Nga, bọn cầm quyền Rumani mặc cả với hai phe quân sự trong suốt 2 năm chiến tranh để cướp cho được các vùng đất Transivannia, Bukovina; đồng thời bán lúa mì cho phe Liên minh của Đức với giá rất đắt, ép phe Hiệp ước phải cho vay tiền và cho quân Đức mượn đường tiếp tế vũ khí sang Thổ và Bulgaria. Khi Nga đánh bại Đức, Rumani quyết định tuyên chiến với Đức vì nhận thấy chiến tranh không khiến quân Rumani mất nhiều quân.
Tương tự như thế, chính quyền Bulgaria của vua Ferdinand thỏa thuận với phe Liên minh là khi thời cơ tốt sẽ đứng về Liên minh. Giấu kín với phe Liên minh, Bulgaria thương lượng để buộc phe Hiệp ước công nhận Bulgaria là "trung lập" - mục đích làm phe Hiệp ước mất cảnh giác trước âm mưu của mình, đồng thời để kiếm lời: "muốn làm cho món hàng của mình có giá". Bulgaria yêu sách sẽ lấy Serbia, Macedoine, Thraxce... và được phe Liên minh chấp thuận cho gia nhập. Hy Lạp cũng muốn thỏa thuận với phe Hiệp ước nhằm bán giá cao nền trung lập của mình. Năm 1915, nội bộ chính phủ Hy Lạp có đấu tranh giữa vua Constantine I thân Đức đòi trung lập, thủ tướng E. Venizelos đòi tham gia phe Hiệp ước. Do vị trí địa lý của mình, nhà vua cách chức thủ tướng Hy Lạp và giữ cho Hy Lạp trung lập. Đến năm 1917, Venizelos được Anh và Pháp đưa lên cầm quyền và tham gia phe Hiệp ước

Từ năm 1915, chiến sự diễn ra chủ yếu ở mặt trận phía Đông vì ở phía Tây, phương tiện chiến tranh còn yếu ớt và lực lượng của quân Đức khá mỏng, liệu sức không chống nổi liên minh Anh - Pháp; Đức quyết đánh Nga vì địa hình chiến trường phía Đông rất rộng, biết lực lượng Nga không đủ sức và thời gian lập phòng tuyến dài trên 1.200 km để chống Đức. Để thực hiện, Đức tập hợp 18 sư đoàn bộ và kỵ binh, dùng 1.410 đại bác lớn. Tháng 5/1915, quân Đức chọc thủng phòng tuyến của Nga ở Gorlissa và Tarnov; tháng 7 Đức lại tiếp tục đánh Ba lan và Lithuania... Quân Nga thiếu hụt trầm trọng nên rút lui dần dần, mất cả vùng Galicia, Bukovina, Ba Lan.... Đã vậy, Đức tung gián diệp vào tận bộ chỉ huy Nga, quấy nhiễu và ăn cắp các bí mật quân sự của Nga. Dù vậy, các chiến thắng của Đức không có tính quyết định; các cuộc xâm nhập đều bị Nga chặn đứng, một nửa số quân Đức bị tê liệt. Với tù binh, lần đầu tiên quân Đức dùng hơi ngạt và sát hại rất nhiều người theo cách này.
Cuộc rút lui của quân Nga đã gây tai họa cho Serbia. Cuối tháng 10/1915, với lực lượng gấp ba lần quân Serbia, liên quân Áo - Hung và Đức cùng Bulgaria bất ngờ tiến đánh quân Serbia. Quân Serbia thất bại nặng, chính phủ Serbia đã phải lưu vong sang Hy Lạp
Như vậy, thất bại của Nga gây ra nhiều hệ quả lớn: Đức dù còn rất mạnh nhưng không đủ sức loại được quân Nga; còn Anh và Nga lợi dụng thất bại của Nga để tích cực phát triển kinh tế, chuẩn bị lực lượng, trang bị vũ khí cho hàng triệu quân để chuẩn bị cho năm 1916 => nói rằng Pháp và Anh mượn bàn tay của Nga để tiến hành đại bộ phận cuộc chiến.
Không đánh bại được quân Nga, Đức lại kéo quân về Pháp và tiến đánh thành Verdun vào đầu năm 1916. Quân Pháp có cứu viện phản công quyết liệt trong 10 tháng trời, cuối cùng Đức buộc phải lui quân. Hai bên cùng thiệt hại đến gần 70 vạn quân. Cùng với sự rút lui của Đức, quân Áo - Hung bị quân Italia (có Nga phối hợp) đánh tan tành ở gần biên giới với Rumani. Đức điều quân viện trợ Áo - Hung, nhưng lại bị quân Nga đánh nát ở khu Galicia và Karpat, 40 vạn quân và số lớn chiến lợi phẩm bị quân Nga giữ lại. Thất bại trong chiến tranh với Nga, Đức lâm vào thế phòng ngự. Tháng 7/1916, đồng minh của Nga là quân Anh đã vượt biển vào đánh tan quân Đức ở sông Somme, thiệt hại của hai bên là 1 triệu 20 vạn người. Rumani sau đó gia nhập phe Hiệp ước của Nga, Anh và Pháp với lời hứa là sẽ nhận vùng Transivannia, đất của người Ucraine (trích hiệp ước Bucharest tháng 8/1916). Tháng 8/1916, quân Rumani tuyên chiến với Áo - Hung, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Anh và Pháp đánh không lại Bulgaria nên nhờ Nga giúp, kết quả Nga đại thắng nhưng mặt trận phía đông bị dãn ra thêm 500km nữa.

* Giai đoạn 2 (1917 - 1918):

Dù Rumani bị thua trong cuộc chiến, nhưng việc liên minh với Đức đã tạo điều kiện cho Đức tận dụng dầu lửa của nước này để phát triển chiến tranh tàu ngầm nhằm kết thúc chiến tranh. Nhân việc Anh vừa thay đổi chính phủ (Loyd George thay H. Asquith làm thủ tướng mới) và có lục đục nội bộ, Đức quyết định dùng chiến tranh tàu ngầm với âm mưu: đánh chìm các tàu chở khách của các nước tham chiến để họ không có thời giờ cứu người chết đuối; đồng thời cắt đứt nguồn lương thực để Anh lâm vào nạn đói thì tất nhiên, Anh sẽ gây chiến với Đức thôi. Đồng thời với âm mưu "chiến tranh tàu ngầm", Đức thấy rằng tình hình của mình ngày càng nghiêm trọng nên quyết định "thương lượng hòa bình thắng lợi" - kết thúc chiến tranh bằng cách buộc địch thủ phải thừa nhận sự chiếm đóng của Đức ở những vùng chúng chiếm được. Hơn nữa, Đức muốn ký các hiệp ước hòa bình cũng nhằm chia rẽ các nước thuộc phe Hiệp ước - cụ thể là ký hòa ước riêng với Nga để trả đất cho Nga, sau đó đánh các nước Hiệp ước còn lại. Trước âm mưu của Đức, Nga bị gián điệp của Đức chui vào phá hoại nhằm đạt hòa ước riêng rẽ; trong khi các nước Hiệp ước lập tức bác bỏ đề nghị của Đức và đòi chia cắt Áo - Hung.
Đầu năm 1917, Đức vẫn chiếm ưu thế về lực lượng bất chấp các khó khăn trước mắt. Quân Nga bị chặn đứng do cách mạng tháng Hai ở Nga, quân Italia quá yếu ớt; còn liên quân Anh - Pháp bị quân Đức đánh thua liểng xiểng vào tháng 4/1917, khiến 10 vạn quân Pháp tử thương. Trước các thất bại của phe Hiệp ước, Anh - Pháp yêu cầu chính phủ lâm thời Nga đưa quân vào chiến trường với âm mưu đè bẹp cách mạng Nga dễ dàng hơn sau khi thắng lợi. Lúc đầu quân Nga đánh tan quân Áo - Hung, nhưng Đức bất ngờ đem viện binh khiến quân Nga phải rút lui; bọn phản cách mạng trong bộ chỉ huy Nga cố ý không chuẩn bị gì để nhử cho quân Đức vào sâu trong Petrograd bóp chết cách mạng.

