Sử Một số thuật ngữ lịch sử phổ thông, phần 2

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Cấm quân: binh sĩ tinh nhuệ được tin cậy, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành; chỉ huy là thiếu úy. Trước thời Lý, chỉ huy cấm quân trước cung điện nhà vua là Điện tiền chỉ huy sứ. Cấm quân được chia thành các vệ - mỗi vệ là khoảng 80 đến 100 quân lính. Đến thời Lê - Trịnh, cấm quân được triều đình ưu ái và cấp nhiều ruộng đất hơn quân địa phương, nên gọi là ưu binh. Về sau, chúng làm nhiều điều xằng bậy và lộng quyền nên gọi là kiêu binh.
- Cấm vận: chính sách bao vây kinh tế với một nước, hạn chế và đi đến cấm buôn bán với nước đó. Tuy nhiên, các đế quốc lợi dụng chính sách này để "trừng phạt" các nước không phục tùng chúng
- Cấm vệ quân: đội quân bảo vệ cung điện của nhà vua
- Cần Vương: nghĩa là "hết lòng giúp vua cứu nước"; là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa của một ông vua yêu nước Việt Nam, kéo dài từ 1885 đến 1896
- Cận đại: nghĩa là "gần với hiện đại", đây là thời kỳ hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới (quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenine)
- Cận Đông: tên gọi khu vực gồm các nước Bắc Phi và Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Jordani, Iran, Iraq...), xuất phát từ quan niệm "châu Âu là trung tâm" - ý chỉ đây là các nước nằm gần châu Âu nên gọi là "Cận Đông". Đây là khu vực giàu dầu mỏ, nơi tranh chấp của các đế quốc từ thế kỷ XIX cho đến tận hôm nay
- Cận vệ: đội quân bảo vệ nhà vua và hưởng nhiều ưu đãi; những chiến sĩ Hồng quân (Nga Xô viết) có nhiều chiến công nên gọi là "Cận vệ Đỏ". Cận vệ Đỏ là đội quân công nhân vũ trang, có vai trò xung kích trong cách mạng tháng Mười Nga
- Cấp tiến: bộ phận có tư tưởng tiến bộ trong giai cấp tư sản hoặc trong đảng tư sản
- Câu lạc bộ: tổ chức hoạt động xã hội của giai cấp tư sản nhằm phục vụ cho đấu tranh chính trị (đấu tranh chống phong kiến và Giáo hội), ra đời ở châu Âu cách đây 300 năm
- Chính cương: văn kiện chủ yếu, xác định đường lối cách mạng của một chính đảng vô sản
- Cai tổng: chức quan xuất hiện năm 1618 (theo Đại Việt sử ký toàn thư) thời Lê - Trịnh, cai quản một "tổng". Quan cai tổng thuộc ngạch quan võ, được chọn từ ngạch Lý trưởng do các Tri phủ, Tri châu đề xuất
- Chăm (còn gọi là Chàm, Chiêm): tộc người thuộc người Mongoloid phương Nam, nói ngôn ngữ Mã-lai Đa đảo thuộc ngữ hệ Nam Á. Cuối thế kỷ II, người Chăm lập quốc gia mới có tên Lâm Ấp; đến thế kỷ VIII đổi thành Champa. Tên "Champa" xuất hiện trong một tấm bia có niên đại vào thế kỷ VI, nghĩa là "hoa đại". Hiện nay người Chăm sinh sống chủ yếu ở Ninh - Bình Thuận, Châu Đốc
- Châu: đơn vị hành chính thời Bắc thuộc và thời phong kiến, tương đương với 1 tỉnh, 1 phủ hiện nay
- Châu Thành: tên chung chỉ một "lỵ sở" hay 'thủ phủ" của tỉnh; sau trở thành tên riêng của một số huyện ở Nam Bộ (có hơn 10 huyện Châu Thành ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ)
- Chế độ chiếm hữu nô lệ (hay chế độ chiếm nô); hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp đầu tiên, được hình thành khi xã hội nguyên thủy tan rã. Đặc điểm của nó gồm giai cấp chủ nô và nô lệ
