- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lời người viết: tài liệu này được trích lại từ sách "Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô)" của tác giả người Liên Xô (không rõ tên tác giả, sẽ bổ sung sau); hi vọng góp chút tài liệu để các học sinh tiện cho việc học sử 8 và sử 11... Giới thiệu
1. Công cuộc xâm thực của phương Tây và sự hình thành 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Trước khi thực dân phương Tây xâm nhập vào thế kỷ XVI, ở Bắc Mỹ đã có cư dân bản địa (tức người da đỏ - Indian) sinh sống. Họ từ Siberia đến Bắc Mỹ vào 25.000 năm trước đây, với nhiều bộ lạc như Atalasca, Angonkin, Iroqua, Xiu, Soson, Pueblo... Vào cuối thế kỷ XV, cư dân bản địa Bắc Mỹ có trên 1 triệu người. Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc và kinh tế học, cư dân Bắc Mỹ sống chủ yếu là săn bắt và đánh cá, nông nghiệp, chăn nuôi chưa được chú trọng nhiều. Cư dân theo chế độ bầu cử thủ lĩnh qua nhiều đời.
Năm 1521, sau khi đánh chiếm đế chế Aztec (Mexico ngày nay) thì bọn thực dân Tây Ban Nha bắt đầu xâm nhập vào Florida, Louisiana chỉ để tìm vàng, nhưng lượng vàng quá ít khiến chúng phải rút dần; bất chấp việc di dân Tây Ban Nha vào Bắc Mỹ đến 16 vạn người, lập gần 200 khu cư trú, khai sinh ra chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ.
Tiếp sau đó, năm 1524 người Pháp theo chân Verasano (Italia) xâm nhập vào vùng mà ngày nay gọi là New York; sau đó còn tiến đến tận sông Labrador. Năm 1608, Pháp lập được thành phố Quebec và sau đó lấn dần các vùng đất rộng lớn ở Canada, lưu vực sông Mississipi; bắt đầu cướp bóc dân bản địa thông qua mua lông thú với giá rẻ. Nhưng do lượng di dân Pháp rất ít (8 vạn người vào năm 1754) nên Pháp không thể đứng vững ở nơi đây. Không có hạm đội mạnh, Pháp buộc phải nhường Canada cho Anh theo Hòa ước 1763. Tương tự như Pháp, Hà Lan cũng không đứng vững và bị mất vùng New Amsterdam cho Anh quốc.
Anh quốc bắt đầu xâm nhập vào Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XVI. Năm 1578 và 1583, Gilbert khẩn thực ở Newfoundland; Ralley khẩn thực ở Virginia. Đến 1603, người Anh chính thức đặt chân lên Jamestown (Virginia) và khai khẩn vùng này. Tương truyền khi bọn này đến Jamestown, cư dân bản địa đã tiếp đón và chọ di dân thức ăn nên di dân không bị chết đói. Năm 1606, chính phủ Anh của James I cho lập hai công ty khẩn thực là London và Plymouth; trong đó công ty Plymouth phát triển mạnh nhất. Công ty này về sau cho đưa dân Anh thuộc Thanh giáo sang khai khẩn; kết quả lập được các thuộc địa: Virginia, Plymouth, Rhode Island, Massachusett, Connnecticut. Sau đó, lấy danh nghĩa "người giữ đất cho vua", dân di thực Anh lập tiếp các thuộc địa Maine, New Hampshire, New York, New Jersey, Carolina, Georgia.... Năm 1632, vua Charles I của Anh cho nam tước Baltimore thành lập đất thực dân Maryland. Để trả nợ cho W. Penn, năm 1681 Charles II bán cho y vùng đất rộng - sau này có tên Pennsivania. Năm 1643 lập tiếp vùng New England. Đến năm 1754, có 1,3 triệu người Anh ở Bắc Mỹ. Cuộc xâm thực của di dân châu Âu đến Bắc Mỹ làm nổ ra các cuộc đấu tranh của các bộ lạc dân đa đỏ chống lại ở Virginia (1675), "chiến tranh Pecos".