Quân Mỹ tham chiến: Trước khi chiến tranh diễn ra, Mỹ cho rằng các nước đánh nhau chắc chắn không có thắng thua, nhưng thực lực các nước tham chiến bị lay chuyển và suy yếu thì điều đó rất tốt cho Mỹ. Mỹ mưu toan lợi dụng tình trạng các nước tham chiến suy kiệt để thực hiện hoàn hảo các kế hoạch chinh phục của nó. Chính vì tính toàn đó, Mỹ kiên quyết phải trung lập. Chính phủ Mỹ cho phép các tập đoàn tư bản của nó ra buôn bán vũ khí và lương thực chủ yếu cho phe Hiệp ước mà không bán cho Đức, vì nước Đức bị hải quân Anh phong tỏa ở gần bờ biển; Mỹ không muốn quân Đức thắng, vì nếu Đức thắng thì lợi ích của đế quốc Mỹ bị ảnh hưởng, xa hơn là Đức sẽ thống trị toàn bộ châu Âu. Mỹ lo lắng nếu Đức liên minh với Nhật sẽ là nguy to; vì Nhật là đối thủ mà Mỹ rất lo ngại do những thắng lợi của Nhật ở Viễn đông. Với tính toán trên, Mỹ hầu như không buôn bán với Đức nhiều mà chỉ buôn bán với phe Hiệp ước và các nước trung lập vì những lợi ích công nghiệp, thương nghiệp và tài chính của nó. Các tập đoàn tư bản Mỹ bắt đầu buôn bán các vật liệu chiến tranh và lương thực với món lời kết sù (mục đích là bành trướng ra khỏi phạm vi Tây bán cầu), thậm chí cho vay để khiến Mỹ về sau trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Lenin đánh giá đế quốc Mỹ như sau (tác giả ghi theo ý, không ghi toàn văn): "bọn triệu phú Mỹ có lẽ là bọn giàu nhất, an toàn nhất về mặt địa lý. Chúng làm cho tất cả các nước, ngay cả các nước giàu nhất, phải trở thành chư hầu của chúng. Chúng vét được hăng trăm tỉ dollar qua các hiệp ước cướp bóc (với các nước tham chiến) và chia chát của cải cướp được, áp bức phong trào đấu tranh của công nhân các nước khác. Trên mỗi đồng dollar có vét bùn nhơ của các món hàng "béo bở" làm giàu cho tư bản Mỹ; đồng thời có vết máu của hàng mười triệu người chết và hai chục triệu người tàn phế" (Lenin, Thư gửi các công nhân Mỹ (bản dịch), Hà Nội, 1957)
Đầu năm 1917, Mỹ quyết định tham chiến bên phe Hiệp ước vì Mỹ đã có các mối liên hệ kinh tế với nước Hiệp ước. Hơn nữa, Mỹ tham chiến có lẽ do lo sợ những chiến thắng của quân Đức; Pháp và Nga đang suy yếu và Anh đang bị phong tỏa ngặt nghèo. Lenin cũng nói thêm lý do khác khiến Mỹ vào phe Hiệp ước (ghi đại ý): "cuộc chiến tranh năm 1861 - 1865 làm xuất hiện những tên triệu phú có tài chính mạnh đã thâu tóm toàn bộ châu Mỹ. Chúng chuẩn bị bóp chết Mexico để gây chiến với Nhật ở Thái Bình Dương. Và mục đích thực sự khi Mỹ gây chiến là chuẩn bị cho chiến tranh với Nhật sau này.... vì thế bọn tư bản Mỹ cần phải can thiệp để đấu tranh cho quyền lợi của các dân tộc nhỏ yếu, lập quân đội thường trực mạnh mẽ" (Lenin toàn tập, bản tiếng Nga).

Sự thành nhà nước Nga Xô viết sau cách mạng tháng Mười 1917 tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh. Chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu quyết định đàm phán Brest-Litovsk (1917 - 1918) với Đức sau khi thấy tình hình quân Nga rất bi đát (Lenin đã bác bỏ quan điểm sai lầm của nhóm Troskiy (thân Đức) muốn tiếp tục chiến tranh; nhưng Troskiy phá hoại Lenin bằng cách tự tuyên bố chiến tranh kết thúc, Nga không cần ký hòa ước). Quân Đức thấy tình hình Nga quá lộn xộn nên tiếp tục tiến công, nhưng bị Hồng quân Xô viết đánh tan ở gần Pskov và Narva nên buộc phải ký hòa ước Brest-Litovsk (3/3/1918), ép Nga phải cắt rất nhiều đất đai và phải bồi thường 3 triệu rúp chiến phí cho Đức.
Bất chấp hiệp ước được ký kết, quân Đức vẫn tiếp tục tấn công. Chúng thỏa thuận với chính phủ Ucraine là Razar để ly khai Ucraine ra khỏi Nga Xô-viết; đồng thời đánh chiếm mất Transkokaz, Tiphlis và Baku; ủng hộ tên Crasnov ở Sông Đông chống phá chính quyền Xô-viết Nga. Đức vơ vét nhiều của cải, sát hại nhiều người dân Nga theo thông cáo: "cứ mỗi lính Đức bị giết hay bị thương thì mười người Nga đầu tiên (lính hoặc dân thường) bị giết ngay tức khắc". Đáp lại hành động của quân Đức, chính phủ Nga Xô-viết kêu gọi nhân dân vũ trang chống lại chúng, cắt nguồn lúa mì cho quân Đức. Kết quả, hơn nửa triệu quân Đức và 30 vạn quân Áo - Hung bị sa lầy ở chiến trường Nga Xô-viết. Xuân 1918, quân Anh - Mỹ và Nhật bắt đầu tấn công để bao vây nước Nga Xô-viết.
Không đạt mục đích đánh bại quân Nga hoàn toàn, Đức kiệt sức và bắt đầu suy yếu dần. Tháng 8/1918, quân đồng minh tổng phản công Đức; chỉ trong 1 ngày mà 16 tiểu đoàn của Đức bị đánh bại hoàn toàn. Ludendoff viết: "Đó là ngày đen tối nhất trong lịch sử quân đội Đức". Quân Đức sau nhiều trận thất bại liên tiếp và phải rút khỏi Pháp và Bỉ. Tháng 9/1918, quân đồng minh đánh bại Bulgaria rồi mở đường tiến lên Áo - Hung. Tháng 10/1918, sau thất bại của quân Áo - Hung trước quân Italia (6/1918) thì nhiều dân tộc, quân đội vùng lên khởi nghĩa và Serbia, Croatia, Czech, Slovenia và Hungaria tuyên bố độc lập, khiến đế quốc Áo - Hung từ cái "áo nhiều mảnh của người hề" bị tan rã hoàn toàn. Ngày 3/11/1918, chính phủ Áo chính thức ký hiệp định đình chiến. Ở Đức, lo sợ cách mạng sẽ nổ ra nên Ludendoff buộc chính phủ mới của hoàng thân Marx ký hiệp định đình chiến. Chưa kịp ký kết, cách mạng nổ ra khiến vua Vilhelm II trốn sang Hà Lan. Chính phủ mới ký với Đức hiệp định đình chiến rừng Compeigne (11/11/1918) và giao cho phe thắng trận 5.000 đại bác, toàn bộ tàu ngầm và xe, tàu chiến, hơn 2 vạn súng liên thanh, 5.000 đầu máy xe lửa, 15 vạn toa xe lửa...