- Chế độ chuyên chế phương Đông: hình thức của quân chủ chuyên chế ở các nước phương Đông, dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp và quyền lực tối cao của nhà vua. Xã hội chuyên chế phương Đông có tôn ti trật tự rõ ràng; tuy góp phần hình thành nhiều đế chế nhưng về sau lại kìm hãm dẫn đến lạc hậu
- Chế độ nô lệ đồn điền: chế độ cưỡng bức lao động của các chủ đồn điền với những nô lệ châu Phi bị đem bán qua châu Mĩ. Họ bị mua bán, bóc lột và đối xử tàn tệ. Chế độ này bị xóa bỏ thời Nội chiến Mĩ (1861 - 1865)
- Chế độ phụ quyền (hay phụ hệ): là hình thức tổ chức xã hội tiếp theo (sau mẫu hệ) vào cuối thời nguyên thủy. Khi công cụ kim loại xuất hiện thì sức sản xuất tăng vọt đòi hỏi sức mạnh của đàn ông, nên họ nắm quyền trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Quyền chủ động kết hôn chuyển sang đàn ông, con cái lấy theo họ cha.
- Chiến cuộc: hình thức tác chiến gồm nhiều chiến lược diễn ra trong khoảng không gian rộng, thời gian dài, nhằm đạt mục đích chính trị - quân sự
- Chiến dịch: hình thức tác chiến gồm nhiều trận chiến đấu diễn ra theo một kế hoạch tác chiến thống nhất, để tiến công, phòng ngự hay phản công
- Chiến lược: đường lối chung, chỉ đạo việc đấu tranh lâu dài để đạt mục tiêu cơ bản của cách mạng
- Chiến lược Eisenhower (còn gọi là chiến lược "chiến tranh đơn phương"): loại hình chiến tranh mới của Mĩ, chủ yếu dùng cố vấn Mĩ chỉ huy quân đội Sài Gòn tay sai đàn áp cách mạng miền Nam - nên gọi là "chiến tranh đơn phương"
- Chiến lược cách mạng: gắn liền với nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, sắp xếp lực lượng cách mạng, phân định bạn - thù trong từng thời kỳ cách mạng
- Chiến lược toàn cầu: chiến lược do Mĩ lập ra với âm mưu thống trị thế giới với 3 mục tiêu: ngăn chặn và đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân; bắt các nước tư bản Tây Âu và các đế quốc khác phải phụ thuộc vào Mĩ
- Chiến Quốc (thời kỳ): thời kỳ loạn lạc của Trung Quốc trong thời chính quyền Đông Chu. Từ thế kỷ V - III TCN, ở Trung Quốc có 7 nước lớn đánh nhau quyết liệt để tranh giành quyền thống nhất Trung Quốc. Cuối cùng nước Tần mạnh lên (cải cách Thương Ưởng - thời Tần Hiếu Công) đánh bại 6 nước, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN
- Chiến tranh: chính là cuộc đấu tranh giữa các nước và liên minh các nước bằng biện pháp bạo lực
- Chiến tranh cục bộ: một loại chiến tranh xâm lược mới của Mĩ với nước khác, nhưng tự hạn chế về quy mô, mục tiêu, lực lượng. Chiến lược "chiến tranh cục bộ" được Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ tháng 3/1965 đến tháng 11/1968; được tiến hành bằng lực lượng viễn chinh Mĩ là chủ yếu, quân chư hầu và quân đội Sài Gòn. Biện pháp chủ yếu là "bình định" và "tìm và diệt"