Kinh tế của các đất thực dân Anh ở Bắc Mỹ rất khác biệt. Ở miền Nam, nông nghiệp chỉ phục vụ cho xuất cảng. Năm 1612, người dân ở Virginia xuất cảng thuốc lá. Ở Maryland và Nam Carolina thì họ trồng lúa, thuốc lá và chàm; mở rộng đồn điền. Có nhiều đồn điền rộng đến 26.000 acre. Việc xuất cảng rất cực thịnh: Từ 1648 đến 1700, lượng thuốc lá xuất cảng ở Virginia tăng từ 8.000 kg thuốc lá lên tới 4,6 triệu kg thuốc lá. Năm 1775, xuất cảng gạo ở Bắc Carolina là 125.000 bao/năm; xuất cảng chàm ở Nam Carolina là 1.150.000 phun.
Ở miền Bắc, khí hậu và đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; người dân trống được ngô, lúa mì, kiều mạch, khoai tây... Công cụ lao động rất ít: ở Plymouth thì dân di thưc sống hơn 10 năm ở đây chỉ dùng có 12 cái cày; Massachusett có 30 cái cày. Nông nghiệp ở đây chủ yếu dựa vào việc vắt kiệt nguồn tài nguyên, bón phân và chăn nuôi còn hạn chế. Đến giữa thế kỷ XVIII, kinh tế ở vùng này thực sự phát triển: năm 1675 thì cư dân New Jersey, Pennsivannia, New England phát triển mạnh nghề đánh cá với 665 thuyền, 4.000 thủy thủ. Nghề săn cá voi ra đời vào cuối thế kỷ XVII với 260 thuyền, 4.058 thủy thủ làm nghề này. Ngoài ra, dân di thực buôn bán da thú với cư dân bản địa ở New England, xuất cảng một lượng da thú trị giá 670.000 dollar. Nghề đóng thuyền phát triển mạnh, với 730 thuyền đã đóng và xuất cảng. Tiền tệ không được thống nhất ở các thuộc địa: đồng rean của Tây Ban Nha, đồng Louis của Pháp và đồng Schilling của Anh. Cuối thế kỷ XVII, Anh phát hành tiền giấy thống nhất, nhưng không thành
Chế độ nô lệ đồn điền cực kỳ phát triển. Vào thế kỷ XVII, chính phủ Anh cưỡng bức những người da trắng phạm tội ở chính quốc sang khẩn thực ở Bắc Mỹ. Đến thế kỷ XVIII, đã có 5 vạn nô lệ da trắng làm việc ở các đồn điền, nhiều nhất ở Virginia và Maryland. Họ phải phục dịch cho chủ từ 7 đến 10 năm để rồi cuối cùng được trả tự do. Theo thống kê, nô lệ da trắng chiếm 1/6 tổng số dân ở Virginia (1683). Thế kỷ XVIII, 75% cư dân ở Pennsivannia đều là nô lệ da trắng. Nô lệ da đen được Hà Lan đưa sang Bắc Mỹ bằng thuyền vào năm 1619; về sau thì thương nhân Anh thay thế. Nhóm thương nhân Briston hăng hái nhất trong buôn bán nô lệ; với trung tâm buôn bán nô lệ lớn là Liverpool. Đến năm 1771 đã có 200 thuyền Anh đưa nô lệ sang Bắc Mỹ; lãi đến 1.000% là chuyện thường ngày.