3. Kết quả:
- Gần 70 triệu người bị gọi nhập ngũ ở các nước tham chiến; có trên 10 triệu người tử trận và 19 triệu bị thương, 3 triệu người bị tàn phế.
- Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đường sá, thành phố bị tàn phá; hơn nữa một số nước tham chiến mắc nợ rất nhiều. Mỹ rất giàu và trở thành chủ nợ sau chiến tranh.
- Sự ra đời của nhà nước Nga Xô-viết sau cách mạng tháng Mười 1917 làm đảo lộn hệ thống tư bản trên toàn thế giới


Tài liệu tham khảo:
  1. Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (bản tiếng Nga, có trích dẫn một số đoạn đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Moscow, 1935
  2. Lenin, Bệnh ấu trĩ (tả khuynh) trong phong trào Cộng sản (bản dịch), Nxb Sử thật Hà Nội, 1957
  3. Lenin toàn tập (trích dẫn một số đoạn đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập 24
  4. Lenin, Thư gửi các công nhân Mỹ (bản dịch), Hà Nội, 1957
  5. Lenin, Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (bản dịch), Hà Nội, 1958
  6. A. Efimov và Khvostov, Lịch sử cận đại (bản dịch), Nxb Sự thật Hà Nội, 1963
Anh ơi cái kết quả em thấy còn thiếu nhiều lắm, chưa được thực sự đầy đủ cho lắm
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,485
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Mâu thuẫn giữa các khối đế quốc Anh - Đức, Nga - Đức, Pháp - Đức và Nga - Áo Hung dẫn tới Thế chiến bùng nổ. Như đã biết, do kết quả của cách mạng công nghiệp 2.0 cuối thế kỷ XIX và quá trình xâm chiếm thuộc địa, đến năm 1900 hầu như toàn bộ thế giới đều được phân chia đều cho các đế quốc Anh, Pháp, Nga, Đức và Italia. Một vài nước đế quốc nhỏ bé là Hà Lan và Bỉ cũng tham gia vào việc phân chia thế giới, Đức được phần thuộc địa nhỏ hơn Anh và Pháp vì nước Đức hình thành một nước lớn thống nhất quá muộn.
Những năm 90 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp của Đức phát triển vượt qua cả Anh nên Đức muốn chia lại thế giới. Anh là nước có nhiều thuộc địa nhất, ngoại thương và xuất khẩu tư bản là mạnh nhất. Đức muốn chia lại thế giới thì trước tiên là phải "phá" được đế quốc Anh cái đã. Khi mâu thuẫn Đức - Anh bùng nổ mạnh mẽ, đế quốc Đức nỗ lực hết minh để qua mặt Anh: Tư bản Đức đánh bại những kẻ cạnh tranh Anh ra khỏi thị trường nước ngoài, hàng hóa của Đức cạnh tranh rất có hiệu quả với hàng hóa của Anh ở ngay cả chính quốc Anh và thuộc địa của Anh luôn. Năm 1898, Đức xây dựng thành công hải quân lớn mạnh, đe dọa trực tiếp đến Anh quốc.
Đầu thế kỷ XX, các đế quốc bắt đầu chiến tranh để tranh cướp thuộc địa. Đế quốc Mỹ nổi lên đã xâm chiếm quần đảo Hawaii để lập căn cứ hải quân ở đây. Năm 1898, Mỹ lại đánh tan được quân Tây Ban Nha, chiếm thành công Cuba, Puerto Rico và cả quần đảo Philippines để đế quốc này dùng làm bàn đạp xâm nhập vào Viễn đông. Năm 1899, Mỹ thực hiện chủ nghĩa "mở cửa" để xâm nhập và làm bá chủ Trung Quốc.
Cũng năm 1899 đến 1901, diễn ra liên tiếp hai sự kiện: phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc và chiến tranh Anh - Boer. Ở Nam Phi, quân Anh tấn công và đánh bại người Boer (hậu duệ của người Hà Lan cư trú ở Nam Phi) từ 1899 đến 1901. Ở châu Á, Sau khi cắt xé Trung Quốc thành nhiều mảnh, bọn đế quốc ra tay cướp bóc thật nhiều tài nguyên của nước này (tức Trung Quốc). Lenin viết: "các chính phủ châu Âu đã hăng hái biết bao trong việc cướp bóc - "thuê", hăng hái đến mức không phải vô cớ mà người ta nói tới việc phân chia Trung Quốc... Nhưng các chính phủ đó không công khai hành động mà lại lén lút như những tên trộm cắp. Chúng bóc lột Trung Quốc như bóc lột một xác chết" (dẫn theo Lenin toàn tập (tiếng Nga, tập 4, tr. 348 - 349). Thế là phong trào Nghĩa hòa đoàn (nghĩa là "nắm tay phục vụ hòa bình và chính nghĩa") tiến đánh quân đội phương Tây bùng nổ. Năm 1900, các nước Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Italia và Nga hợp lực đưa quân vào đàn áp thành công, buộc vua Thanh ký Điều ước 1901 bồi thường cho đế quốc 325 triệu dollar.

Sau khi dẹp tan Nghĩa hòa đoàn, Nga tìm cách vận động cho các cường quốc rút khỏi Bắc Kinh và để quân ở Mãn Châu, nhằm tăng cường ảnh hưởng ở nước Trung Hoa rộng lớn này. Bọn Nhật, Anh và nhất là Mỹ rất bực tức trước thái độ của Nga; Mỹ cho rằng Nga chính là vật cản lớn nhất cho những mưu toan của đế quốc Mỹ ở Trung Quốc. Trái lại, Đức thi hành chính sách ngoại giao xảo quyệt: Đức xúi bẩy Nga xâm lược Viễn đông và yêu cầu Nhật trung lập nếu có chiến tranh xảy ra - Chính phủ Wilhelm II (Đức) hi vọng với kế hoạch này sẽ trói buộc Nga ở mặt trận Viễn đông để Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Bị Đức xúi giục, Nhật ký kết liên minh với Anh, đồng thời âm mưu gây chiến với Nga nhằm chiếm cả Viễn đông của Nga và đảo Sakhalin, Triều Tiên - hành động của Nhật được Mỹ và Anh ủng hộ.
Năm 1904, không một lời tuyên chiến, Nhật nhanh chóng gây chiến và đánh bại hoàn toàn quân Nga. Về phía Nga có lực lượng rất mạnh, nhưng không chuẩn bị chu đáo; Nhật bí mật chuẩn bị từ lâu và được Anh, Mỹ viện trợ nhiều về tài chính và vũ khí. Thất bại của chiến tranh Nga - Nhật khiến nhiều người Nga tỉnh ngộ và họ hiểu, chính chế độ Sa hoàng đã đưa nước Nga đến chỗ thất bại; đã phơi trần sự hủ bại của chính quyền Sa hoàng Nga. Sự kiện pháo đài Lữ Thuận bị một viên tướng Nga là Stoerxen dâng cho Nhật năm 1905 đã "là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của chế độ Nga hoàng" (trích của Lenin). Run sợ trước cách mạng sắp nổ ra ở Nga, Sa hoàng Nga là Nikolai II vội vàng kết thúc chiến tranh. Lý do của việc kết thúc này là: Nga hoàng sau khi đánh bại cách mạng chắc chắn sẽ đánh Nhật một lần nữa (Nhật sau chiến tranh bị kiệt quệ hẳn lực lượng rồi); tư sản quốc tế lo ngại nếu cách mạng Nga thắng lợi sẽ có hậu quả xấu với thế giới. Nhưng Anh và Mỹ dù đã hạ được Nga, nhưng lo ngại Nhật trở nên quá mạnh ở Viễn đông, nên về sau hai nước này hạn chế viện trợ tài chính cho Nhật. Còn Mỹ nhận ra Nhật đang trở thành địch thủ của mình trong cuộc đấu tranh giành quyền ảnh hưởng ở Viễn đông trong tương lai, nên Tổng thống Mỹ là Theodore Roosevelt đứng ra đề nghị kết thúc chiến tranh. Nga hoảng sợ trước cách mạng, Nhật kiệt quệ rồi nên hai nước đã phải chấp nhận đề nghị của Mỹ. Hiệp định Postmouth (1905) được ký kết với điều kiện là Triều Tiên thuộc Nhật. Năm 1910, Nhật buộc vua Triều Tiên cuối cùng từ ngôi, biến Triều Tiên thành thuộc địa của Nhật.
Đầu thế kỷ XX, Đức bắt đầu có mâu thuẫn với các đế quốc khác là Pháp và Nga. Pháp lo sợ quân Đức sẽ lấn chiếm thêm thuộc địa của nó, muốn lấy lại Alsace và Lorraine. Nga lo sợ vì quân Đức đang xâm nhập vào Trung Cận đông; Đức âm mưu biến Thổ Nhĩ Kỳ (của Nga) thành thuộc địa, dọa sẽ lấy mất vùng Kavkaz và bờ Hắc Hải của Nga. Để tạo liên minh chống Đức, Anh bèn ký hiệp ước với Pháp (1904): theo hiệp ước này, Pháp thừa nhận Anh sẽ giữ Ai Cập và Anh không can thiệp việc Pháp đánh chiếm Maroc. Hai nước thống nhất phân chia lại vùng ảnh hưởng ở Thái Lan, đồng thời đồng thuận nhường vùng bờ biển của Maroc (eo Gilbrantar) cho Tây Ban Nha.
Sau khi hiệp ước 1904 vừa ký kết, Đức tuyên bố không thừa nhận hiệp ước 1904 và dọa gây chiến với Pháp nhằm độc chiếm Maroc. Anh hứa giúp Pháp, nhưng Pháp không tin chắc vào liên minh này mà muốn nhờ Nga giúp đỡ. Bị Nga bỏ rơi, Pháp nhượng bộ và Ngoại trưởng Pháp là Delcassé phải từ chức. Đầu năm 1906, hội nghị Algeciras được triêu tập và ra hiệp ước, tuyên bố Maroc là một "nước tự do" trong ảnh hưởng của Pháp. Để củng cố chỗ đứng ở Maroc, Pháp lôi kéo Italia vào bằng cách cho phép nước này tự do hành động ở Cyrenaica và Tripoli; đáp lại thì Italia ủng hộ Pháp.