- Chiến tranh đặc biệt: một loại hình chiến tranh mới của Mĩ. Theo đó, chúng không trực tiếp đem quân viễn chinh sang tham chiến mà chỉ sử dụng các cố vấn quân sự giúp chính quyền tay sai tổ chức và huấn luyện quân đội, giúp đỡ vũ khí và trực tiếp vạch ra kế hoạch tác chiến. Đây là một trong 3 kiểu chiến tranh mà Mĩ dự định tiến hành để đối phố với phong trào cách mạng thế giới: chiến tranh hạt nhân, chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. "Chiến tranh đặc biệt" được xem là "chiến tranh hạn chế" về mục tiêu, phương tiện chiến tranh, không gian và thời gian. Cùng với "chiến tranh cục bộ", cả hai loại hình chiến tranh này đều đánh phá, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Thuật ngữ "chiến tranh đặc biệt" được nhắc đến đầu tiên trong báo cáo của tướng Trinder trước Thượng viện Mĩ vào tháng 3/1962 (trước đó được gọi là "chiến tranh chống du kích", "chiến tranh chống lật đổ", "chiến tranh dưới mức độ cục bộ"). Chiến lược này được Mĩ tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, với 2 kế hoạch của hai đời Tổng thống Mĩ kế tiếp nhau. Chiến lược này bị phá sản toàn bộ bởi chiến thắng Bình Giã cuối năm 1964
- Chính phủ lâm thời: chính phủ được thành lập trong thời gian trước khi chính phủ chính thức được thành lập theo Hiến pháp
- Chính sách "cây gậy lớn": chính sách ngoại giao của Tổng thống T. Roosevelt (1901 - 1909) với âm mưu dùng sức mạnh chính trị + quân sự để nô dịch các nước Mĩ latinh. Một tên gọi khác của chính sách này là "cây gậy và củ cà rốt" cũng có nghĩa tương tự - nhưng chính sách sau này (Cây gậy và củ cà rốt) ý nói đến dùng sức mạnh kinh tế nhằm nô dịch các nước Mĩ latinh
- Chính sách kinh tế mới (NEP): viết tắt của cụm từ tiếng Nga "Novaia Economia Trexkaia Politika". Nội dung chính sách này là áp thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực, cho phép tư nhân tự do buôn bán, mở rộng chủ nghĩa tư bản nhà nước, thay thuế hiện vật bằng thuế tiền....
- Chính sách "láng giềng thân thiện": chính sách ngoại giao của Tổng thống Mĩ là F. Roosevelt (cháu của Tổng thống T. Roosevelt, gọi bằng bác họ) được đề ra vào tháng 3/1933. Nội dung chính sách là áp dụng biện pháp mềm dẻo để gạt các nước đế quốc khác để độc chiếm Mĩ latinh
- "Chính sách mới": do Tổng thống Mĩ F. Roosevelt đề ra năm 1933. Nội dung chính: cứu trợ người nghèo và thất nghiệp, cân bằng nông - công nghiệp, kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng nhà nước. Về bản chất, chính sách này cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khủng hoảng, phục vụ lợi ích của tư sản Mĩ; góp phần duy trì dân chủ tư sản Mĩ và đáp ứng quyền lợi của người lao động
- "Chính sách ngoại giao đồng dollar": chính sách do Tổng thống Mĩ là H. Talf đề ra năm 1912. Theo chính sách này, Mĩ cho các nước vay với điều kiện không bình đẳng nhằm biến các nước thành "con nợ" của Mĩ
- Chủ nghĩa thực dân cũ: các nước tư bản tiến hành xâm lược và chiếm đóng; đặt chính quyền cai trị trực tiếp bên cạnh phong kiến tay sai. Chế độ thực dân cũ bóc lột và đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Chủ nghĩa thực dân mới: chính sách tinh vi hơn của đế quốc Mĩ; chủ trương dùng tay sai người bản xứ lập chính quyền để thống trị nhân dân, cùng với viện trợ kinh tế và kỹ thuật của đế quốc (Mĩ) và hoàn toàn phụ thuộc và chúng với danh nghĩa "độc lập".
 
Last edited:
Top Bottom