Số người da đen sang Bắc Mỹ ngày càng nhiều. Một thống kê cho biết, mỗi năm các thuyền Anh chở ra Bắc Mỹ là 20.000 nô lệ (đến 1768 là 97.000 nô lệ). Song, 30% nô lệ bị chết dọc đường; người ta nhốt nô lệ trong boong tàu như củi, hay "những chồng sách trên giá sách". Mỗi nô lệ được 1 chỗ dài 5,5 phút, rộng 1,3 phút (một phút (foot) = 0,3048 m). Đói khát và bệnh truyền nhiễm diễn ra, các tên chủ tàu lệnh vứt nô lệ ra khỏi tàu một cách không thương tiếc vì tên này sợ bệnh, sợ cướp biển... Các nô lệ da đen bị bán vào các đồn điền phía Nam, bị bóc lột tàn bạo. Số lượng nô lệ tăng vọt từ 50.000 người (1710) lên tới 462.000 người (1770); tập trung nhiều nhất ở Virginia (40%), Nam Carolina (60%); ở miền Bắc thì số nô lệ chỉ chiếm 10% mà thôi do đất đai thiếu. Ở miền Nam của Bắc Mỹ, nô lệ da đen được huy động đi trồng và thu hoạch bông với thời gian làm việc kéo dài đến 19 giờ, giá quá rẻ mạt: một nô lệ da đen = 4 người Indian và địa vị rất thấp kém. Nô lệ bị xích lại và nếu phản kháng sẽ bị 40 roi; nếu bắt được nô lệ bỏ trốn thì được thưởng 50 bảng, nếu nô lệ bị giết thì tên chủ được đền 14.500 phun thuốc hút. Thế kỷ XVII, tòa án Lins tàn bạo với người da đen xuất hiện; năm 1741 tòa án này đã thiêu sống 13 người da đen. Nô lệ nổi dậy khởi nghĩa ở Virginia (1663), ở New York (1712, 1741) bị bọn cầm quyền đàn áp tàn bạo - 21 nô lệ tham gia khởi nghĩa bị hành hình theo cách tàn bạo nhất.
Nhà nước phong kiến Anh bắt đầu kìm hãm sự phát triển của các thuộc địa:
+ trước tình hình di dân Anh bắt đầu tiến sang phía viễn Tây lập các đất thực dân Connecticut (1635) và Rhode Island (1686) và di dân muốn tự do, bức phá khỏi độc quyền ruộng đất của bọn đại địa chủ Anh. Quốc vương Anh ra nhiều sắc lệnh để chặn đứng dòng di cư này (cấm tư nhân mua đất của người Indian), nhưng không có kết quả. Ở các năm sau, chính phủ Anh của vua George III ra các sắc lệnh cấm di thực qua viễn Tây => điều này dẫn đến Hội nghị Philadelphia (1774)
+ kinh tế ở các thuộc địa phát triển mạnh: ở miền Nam, kinh tế yếu do quá phụ thuộc vào Anh; chủ đồn điền Virginia nợ thương nhân Anh đến 20.000 bảng không trả nổi. Nhưng ở miền Bắc lại phát triển nhanh: thương nhân Pennsivannia sản xuất sắt (trọng lượng sắt và gang xuất cảng năm 1775 là 7.525 tấn); nghề đóng thuyền mạnh nhất ở Boston, Philadelphia, Charleston, New York... Nghề dệt bắt đầu được cơ giới hóa, xuất ra 2.000 thuyền với 33.000 thủy thủ. Sản phẩm công nghiệp ở Bắc Mỹ tính đến 1740 là trị giá 20 triệu dollar. Chính phủ Anh lúc này bắt đầu kìm hãm: 1529 lập Bộ thương nghiệp để chống lại kinh tế Bắc Mỹ. Năm 1699, Nghị viện Anh ra đạo luật cấm xuất khẩu len và hàng len từ đất Mỹ đi. Năm 1750, Nghị viện Anh ra "đạo luật về sắt" cấm xây dựng các xưởng rèn sắt. Trong vòng 200 năm (1551 - 1751), Nghị viện ban hành trên 125 đạo luật điều chỉnh việc buôn bán ở các thuộc địa (ví dụ đạo luật cho phép thuyền của Anh được chở hàng (1660), đạo luật độc quyền hắc ín, nhựa thông, đay và gỗ (1706); lan sang quặng đồng, hải ly (1722); thêm mật 1733); cá voi, gỗ xây dựng, thuộc da (1764)). Đạo luật năm 1633 đánh thuế rất nặng thuyền buôn bán của châu Âu mà chở thẳng ra thuộc địa (không thông qua Anh). Năm 1751, Nghị viện Anh cấm phát hành tiền giấy và 1766 là cấm buôn lậu đường. Hậu quả của các đạo luật trên làm gia tăng sự phản kháng của dân thuộc địa - việc tẩy chay hàng hóa của Anh làm trị giá hàng hóa nhập từ Anh giảm: từ 2,5 triệu bảng (1774) xuống còn 0,2 triệu bảng (1775)
2. Hệ quả của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Theo Hiệp ước Versailles 1783, lãnh thổ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ rộng 2,3 triệu km2; biên giới phía tây là sông Mississipi, phía bắc là Canada và phía nam là Florida. Có 7.000 quân tình nguyện của các nước Tây Âu sang giúp cách mạng Mỹ, tiến đánh trên 5 vạn quân dân của đế quốc Anh ở Bắc Mỹ. Trước Hiệp ước, năm 1777 người ta tịch thu gần 3 vạn lãnh địa của bọn quý tộc Anh và chia cho trại chủ, bọn đầu cơ. Năm 1785, Chính phủ Mỹ cho bán đất đai với giá 2 dollar/acre, và bọn chủ muốn mua 640 acre phải trả mức giá 1.280 dollar. Những năm 90 của thế kỷ XIX, có 25.000 dân di thực ồ ạt về viễn Tây.