Năm 1907, cách mạng Nga làm cho vị trí quốc tế của đế quốc Nga suy yếu, bị phụ thuộc về mặt tài chính với Anh và Pháp vì Sa hoàng Nga cần tiền để đàn áp quân cách mạng Nga, xây dựng hạm đội mới và trang bị lại các xưởng đúc vũ khí. Trước tình hình đó, Anh thấy cần phải hợp tác với Nga để chống lại Đức, đồng thời lợi dụng Nga đang suy yếu để buộc nước này phụ thuộc hơn nữa vào Anh quốc. Năm 1907, hiệp ước Anh - Nga được ký kết, trong đó Nga từ bỏ tham vọng với Afganistan, phân chia vùng ảnh hưởng ở nước Ba Tư (tức Iran ngày nay) và cam kết tôn trong độc lập của Tây Tạng. Như vậy với hiệp ước này, Anh và Nga (về sau có Pháp) chấm dứt các tranh chấp lâu đời để nhắm vào kẻ thù chính là Đức.
Do thắng lợi của cách mạng Nga 1905 - 1907, phong trào cách mạng lan nhanh ra khắp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đảng "Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ" phát động khởi nghĩa ở Macedoine. Được thương nhân, nông dân và tiêu tư sản ủng hộ, quân đội ngả theo quân khởi nghĩa, Đảng buộc vua Thổ là Abdul Hamid II phải chấp nhận tối hậu thư và phải nhượng bộ. Sau đó, những đảng viên của Đảng này nhanh chóng lập Meijid (Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ) để cải cách đôi chút, nhưng lại khắc nghiệt với các dân tộc không phải Slav. Năm 1909, Đảng này lật đổ Abdul Hamid II do nhà vua không chịu phục tùng hiến pháp, đưa Mehmed V lên ngôi. Vấn đề ruộng đất không được giải quyết.
Cuối năm 1905, cách mạng bùng nổ ở Iran. Thương nhân và tăng lữ (được các tầng lớp nhân dân ủng hộ) đóng hết các cửa hiệu, đòi đánh đổ shah Iran (Ba Tư) Mozaffar al-Din (1896 - 1907). Shah đem quân đàn áp, nhưng không có kết quả. Tháng 8/1906, vua Mozaffar phải triệu tập Nghị viện đầu tiên và ban hành Hiến pháp mới. Bọn đại địa chủ và tư sản được Shah nhượng cho nhiều quyền lợi bèn trở mặt phản bội nhân dân. Nhân dân Iran đấu tranh mạnh hơn, chống phong kiến và cả những ảnh hưởng của đế quốc tại Iran. Ở Nga, công nhân Iran làm ở đó đã tiếp xúc, học tập kinh nghiệm cách mạng Nga để truyền về tổ quốc. Về phần mình, Shah âm mưu đảo chính lật đổ Nghị viện, nhưng thất bại (mùa thu năm 1907); Shah tiếp tục liên kết với Anh - Nga, điều khiển bọn phản cách mạng đảo chính thành công lật đổ Nghị viện (1908). Sự kiện Teheran 1908 càng khích lệ quần chúng đấu tranh mạnh mẽ ở Astrakhan, Hamagan, Khorassan, Isfahan.... nổi bật là phong trào Phidai. Mùa thu 1909, quân cách mạng đánh thẳng vào kinh đô, lật đổ Shah Mohammad Ali và đưa con trai ông ta là Ahmad lên ngôi; đồng thời lập Nghị viện mới lần thứ hai. Thành phần trong Nghị viện lần hai này toàn là đại địa chủ và tư sản; cho nên năm 1910, quân chính phủ nhanh chóng đánh tan Phidai. Cách mạng Iran thoái trào.
Cách mạng Tân Hợi (1911 - 1912) ở Trung Quốc. Hoàn cảnh: sự cùng khổ của nông dân mất ruộng và quyền hành; sự áp bức các tầng lớp nhân dân; sự lộng quyền và tham nhũng của các quan lại nhà Thanh; triều đại ngoại tộc và tư bản nước ngoài nô dịch. Lãnh đạo cách mạng là Tôn Trung Sơn, một người trung thành với nền cộng hòa. Thành phần tham gia là tiểu tư sản thành thị, công nhân, nông dân và trí thức, một bộ phận quân đội nhà Thanh có cảm tình với cách mạng. Khi cách mạng bùng nổ, đại tư sản lập tức cấu kết với phong kiến để kìm hãm cách mạng; khiến những người dân chủ bị cô lập, bị tách khỏi các tầng lớp nhân dân. Khi những người cách mạng Trung Quốc lập ra nhà nước cộng hòa, do bị đại tư sản bán đứng nên chế độ phong kiến vẫn y nguyên; Viên Thế Khải trở thành Tổng thống của nước cộng hòa.
Ảnh hưởng của cách mạng 1905 - 1907 của Nga lan mạnh và khiến phong trào cách mạng ở Bosnia và Herzegovina phát triển mạnh. Hội nghị Berlin 1878 đặt Bosnia và Herzegovina dưới sự quản lý của Áo - Hung thay vì Thổ Nhĩ Kỳ như trước. Việc Áo - Hung ngang nhiên sát nhập Bosnia và Herzegovina vào lãnh thổ của nó đã khiến nhân dân Bosnia và Herzegovina căm phẫn. Serbia rất phẫn trước sự kiện này vì Áo - Hung đã cướp mất hai đồng minh quan trọng là Bosnia và Herzegovina; Nga ganh tị với Áo - Hung nên ngầm khuyến khích Serbia phản kháng. Đức thì rất đồng ý với sự kiện này, vì nó sẽ gián tiếp giúp Đức vươn tay dài sang thuộc địa Thổ Nhĩ Kỳ giàu có. Sợ nước Nga sẽ chiếm mất Bosnia và Herzegovina, Đức gây áp lực buộc Nga phải chấp nhận sự kiện này, coi đó là đòn trả thù ngọt ngào của Đức sau vụ thất lợi ở Algeciras năm 1906.

Mùa xuân 1911, không hài lòng với kết quả của Algeciras, Pháp lợi dụng việc các bộ lạc đang gây chiến chống vua Maroc là Abdelhafid (1896 - 1912) bèn đem quân đánh chiếm thủ đô Fez. Đức biết tin, bèn đưa chiến hạm Pangte đến đe dọa Pháp ở ngoài khơi Maroc; Anh lúc sau bèn đưa chiến hạm sang ủng hộ Pháp nhằm chặn Đức chiếm Maroc. Đức thấy hành động của mình không có kết quả, buộc phải ký hiệp ước 1911 thừa nhận Pháp bảo hộ Maroc; đổi lại Đức được một phần xứ Congo ở gần vùng Cameroon thuộc Đức
Cuối năm 1911, Italia gây chiến với Thổ Nhĩ Ký để chiếm mất Cyrenaica và Tripoli. Do chiến thắng của quân Italia, các nước Balkan họp lực với nhau nhằm chống lại Thổ, Đức và Áo - Hung dưới sự trợ giúp của Nga. Đầu tháng 10/1912, Montenegro bắt đầu chiến tranh với Thổ; các nước Balkan khác cũng hợp lực nhau giúp Montenegro đánh quân Thổ và giành thắng lợi trọn vẹn, làm chủ bờ biển Adriatic. Thắng lợi này khiến Áo - Hung và Italia căm tức, chúng đòi quân Serbia phải rút khỏi Adriatic và cấm Serbia mở đường ra biển để chúng làm bá chủ vùng biển này; trong khi đó Nga ủng hộ Serbia. Do sức ép của Đức và Nga chưa kịp chuẩn bị gì để bảo vệ đồng minh Serbia, chính phủ Serbia phải nhượng bộ. Năm 1913, hiệp định London giữa các đế quốc buộc Thổ phải nhường tuyến Enos-Midia cho các nước Balkan - Thổ suy yếu hẳn. Dù vậy, Serbia không từ bỏ ý định (bất chấp lời khuyên nên hòa hoãn của Nga) nhòm ngó Balkan, nên gây chiến với Bulgaria. Lợi dụng Serbia chưa kịp chuẩn bị gì, quân Bulgaria bất ngờ tấn công quân Serbia (tháng 6/1913); nhưng kết quả đã bị liên minh Balkan do Serbia đứng đầu (có Thổ tham gia) đánh bại hoàn toàn.

Sự lớn mạnh của Serbia (có Nga ủng hộ) làm phe Liên minh (do Áo - Hung và Đức đứng đầu) căm tức. Lúc đầu, phe chủ chiến ở Áo - Hung quyết định chiến tranh với Serbia. Nhưng lo sợ cuộc chiến tranh do mình phát động lại lan rộng ra thế giới nên chính phủ Áo - Hung đã ngầm thỏa thuận với đồng minh là Đức; vì Áo - Hung biết rằng nếu được Đức ủng hộ thì Áo - Hung sẽ đánh Serbia ngay không chút do dự, và chiến tranh có nổ ra hay không sẽ do chính phủ Đức quyết định. Ngay lập tức, đề nghị của Áo - Hung được chính phủ Wilhelm II của Đức chấp thuận; vì Đức nhận định: nếu gây ra chiến tranh sớm trong năm 1914 thì sẽ có lợi hơn, vì lúc này Anh và Pháp cũng đang chuẩn bị lực lượng và vũ khí mạnh (lợi dụng yếu tố bất ngờ). Đức cũng thừa biết Nga chưa chắc gì ủng hộ Serbia vì nước Nga chưa sẵn sáng cho cuộc chiến này; nhưng Đức cũng nghi ngại rằng nếu đồng minh của Nga là Pháp sẽ nhảy vào cuộc chiến thì tình hình sẽ như thế nào ? Ngoài ra, Đức hy vọng Anh đứng ngoài cuộc chiến, vì chính phủ Anh bận với vấn đề Irlande rất quyết liệt
Để thúc đẩy chiến tranh, Đức rất mau lẹ và kiên quyết. Người kế thừa Áo - Hung là Franz Ferdinand muốn kế thừa chính sách của ông mình là vua Franz Josef bành trướng khu vực ảnh hưởng ở Balkan đồng thời tăng sự kiểm soát đối với các dân tộc đang sống dưới ách cai trị của đế quốc Áo-Hung. Ngày 28/6/1914, người kế ngôi Áo - Hung bị tổ chức cách mạng bí mật của Serbia ám sát ở Sarajevo (Bosnia); Đức chớp cơ hội đó và ra tối hậu thư với lý lẽ mà Serbia không thể chấp nhận được. Theo lời khuyên của Nga, thủ tướng Serbia là N. Pasic (1912 - 1918) quyết định chấp nhận hết tối hậu thư và gửi về Áo - Hung; nhưng đại sứ Áo là Giesl không chấp thuận. Đức thúc giục Áo - Hung gây chiến, ngày 28/7/1914 Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Serbia bị uy hiếp, Nga và Pháp cầu cứu Anh chống lại Đức, nhưng Anh không trả lời; mãi ít lâu sau thì Anh mới chịu tuyên chiến với lý do: không bàng quan trước cuộc chiến tranh chống Pháp và Bỉ

2. Diễn biến chiến tranh
Châu Âu lúc này bị phân chia thành mặt trận phía Tây và mặt trận phía Đông. Ở Viễn Đông, bất chấp việc các cường quốc thuyết phục phải giúp đỡ họ ở châu Âu, Nhật quyết tâm tấn công các thuộc địa của Đức ở Sơn Đông và một phần Trung Quốc; Nhật quá quyết liệt nên các đế quốc phải triệt thoái quân đội để tập trung vào chiến trường châu Âu
Để gây chiến tranh, các đế quốc đều có âm mưu của riêng họ: Đức tiến đánh chiến tranh để tranh cướp các thuộc địa của Anh, Pháp và Bỉ; các nước ở rìa biên giới với Nga - Đức tính rằng nếu chiếm được các miền trên thì thực lực của Đức sẽ tăng mạnh và có thể bắt các nước khác ở châu Âu làm chư hầu cho nó. Áo - Hung gây chiến vì muốn củng cố ách áp bức với các dân tộc Slav, đặt quyền bá chủ ở Balkan và Hắc Hải, Adriatic. Anh tiến hành chiến tranh để củng cố hệ thống thuộc địa, làm suy yếu sức cạnh tranh kinh tế và cướp lấy thuộc địa của Đức; Anh cũng gây chiến luôn với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cướp thuộc địa giàu mỏ dầu, có vị trí chiến lược là Iraq và các nước Cận đông ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Pháp gây chiến để lấy lại vùng Alsace và Lorrain, đồng thời còn muốn cướp thêm hạt Sarre giàu tài nguyên của Đức. Nga muốn xóa bỏ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ kỳ ở Balkan, để cho hạm đội Nga tự do ra vào Hắc Hải. Nhật âm mưu lợi dụng các đế quốc bận gây chiến ở châu Âu để giam hãm, tạo điều kiện cho chúng thống trị Trung Quốc. Mỹ thì chờ chiến tranh diễn ra để chúng bán vũ khí, lương thực cho các nước tham chiến để kiếm lời, lợi dụng sự kiệt quệ của các nước tham chiến để tăng cường ảnh hưởng chính trị của Mỹ ra châu Âu. Riêng Serbia thì đây là chiến tranh chính nghĩa nhằm giải phóng các dân tộc Slav và Magyar khỏi ách thống trị của Áo - Hung.