Về tài chính, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ tiêu phí hết 104 triệu dollar, trong đó có 41 triệu dollar tiền giấy; nhung thuế thu được rất ít (5,7 triệu dollar); vay ở các thuộc địa hết 18,2 triệu dollar và vay của nước ngoài là 8,2 triệu dollar. Vì thế năm 1781, Ngân hàng Bắc Mỹ do Robert Maurice thành lập, kiềm chế thành công lạm phát tiền giấy. Năm 1786, chính phủ Mỹ ra đạo luật quy định chế độ hai bản vị của tiền tệ Mỹ: đúc tiền vàng loại 10 dollar; tiền bạc loại 1 dollar và 10 xu, loại 1 dollar là 0,2 xu. Quan hệ giữa vàng và bạc là 1:15.
Cuối thế kỷ XVIII, hàng hóa buôn bán của Mỹ bị ngăn trở bởi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hàng hóa Anh tràn ngập trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Lúc đầu vì không có kinh nghiệm, các bang ra mức "thuế rào đường" không đều (từ 5 - 100%) khiến kinh tế Mỹ bị thiệt hại lớn. Về sau, chính phủ Mỹ giảm thuế 10% với hàng hóa chở bằng thuyền của Hoa Kỳ; giảm 50% với chè chở từ phương Đông sang => phá vỡ được thuế độc quyền của công ty Đông Ấn.
1. Công cuộc xâm thực của phương Tây và sự hình thành 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Trước khi thực dân phương Tây xâm nhập vào thế kỷ XVI, ở Bắc Mỹ đã có cư dân bản địa (tức người da đỏ - Indian) sinh sống. Họ từ Siberia đến Bắc Mỹ vào 25.000 năm trước đây, với nhiều bộ lạc như Atalasca, Angonkin, Iroqua, Xiu, Soson, Pueblo... Vào cuối thế kỷ XV, cư dân bản địa Bắc Mỹ có trên 1 triệu người. Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc và kinh tế học, cư dân Bắc Mỹ sống chủ yếu là săn bắt và đánh cá, nông nghiệp, chăn nuôi chưa được chú trọng nhiều. Cư dân theo chế độ bầu cử thủ lĩnh qua nhiều đời.
Năm 1521, sau khi đánh chiếm đế chế Aztec (Mexico ngày nay) thì bọn thực dân Tây Ban Nha bắt đầu xâm nhập vào Florida, Louisiana chỉ để tìm vàng, nhưng lượng vàng quá ít khiến chúng phải rút dần; bất chấp việc di dân Tây Ban Nha vào Bắc Mỹ đến 16 vạn người, lập gần 200 khu cư trú, khai sinh ra chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ.
Tiếp sau đó, năm 1524 người Pháp theo chân Verasano (Italia) xâm nhập vào vùng mà ngày nay gọi là New York; sau đó còn tiến đến tận sông Labrador. Năm 1608, Pháp lập được thành phố Quebec và sau đó lấn dần các vùng đất rộng lớn ở Canada, lưu vực sông Mississipi; bắt đầu cướp bóc dân bản địa thông qua mua lông thú với giá rẻ. Nhưng do lượng di dân Pháp rất ít (8 vạn người vào năm 1754) nên Pháp không thể đứng vững ở nơi đây. Không có hạm đội mạnh, Pháp buộc phải nhường Canada cho Anh theo Hòa ước 1763. Tương tự như Pháp, Hà Lan cũng không đứng vững và bị mất vùng New Amsterdam cho Anh quốc.