* Giai đoạn 1 (1914 - 1916)

Bắt đầu cuộc chiến, Đức quyết định hai kế hoạch: chống Pháp và chống cả Nga (nhưng kế hoạch này bị phá sản). Rốt cuộc, tướng Đức là Schliffel quyết định bất ngờ đánh nhanh nước Pháp để Nga không kịp trở tay giúp Pháp. Biết Pháp củng cố quân đội ở biên giới với Đức, Schliffel quyết định đánh vòng qua Bỉ, chiếm nhanh nước Pháp trong vòng 6 tuần, sau đó đánh Nga để 4 tháng nữa là chiến tranh thế giới sẽ kết thúc với thắng lợi thuộc về Đức.
Tháng 6/1914, Đức huy động 70 sư đoàn tiến đánh Pháp và 14 sư đoàn (có 28 sư đoàn của Áo - Hung) đánh Nga. Quân Đức vượt nhanh và đánh bại quân Bỉ trung lập, chiếm đóng eo Manche ngăn quân Anh can thiệp. Quân Đức nhanh chóng tràn nhanh vào biên giới Pháp - Bỉ, đánh dồn quân Pháp vào góc biên giới Pháp - Đức và chiếm đóng Paris.
Trong giờ phút hiểm nghèo đó, quân Nga không cần chờ tập hợp lực lượng đã quyết định tiến đánh Đông Phổ, buộc Đức rút mất 2,5 quân đoàn từ Paris sang chi viện ở chiến trường Đức - Nga nên lực lượng của Đức yếu dần, 29 sư đoàn của quân Đức buộc phải bỏ Paris đánh sang sông Marne. Tình hình có lợi cho Pháp, lúc này chính phủ Pháp tập hợp được 25 sư đoàn tiến đánh Marne. Trận sông Marne diễn ra trong 4 ngày, với 1 triệu quân của hai bên tham gia. Đức thất bại và phải lui quân.
Lại nói đến mặt trận phía Đông, 2 quân đoàn của quân Nga bất ngờ đánh Đông Phổ để kéo 2,5 quân đoàn Đức sang chống giữ chiến trường này, giải vây Paris. Cuối tháng 8/1914, quân Đức (do Hildenburg và Ludendoff chỉ huy chung) đánh tan quân Nga của Samsonov (quân Nga chống đỡ cô độc, không có cứu viện của tướng Nga Rennekampf) ở gần hồ Mazuri. Đánh bại Samsonov, quân Đức quay sang đánh tan tành Rennekamf và tràn vào lãnh thổ nước Nga. Bỏ qua việc Đức đang vào nước Nga, quân Nga đánh nát quân Áo - Hung và lấy mất Bukovina và đông Galicia; khiến Đức phải chi quân cứu viện đồng minh, nhưng Đức cũng bị Nga đánh thua liểng xiểng hai trận liên tiếp. Các chiến thắng liên tiếp của Nga khiến Paris được cứu thoát, Anh có đủ thì giờ để tập hợp lực lượng đánh vào châu Âu; Áo - Hung suy yếu và chúng bị Serbia đánh tan hai trận liền.
Tình hình chiến sự cuối năm 1914 cho thấy Đức chuẩn bị chiến tranh đầy đủ hơn các địch thủ của nó. Pháp và Anh chưa chuẩn bị đủ vì công nghiệp chuyển sang thời chiến rất chậm; còn Nga mới mấy tháng đầu cuộc chiến đã rơi vào tình trạng thiếu vũ khí, lương thực trầm trọng. Mặc dù phe Hiệp ước có ưu thế, nhưng kế hoạch Schliffel mang mầm mống thất bại sẵn, vì: không lường trước sức mạnh và sự linh hoạt chiến lược của quân Nga. Kế hoạch đánh ở cả hai mặt trận Tây và Đông cùng lúc chắc chắn sẽ làm quân Đức tiêu hao nhiều binh lực hơn, gặp khó khăn về lực lượng và chắc chắn thất bại vì kẻ thù hơn hẳn Đức về tài lực, kinh tế hùng mạnh hơn. Yếu tố Nga bất ngờ làm tan rã về cơ bản kế hoạch phiêu lưu Schliffel của Đức.
Việc Italia bất ngờ tham gia phe Hiệp ước của Đức đã gây nhiều ngạc nhiên cho phe Liên minh của Đức, Áo - Hung. Italia tuyên bố sẽ tham chiến nhằm cướp đoạt các thuộc địa của các nước lớn - chúng còn định rằng sẽ tham chiến cùng phe đế quốc nào cho nó nhiều quyền lợi nhất. Với âm mưu này, chính phủ Italia lập luận: Italia không nhất thiết theo phe Đức và Áo - Hung, nhưng đòi Áo - Hung phải cho mình vùng Tyrol và Istria để đổi lấy sự trung lập. Italia muốn thương lượng với phe Hiệp ước với điều kiện Italia phải nhận được công lao là các vùng đất mà Áo - Hung chiếm đóng (Damasia, Triest và Istria; của người Slav phương Nam), phần lớn đất Albani, hai tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ và mở rộng thuộc địa ở châu Phi. Những đòi hỏi của Italia vấp phải phản đối của Nga khi Nga không cho Italia lấy các vùng đất của người Slav phương Nam; Italia buộc phải nhượng bộ. Tháng 4/1915, Italia ký hiệp ước London và gia nhập phe Hiệp ước. Lenin vạch trần bản chất dối trá của hiệp ước 1915 khi Người cho rằng "trong khi giải phóng Serbia thì khối Hiệp ước bán rẻ lợi ích tự do của Serbia cho đế quốc Italia để đổi lấy sự ủng hộ của Italia đối với việc cướp bóc nước Áo" (trích Lenin, Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (bản dịch), Hà Nội, 1958).
Rumani tham gia phe Hiệp ước nữa cũng gây bất ngờ cho phe Liên minh. Khi chiến tranh bắt đầu, Nga cam kết cho Rumani trung lập và Rumani được phép lấy lại các vùng đất mà Áo - Hung xâm chiếm trước đó. Lợi dụng việc làm của Nga, bọn cầm quyền Rumani mặc cả với hai phe quân sự trong suốt 2 năm chiến tranh để cướp cho được các vùng đất Transivannia, Bukovina; đồng thời bán lúa mì cho phe Liên minh của Đức với giá rất đắt, ép phe Hiệp ước phải cho vay tiền và cho quân Đức mượn đường tiếp tế vũ khí sang Thổ và Bulgaria. Khi Nga đánh bại Đức, Rumani quyết định tuyên chiến với Đức vì nhận thấy chiến tranh không khiến quân Rumani mất nhiều quân.
Tương tự như thế, chính quyền Bulgaria của vua Ferdinand thỏa thuận với phe Liên minh là khi thời cơ tốt sẽ đứng về Liên minh. Giấu kín với phe Liên minh, Bulgaria thương lượng để buộc phe Hiệp ước công nhận Bulgaria là "trung lập" - mục đích làm phe Hiệp ước mất cảnh giác trước âm mưu của mình, đồng thời để kiếm lời: "muốn làm cho món hàng của mình có giá". Bulgaria yêu sách sẽ lấy Serbia, Macedoine, Thraxce... và được phe Liên minh chấp thuận cho gia nhập. Hy Lạp cũng muốn thỏa thuận với phe Hiệp ước nhằm bán giá cao nền trung lập của mình. Năm 1915, nội bộ chính phủ Hy Lạp có đấu tranh giữa vua Constantine I thân Đức đòi trung lập, thủ tướng E. Venizelos đòi tham gia phe Hiệp ước. Do vị trí địa lý của mình, nhà vua cách chức thủ tướng Hy Lạp và giữ cho Hy Lạp trung lập. Đến năm 1917, Venizelos được Anh và Pháp đưa lên cầm quyền và tham gia phe Hiệp ước

Từ năm 1915, chiến sự diễn ra chủ yếu ở mặt trận phía Đông vì ở phía Tây, phương tiện chiến tranh còn yếu ớt và lực lượng của quân Đức khá mỏng, liệu sức không chống nổi liên minh Anh - Pháp; Đức quyết đánh Nga vì địa hình chiến trường phía Đông rất rộng, biết lực lượng Nga không đủ sức và thời gian lập phòng tuyến dài trên 1.200 km để chống Đức. Để thực hiện, Đức tập hợp 18 sư đoàn bộ và kỵ binh, dùng 1.410 đại bác lớn. Tháng 5/1915, quân Đức chọc thủng phòng tuyến của Nga ở Gorlissa và Tarnov; tháng 7 Đức lại tiếp tục đánh Ba lan và Lithuania... Quân Nga thiếu hụt trầm trọng nên rút lui dần dần, mất cả vùng Galicia, Bukovina, Ba Lan.... Đã vậy, Đức tung gián diệp vào tận bộ chỉ huy Nga, quấy nhiễu và ăn cắp các bí mật quân sự của Nga. Dù vậy, các chiến thắng của Đức không có tính quyết định; các cuộc xâm nhập đều bị Nga chặn đứng, một nửa số quân Đức bị tê liệt. Với tù binh, lần đầu tiên quân Đức dùng hơi ngạt và sát hại rất nhiều người theo cách này.
Cuộc rút lui của quân Nga đã gây tai họa cho Serbia. Cuối tháng 10/1915, với lực lượng gấp ba lần quân Serbia, liên quân Áo - Hung và Đức cùng Bulgaria bất ngờ tiến đánh quân Serbia. Quân Serbia thất bại nặng, chính phủ Serbia đã phải lưu vong sang Hy Lạp
Như vậy, thất bại của Nga gây ra nhiều hệ quả lớn: Đức dù còn rất mạnh nhưng không đủ sức loại được quân Nga; còn Anh và Nga lợi dụng thất bại của Nga để tích cực phát triển kinh tế, chuẩn bị lực lượng, trang bị vũ khí cho hàng triệu quân để chuẩn bị cho năm 1916 => nói rằng Pháp và Anh mượn bàn tay của Nga để tiến hành đại bộ phận cuộc chiến.
Không đánh bại được quân Nga, Đức lại kéo quân về Pháp và tiến đánh thành Verdun vào đầu năm 1916. Quân Pháp có cứu viện phản công quyết liệt trong 10 tháng trời, cuối cùng Đức buộc phải lui quân. Hai bên cùng thiệt hại đến gần 70 vạn quân. Cùng với sự rút lui của Đức, quân Áo - Hung bị quân Italia (có Nga phối hợp) đánh tan tành ở gần biên giới với Rumani. Đức điều quân viện trợ Áo - Hung, nhưng lại bị quân Nga đánh nát ở khu Galicia và Karpat, 40 vạn quân và số lớn chiến lợi phẩm bị quân Nga giữ lại. Thất bại trong chiến tranh với Nga, Đức lâm vào thế phòng ngự. Tháng 7/1916, đồng minh của Nga là quân Anh đã vượt biển vào đánh tan quân Đức ở sông Somme, thiệt hại của hai bên là 1 triệu 20 vạn người. Rumani sau đó gia nhập phe Hiệp ước của Nga, Anh và Pháp với lời hứa là sẽ nhận vùng Transivannia, đất của người Ucraine (trích hiệp ước Bucharest tháng 8/1916). Tháng 8/1916, quân Rumani tuyên chiến với Áo - Hung, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Anh và Pháp đánh không lại Bulgaria nên nhờ Nga giúp, kết quả Nga đại thắng nhưng mặt trận phía đông bị dãn ra thêm 500km nữa.

* Giai đoạn 2 (1917 - 1918):

Dù Rumani bị thua trong cuộc chiến, nhưng việc liên minh với Đức đã tạo điều kiện cho Đức tận dụng dầu lửa của nước này để phát triển chiến tranh tàu ngầm nhằm kết thúc chiến tranh. Nhân việc Anh vừa thay đổi chính phủ (Loyd George thay H. Asquith làm thủ tướng mới) và có lục đục nội bộ, Đức quyết định dùng chiến tranh tàu ngầm với âm mưu: đánh chìm các tàu chở khách của các nước tham chiến để họ không có thời giờ cứu người chết đuối; đồng thời cắt đứt nguồn lương thực để Anh lâm vào nạn đói thì tất nhiên, Anh sẽ gây chiến với Đức thôi. Đồng thời với âm mưu "chiến tranh tàu ngầm", Đức thấy rằng tình hình của mình ngày càng nghiêm trọng nên quyết định "thương lượng hòa bình thắng lợi" - kết thúc chiến tranh bằng cách buộc địch thủ phải thừa nhận sự chiếm đóng của Đức ở những vùng chúng chiếm được. Hơn nữa, Đức muốn ký các hiệp ước hòa bình cũng nhằm chia rẽ các nước thuộc phe Hiệp ước - cụ thể là ký hòa ước riêng với Nga để trả đất cho Nga, sau đó đánh các nước Hiệp ước còn lại. Trước âm mưu của Đức, Nga bị gián điệp của Đức chui vào phá hoại nhằm đạt hòa ước riêng rẽ; trong khi các nước Hiệp ước lập tức bác bỏ đề nghị của Đức và đòi chia cắt Áo - Hung.
Đầu năm 1917, Đức vẫn chiếm ưu thế về lực lượng bất chấp các khó khăn trước mắt. Quân Nga bị chặn đứng do cách mạng tháng Hai ở Nga, quân Italia quá yếu ớt; còn liên quân Anh - Pháp bị quân Đức đánh thua liểng xiểng vào tháng 4/1917, khiến 10 vạn quân Pháp tử thương. Trước các thất bại của phe Hiệp ước, Anh - Pháp yêu cầu chính phủ lâm thời Nga đưa quân vào chiến trường với âm mưu đè bẹp cách mạng Nga dễ dàng hơn sau khi thắng lợi. Lúc đầu quân Nga đánh tan quân Áo - Hung, nhưng Đức bất ngờ đem viện binh khiến quân Nga phải rút lui; bọn phản cách mạng trong bộ chỉ huy Nga cố ý không chuẩn bị gì để nhử cho quân Đức vào sâu trong Petrograd bóp chết cách mạng.