Anh quốc bắt đầu xâm nhập vào Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XVI. Năm 1578 và 1583, Gilbert khẩn thực ở Newfoundland; Ralley khẩn thực ở Virginia. Đến 1603, người Anh chính thức đặt chân lên Jamestown (Virginia) và khai khẩn vùng này. Tương truyền khi bọn này đến Jamestown, cư dân bản địa đã tiếp đón và chọ di dân thức ăn nên di dân không bị chết đói. Năm 1606, chính phủ Anh của James I cho lập hai công ty khẩn thực là London và Plymouth; trong đó công ty Plymouth phát triển mạnh nhất. Công ty này về sau cho đưa dân Anh thuộc Thanh giáo sang khai khẩn; kết quả lập được các thuộc địa: Virginia, Plymouth, Rhode Island, Massachusett, Connnecticut. Sau đó, lấy danh nghĩa "người giữ đất cho vua", dân di thực Anh lập tiếp các thuộc địa Maine, New Hampshire, New York, New Jersey, Carolina, Georgia.... Năm 1632, vua Charles I của Anh cho nam tước Baltimore thành lập đất thực dân Maryland. Để trả nợ cho W. Penn, năm 1681 Charles II bán cho y vùng đất rộng - sau này có tên Pennsivania. Năm 1643 lập tiếp vùng New England. Đến năm 1754, có 1,3 triệu người Anh ở Bắc Mỹ. Cuộc xâm thực của di dân châu Âu đến Bắc Mỹ làm nổ ra các cuộc đấu tranh của các bộ lạc dân đa đỏ chống lại ở Virginia (1675), "chiến tranh Pecos".
Kinh tế của các đất thực dân Anh ở Bắc Mỹ rất khác biệt. Ở miền Nam, nông nghiệp chỉ phục vụ cho xuất cảng. Năm 1612, người dân ở Virginia xuất cảng thuốc lá. Ở Maryland và Nam Carolina thì họ trồng lúa, thuốc lá và chàm; mở rộng đồn điền. Có nhiều đồn điền rộng đến 26.000 acre. Việc xuất cảng rất cực thịnh: Từ 1648 đến 1700, lượng thuốc lá xuất cảng ở Virginia tăng từ 8.000 kg thuốc lá lên tới 4,6 triệu kg thuốc lá. Năm 1775, xuất cảng gạo ở Bắc Carolina là 125.000 bao/năm; xuất cảng chàm ở Nam Carolina là 1.150.000 phun.
Ở miền Bắc, khí hậu và đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; người dân trống được ngô, lúa mì, kiều mạch, khoai tây... Công cụ lao động rất ít: ở Plymouth thì dân di thưc sống hơn 10 năm ở đây chỉ dùng có 12 cái cày; Massachusett có 30 cái cày. Nông nghiệp ở đây chủ yếu dựa vào việc vắt kiệt nguồn tài nguyên, bón phân và chăn nuôi còn hạn chế. Đến giữa thế kỷ XVIII, kinh tế ở vùng này thực sự phát triển: năm 1675 thì cư dân New Jersey, Pennsivannia, New England phát triển mạnh nghề đánh cá với 665 thuyền, 4.000 thủy thủ. Nghề săn cá voi ra đời vào cuối thế kỷ XVII với 260 thuyền, 4.058 thủy thủ làm nghề này. Ngoài ra, dân di thực buôn bán da thú với cư dân bản địa ở New England, xuất cảng một lượng da thú trị giá 670.000 dollar. Nghề đóng thuyền phát triển mạnh, với 730 thuyền đã đóng và xuất cảng. Tiền tệ không được thống nhất ở các thuộc địa: đồng rean của Tây Ban Nha, đồng Louis của Pháp và đồng Schilling của Anh. Cuối thế kỷ XVII, Anh phát hành tiền giấy thống nhất, nhưng không thành
Chế độ nô lệ đồn điền cực kỳ phát triển. Vào thế kỷ XVII, chính phủ Anh cưỡng bức những người da trắng phạm tội ở chính quốc sang khẩn thực ở Bắc Mỹ. Đến thế kỷ XVIII, đã có 5 vạn nô lệ da trắng làm việc ở các đồn điền, nhiều nhất ở Virginia và Maryland. Họ phải phục dịch cho chủ từ 7 đến 10 năm để rồi cuối cùng được trả tự do. Theo thống kê, nô lệ da trắng chiếm 1/6 tổng số dân ở Virginia (1683). Thế kỷ XVIII, 75% cư dân ở Pennsivannia đều là nô lệ da trắng. Nô lệ da đen được Hà Lan đưa sang Bắc Mỹ bằng thuyền vào năm 1619; về sau thì thương nhân Anh thay thế. Nhóm thương nhân Briston hăng hái nhất trong buôn bán nô lệ; với trung tâm buôn bán nô lệ lớn là Liverpool. Đến năm 1771 đã có 200 thuyền Anh đưa nô lệ sang Bắc Mỹ; lãi đến 1.000% là chuyện thường ngày.
Số người da đen sang Bắc Mỹ ngày càng nhiều. Một thống kê cho biết, mỗi năm các thuyền Anh chở ra Bắc Mỹ là 20.000 nô lệ (đến 1768 là 97.000 nô lệ). Song, 30% nô lệ bị chết dọc đường; người ta nhốt nô lệ trong boong tàu như củi, hay "những chồng sách trên giá sách". Mỗi nô lệ được 1 chỗ dài 5,5 phút, rộng 1,3 phút (một phút (foot) = 0,3048 m). Đói khát và bệnh truyền nhiễm diễn ra, các tên chủ tàu lệnh vứt nô lệ ra khỏi tàu một cách không thương tiếc vì tên này sợ bệnh, sợ cướp biển... Các nô lệ da đen bị bán vào các đồn điền phía Nam, bị bóc lột tàn bạo. Số lượng nô lệ tăng vọt từ 50.000 người (1710) lên tới 462.000 người (1770); tập trung nhiều nhất ở Virginia (40%), Nam Carolina (60%); ở miền Bắc thì số nô lệ chỉ chiếm 10% mà thôi do đất đai thiếu. Ở miền Nam của Bắc Mỹ, nô lệ da đen được huy động đi trồng và thu hoạch bông với thời gian làm việc kéo dài đến 19 giờ, giá quá rẻ mạt: một nô lệ da đen = 4 người Indian và địa vị rất thấp kém. Nô lệ bị xích lại và nếu phản kháng sẽ bị 40 roi; nếu bắt được nô lệ bỏ trốn thì được thưởng 50 bảng, nếu nô lệ bị giết thì tên chủ được đền 14.500 phun thuốc hút. Thế kỷ XVII, tòa án Lins tàn bạo với người da đen xuất hiện; năm 1741 tòa án này đã thiêu sống 13 người da đen. Nô lệ nổi dậy khởi nghĩa ở Virginia (1663), ở New York (1712, 1741) bị bọn cầm quyền đàn áp tàn bạo - 21 nô lệ tham gia khởi nghĩa bị hành hình theo cách tàn bạo nhất.