Quân Mỹ tham chiến: Trước khi chiến tranh diễn ra, Mỹ cho rằng các nước đánh nhau chắc chắn không có thắng thua, nhưng thực lực các nước tham chiến bị lay chuyển và suy yếu thì điều đó rất tốt cho Mỹ. Mỹ mưu toan lợi dụng tình trạng các nước tham chiến suy kiệt để thực hiện hoàn hảo các kế hoạch chinh phục của nó. Chính vì tính toàn đó, Mỹ kiên quyết phải trung lập. Chính phủ Mỹ cho phép các tập đoàn tư bản của nó ra buôn bán vũ khí và lương thực chủ yếu cho phe Hiệp ước mà không bán cho Đức, vì nước Đức bị hải quân Anh phong tỏa ở gần bờ biển; Mỹ không muốn quân Đức thắng, vì nếu Đức thắng thì lợi ích của đế quốc Mỹ bị ảnh hưởng, xa hơn là Đức sẽ thống trị toàn bộ châu Âu. Mỹ lo lắng nếu Đức liên minh với Nhật sẽ là nguy to; vì Nhật là đối thủ mà Mỹ rất lo ngại do những thắng lợi của Nhật ở Viễn đông. Với tính toán trên, Mỹ hầu như không buôn bán với Đức nhiều mà chỉ buôn bán với phe Hiệp ước và các nước trung lập vì những lợi ích công nghiệp, thương nghiệp và tài chính của nó. Các tập đoàn tư bản Mỹ bắt đầu buôn bán các vật liệu chiến tranh và lương thực với món lời kết sù (mục đích là bành trướng ra khỏi phạm vi Tây bán cầu), thậm chí cho vay để khiến Mỹ về sau trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Lenin đánh giá đế quốc Mỹ như sau (tác giả ghi theo ý, không ghi toàn văn): "bọn triệu phú Mỹ có lẽ là bọn giàu nhất, an toàn nhất về mặt địa lý. Chúng làm cho tất cả các nước, ngay cả các nước giàu nhất, phải trở thành chư hầu của chúng. Chúng vét được hăng trăm tỉ dollar qua các hiệp ước cướp bóc (với các nước tham chiến) và chia chát của cải cướp được, áp bức phong trào đấu tranh của công nhân các nước khác. Trên mỗi đồng dollar có vét bùn nhơ của các món hàng "béo bở" làm giàu cho tư bản Mỹ; đồng thời có vết máu của hàng mười triệu người chết và hai chục triệu người tàn phế" (Lenin, Thư gửi các công nhân Mỹ (bản dịch), Hà Nội, 1957)
Đầu năm 1917, Mỹ quyết định tham chiến bên phe Hiệp ước vì Mỹ đã có các mối liên hệ kinh tế với nước Hiệp ước. Hơn nữa, Mỹ tham chiến có lẽ do lo sợ những chiến thắng của quân Đức; Pháp và Nga đang suy yếu và Anh đang bị phong tỏa ngặt nghèo. Lenin cũng nói thêm lý do khác khiến Mỹ vào phe Hiệp ước (ghi đại ý): "cuộc chiến tranh năm 1861 - 1865 làm xuất hiện những tên triệu phú có tài chính mạnh đã thâu tóm toàn bộ châu Mỹ. Chúng chuẩn bị bóp chết Mexico để gây chiến với Nhật ở Thái Bình Dương. Và mục đích thực sự khi Mỹ gây chiến là chuẩn bị cho chiến tranh với Nhật sau này.... vì thế bọn tư bản Mỹ cần phải can thiệp để đấu tranh cho quyền lợi của các dân tộc nhỏ yếu, lập quân đội thường trực mạnh mẽ" (Lenin toàn tập, bản tiếng Nga).

Sự thành nhà nước Nga Xô viết sau cách mạng tháng Mười 1917 tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh. Chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu quyết định đàm phán Brest-Litovsk (1917 - 1918) với Đức sau khi thấy tình hình quân Nga rất bi đát (Lenin đã bác bỏ quan điểm sai lầm của nhóm Troskiy (thân Đức) muốn tiếp tục chiến tranh; nhưng Troskiy phá hoại Lenin bằng cách tự tuyên bố chiến tranh kết thúc, Nga không cần ký hòa ước). Quân Đức thấy tình hình Nga quá lộn xộn nên tiếp tục tiến công, nhưng bị Hồng quân Xô viết đánh tan ở gần Pskov và Narva nên buộc phải ký hòa ước Brest-Litovsk (3/3/1918), ép Nga phải cắt rất nhiều đất đai và phải bồi thường 3 triệu rúp chiến phí cho Đức.
Bất chấp hiệp ước được ký kết, quân Đức vẫn tiếp tục tấn công. Chúng thỏa thuận với chính phủ Ucraine là Razar để ly khai Ucraine ra khỏi Nga Xô-viết; đồng thời đánh chiếm mất Transkokaz, Tiphlis và Baku; ủng hộ tên Crasnov ở Sông Đông chống phá chính quyền Xô-viết Nga. Đức vơ vét nhiều của cải, sát hại nhiều người dân Nga theo thông cáo: "cứ mỗi lính Đức bị giết hay bị thương thì mười người Nga đầu tiên (lính hoặc dân thường) bị giết ngay tức khắc". Đáp lại hành động của quân Đức, chính phủ Nga Xô-viết kêu gọi nhân dân vũ trang chống lại chúng, cắt nguồn lúa mì cho quân Đức. Kết quả, hơn nửa triệu quân Đức và 30 vạn quân Áo - Hung bị sa lầy ở chiến trường Nga Xô-viết. Xuân 1918, quân Anh - Mỹ và Nhật bắt đầu tấn công để bao vây nước Nga Xô-viết.
Không đạt mục đích đánh bại quân Nga hoàn toàn, Đức kiệt sức và bắt đầu suy yếu dần. Tháng 8/1918, quân đồng minh tổng phản công Đức; chỉ trong 1 ngày mà 16 tiểu đoàn của Đức bị đánh bại hoàn toàn. Ludendoff viết: "Đó là ngày đen tối nhất trong lịch sử quân đội Đức". Quân Đức sau nhiều trận thất bại liên tiếp và phải rút khỏi Pháp và Bỉ. Tháng 9/1918, quân đồng minh đánh bại Bulgaria rồi mở đường tiến lên Áo - Hung. Tháng 10/1918, sau thất bại của quân Áo - Hung trước quân Italia (6/1918) thì nhiều dân tộc, quân đội vùng lên khởi nghĩa và Serbia, Croatia, Czech, Slovenia và Hungaria tuyên bố độc lập, khiến đế quốc Áo - Hung từ cái "áo nhiều mảnh của người hề" bị tan rã hoàn toàn. Ngày 3/11/1918, chính phủ Áo chính thức ký hiệp định đình chiến. Ở Đức, lo sợ cách mạng sẽ nổ ra nên Ludendoff buộc chính phủ mới của hoàng thân Marx ký hiệp định đình chiến. Chưa kịp ký kết, cách mạng nổ ra khiến vua Vilhelm II trốn sang Hà Lan. Chính phủ mới ký với Đức hiệp định đình chiến rừng Compeigne (11/11/1918) và giao cho phe thắng trận 5.000 đại bác, toàn bộ tàu ngầm và xe, tàu chiến, hơn 2 vạn súng liên thanh, 5.000 đầu máy xe lửa, 15 vạn toa xe lửa...

3. Kết quả:
- Gần 70 triệu người bị gọi nhập ngũ ở các nước tham chiến; có trên 10 triệu người tử trận và 19 triệu bị thương, 3 triệu người bị tàn phế.
- Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đường sá, thành phố bị tàn phá; hơn nữa một số nước tham chiến mắc nợ rất nhiều. Mỹ rất giàu và trở thành chủ nợ sau chiến tranh.
- Sự ra đời của nhà nước Nga Xô-viết sau cách mạng tháng Mười 1917 làm đảo lộn hệ thống tư bản trên toàn thế giới


Tài liệu tham khảo:
  1. Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (bản tiếng Nga, có trích dẫn một số đoạn đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Moscow, 1935
  2. Lenin, Bệnh ấu trĩ (tả khuynh) trong phong trào Cộng sản (bản dịch), Nxb Sử thật Hà Nội, 1957
  3. Lenin toàn tập (trích dẫn một số đoạn đã dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập 24
  4. Lenin, Thư gửi các công nhân Mỹ (bản dịch), Hà Nội, 1957
  5. Lenin, Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (bản dịch), Hà Nội, 1958
  6. A. Efimov và Khvostov, Lịch sử cận đại (bản dịch), Nxb Sự thật Hà Nội, 1963
Cho em mạn phép bổ sung thêm phần kết quả:
-Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.
-Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
Nguồn: Wikipedia
 
Last edited:
Top Bottom