Nhà nước phong kiến Anh bắt đầu kìm hãm sự phát triển của các thuộc địa:
+ trước tình hình di dân Anh bắt đầu tiến sang phía viễn Tây lập các đất thực dân Connecticut (1635) và Rhode Island (1686) và di dân muốn tự do, bức phá khỏi độc quyền ruộng đất của bọn đại địa chủ Anh. Quốc vương Anh ra nhiều sắc lệnh để chặn đứng dòng di cư này (cấm tư nhân mua đất của người Indian), nhưng không có kết quả. Ở các năm sau, chính phủ Anh của vua George III ra các sắc lệnh cấm di thực qua viễn Tây => điều này dẫn đến Hội nghị Philadelphia (1774)
+ kinh tế ở các thuộc địa phát triển mạnh: ở miền Nam, kinh tế yếu do quá phụ thuộc vào Anh; chủ đồn điền Virginia nợ thương nhân Anh đến 20.000 bảng không trả nổi. Nhưng ở miền Bắc lại phát triển nhanh: thương nhân Pennsivannia sản xuất sắt (trọng lượng sắt và gang xuất cảng năm 1775 là 7.525 tấn); nghề đóng thuyền mạnh nhất ở Boston, Philadelphia, Charleston, New York... Nghề dệt bắt đầu được cơ giới hóa, xuất ra 2.000 thuyền với 33.000 thủy thủ. Sản phẩm công nghiệp ở Bắc Mỹ tính đến 1740 là trị giá 20 triệu dollar. Chính phủ Anh lúc này bắt đầu kìm hãm: 1529 lập Bộ thương nghiệp để chống lại kinh tế Bắc Mỹ. Năm 1699, Nghị viện Anh ra đạo luật cấm xuất khẩu len và hàng len từ đất Mỹ đi. Năm 1750, Nghị viện Anh ra "đạo luật về sắt" cấm xây dựng các xưởng rèn sắt. Trong vòng 200 năm (1551 - 1751), Nghị viện ban hành trên 125 đạo luật điều chỉnh việc buôn bán ở các thuộc địa (ví dụ đạo luật cho phép thuyền của Anh được chở hàng (1660), đạo luật độc quyền hắc ín, nhựa thông, đay và gỗ (1706); lan sang quặng đồng, hải ly (1722); thêm mật 1733); cá voi, gỗ xây dựng, thuộc da (1764)). Đạo luật năm 1633 đánh thuế rất nặng thuyền buôn bán của châu Âu mà chở thẳng ra thuộc địa (không thông qua Anh). Năm 1751, Nghị viện Anh cấm phát hành tiền giấy và 1766 là cấm buôn lậu đường. Hậu quả của các đạo luật trên làm gia tăng sự phản kháng của dân thuộc địa - việc tẩy chay hàng hóa của Anh làm trị giá hàng hóa nhập từ Anh giảm: từ 2,5 triệu bảng (1774) xuống còn 0,2 triệu bảng (1775)
2. Hệ quả của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Theo Hiệp ước Versailles 1783, lãnh thổ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ rộng 2,3 triệu km2; biên giới phía tây là sông Mississipi, phía bắc là Canada và phía nam là Florida. Có 7.000 quân tình nguyện của các nước Tây Âu sang giúp cách mạng Mỹ, tiến đánh trên 5 vạn quân dân của đế quốc Anh ở Bắc Mỹ. Trước Hiệp ước, năm 1777 người ta tịch thu gần 3 vạn lãnh địa của bọn quý tộc Anh và chia cho trại chủ, bọn đầu cơ. Năm 1785, Chính phủ Mỹ cho bán đất đai với giá 2 dollar/acre, và bọn chủ muốn mua 640 acre phải trả mức giá 1.280 dollar. Những năm 90 của thế kỷ XIX, có 25.000 dân di thực ồ ạt về viễn Tây.
Về tài chính, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ tiêu phí hết 104 triệu dollar, trong đó có 41 triệu dollar tiền giấy; nhung thuế thu được rất ít (5,7 triệu dollar); vay ở các thuộc địa hết 18,2 triệu dollar và vay của nước ngoài là 8,2 triệu dollar. Vì thế năm 1781, Ngân hàng Bắc Mỹ do Robert Maurice thành lập, kiềm chế thành công lạm phát tiền giấy. Năm 1786, chính phủ Mỹ ra đạo luật quy định chế độ hai bản vị của tiền tệ Mỹ: đúc tiền vàng loại 10 dollar; tiền bạc loại 1 dollar và 10 xu, loại 1 dollar là 0,2 xu. Quan hệ giữa vàng và bạc là 1:15.
Cuối thế kỷ XVIII, hàng hóa buôn bán của Mỹ bị ngăn trở bởi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hàng hóa Anh tràn ngập trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Lúc đầu vì không có kinh nghiệm, các bang ra mức "thuế rào đường" không đều (từ 5 - 100%) khiến kinh tế Mỹ bị thiệt hại lớn. Về sau, chính phủ Mỹ giảm thuế 10% với hàng hóa chở bằng thuyền của Hoa Kỳ; giảm 50% với chè chở từ phương Đông sang => phá vỡ được thuế độc quyền của công ty Đông Ấn.