- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Ác bá: kẻ có nhiều quyền thế và của cải, gây nhiều tội ác với nhân dân (thời Pháp thuộc)
2. Ác ôn: kẻ gây nhiều tội ác, giết người dã man (thời Mỹ - Diệm)
3. AFTA: Khu vực mậu dịch Tự do Đông Nam Á, được thành lập sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư (1992) ở Singapore. AFTA bắt đầu xây dựng chương trình hoạt động 15 năm theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), có hiệu lực vào ngày 1/1/1993. Trước sự thay đổi của thế giới, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN họp ở Chiang Mai (2006) rút ngắn thời gian xuống còn 10 năm. Việt Nam thực hiện AFTA bắt đầu từ 2006
4. Ái quần, ái quốc (bằng nghĩa với từ "yêu nước"): lòng yêu thương đồng bào trong 1 nước
5. Ải: nơi có nhiều núi non hiểm trở, đường hẹp để dân hai nước qua lại. Đây cũng là nơi bố phòng bảo vệ biên giới đất nước
6. An dân: tư tưởng của chính quyền với mục đích làm dân yên ổn. Theo tư tưởng này thì nhà cầm quyền thực hiện các chính sách, biện pháp làm dân non đủ
7. An Nam: tên của nước ta vào thời Đường. Tên đầy đủ là "An Nam đô hộ phủ" nghĩa là "một nước bị đô hộ ở phía Nam". Thời phong kiến, chính quyền phong kiến Trung Quốc gọi nước ta là "An Nam quốc". Đến thời Pháp thì gọi nước ta là "An Nam" với vẻ miệt thị
8. An phủ sứ: chức quan có từ thời Trần, quản lý các lộ và phủ. Thời Lê Thánh Tông thì đổi thành "tri phủ" đứng đầu các "đạo thừa tuyên".
9. An trí: những người Việt bị Pháp kết án vì tội chống lại chúng sẽ buộc phải sống tại nơi dưới sự kiểm soát của giặc (Phan Bội Châu bị Pháp bắt an trí ở Huế)
10. Anh hùng: người có tài trí, dũng cảm, chí lớn và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
11. Anh hùng dân tộc: người có công lao đặc biệt đối với nước, với dân và được mọi người suy tôn
12. Aparthai: tiếng Anh nghĩa là "tách biệt dân tộc", do chính quyền thuộc địa Anh đặt ra tại Nam Phi năm 1948; chủ trương tước đoạt toàn bộ quyền lợi của người da đen và người da màu. Chủ nghĩa này về sau bị lên án vì vi phạm Hiến chương Liên Hiệp quốc và coi là "một tội ác chống lại loài người". Việc Nelson Mandela lên cầm quyền Hội đồng hành pháp Nam Phi vào tháng 12/1993 đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của Aparthai
13. Án sát: chức quan coi về hình pháp thời Pháp. Đến thời Pháp thuộc thì duy trì ở Trung và Bắc Kỳ
14. Áp bức: dùng sức mạnh và quyền thế để đè nén, bóc lột giai cấp bị trị, nhân dân thuộc địa
15. APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, được lập năm 1989 theo sáng kiến của Australia. APEC không mang tính ràng buộc cao, nhưng tổ chức chặt chẽ để phục vụ cho hợp tác và đối thoại kinh tế. Hiện nay APEC gồm 21 thành viên
16. ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN, được thành lập năm 1993 tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 ở Singapore. Hiện nay ARF gồm 15 thành viên, Việt Nam, Lào và Papua New Guinea là quan sát viên. Diễn đàn chủ yếu thảo luận về những vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, để tiến tới ổn định kinh tế và chính trị cho các nước trong khu vực
17. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Bangkok với 6 nước thành viên ban đầu là Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines và Thái Lan. Từ đó về sau, các nước còn lại nhanh chóng và ASEAN hiện nay có 10 thành viên, 1 quan sát viên
18. Angkor: thời kỳ phát triển huy hoàng nhất trong lịch sử Campuchia (802 - 1434), với kinh đô là Angkor và công trình lớn (với 80 di tích khác nhau) là Angkor Wat và Angkor Thom
19. Âm lịch: hệ lịch tính theo chu kì quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng. Một tuần trăng là 29 - 30 ngày; một năm âm lịch là 354 - 355 ngày
20. Ấn Độ giáo (còn gọi là "đạo Hindu"): tôn giáo cổ xưa nhất Ấn Độ, xuất hiện khoảng thiên niên kỷ II TCN. Ấn Độ giáo thờ 4 vị thần là Vishnu (thần bảo hộ), Shiva (thần tàn phá), Brahma (thần sáng tạo) và Indra (thần sấm sét). Giáo lý là kinh Vedha, khuyên mọi người sống từ bi và nhẫn nại, tuân theo pháp luật (luật Manu)... để đến đời sau đầu thai ra đẳng cấp cao hơn. Một tên gọi khác là "đạo Bà-la-môn" (có lẽ lấy theo tên của thần sáng tạo Brahma). Giáo lý Bà-la-môn cho rằng vạn vật không bao giờ thay đổi, ra sức biện hộ cho chủng tính (Varna) và yêu cầu người ta không được đấu tranh.
21. Ấp: đơn vị hành chính của thời phong kiến, được lập ở những nơi mới khai hoang; có quy mô tương đương với một làng, xã. Dưới ấp là giáp
22. "Ấp chiến lược": một kiểu trại tập trung do Mỹ - Diệm lập ra để dồn dân lại sống tập trung, tách dân ra khỏi quân cách mạng, rồi đẩy đến chỗ chống lại cách mạng. Bị quân dân ta đánh phá quyết liệt 17.000 "ấp chiến lược"; năm 1964 chúng đổi thành "ấp tân sinh" với mưu đồ "tái thiết nông thôn". "Ấp chiến lược" bị đánh tan hoàn toàn trong Tổng tiến công 1968
23. "Ba đảm đang": phong trào yêu nước của phụ nữ miền Bắc từ năm 1965, nhằm thúc đẩy sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc
24. Bá (tước): người cai quản một lãnh địa có quy mô nhỏ, trên tử tước và cha truyền con nối. Ở các nước phong kiến phương Đông, "bá tước" do những người có công với nhà vua nắm giữ, chỉ hưởng ruộng đất và bổng lộc
25. Bạch Ốc: tòa nhà làm việc của Tổng thống Mĩ
26. Bài học lịch sử: những bài học rút ra từ quá khứ, có ích cho cuộc sống hiện đại. Bài học lịch sử có nội dung khái quát cao hơn kinh nghiệm lịch sử, ở mức độ khái quát thành các quy luật giúp người đời sau tránh thiếu sót và phát huy điều tích cực
27. "Ba sẵn sàng": phong trào của thanh niên miền Bắc từ năm 1964, với nội dụng kêu gọi thanh niên lên đường chiến đấu giải phóng đất nước
28. Bãi công: việc tạm ngừng một bộ phận hay toàn bộ công việc mang tính tập thể của công nhân để chống lại chủ nhà máy nhằm yêu cầu hoặc phản đối một điều gì. Bãi công là hình thức đấu tranh của công nhân về kinh tế để tiến tới đấu tranh chính trị
29. Bãi khóa: hình thức đấu tranh của học sinh - sinh viên, giáo viên tạm ngừng việc dạy và học mang tính tập thể để yêu cầu chính quyền, hiệu trưởng đáp ứng (hay phản ứng, phản đối) một điều gì
30. Bãi thị: hình thức đấu tranh của nhân dân, người buôn bán để tạm đóng cửa hiệu, bỏ chợ để phản đối chính quyền thống trị một điều gì
31. Bakufu (Mạc phủ): chế độ thống trị quân sự ở Nhật Bản (1192 - 1867) do các Shogun (Tướng quân) cầm đầu và nắm mọi quyền hành, Thiên hoàng Nhật chỉ là hư vị. Mạc phủ bị các phiên lật đổ vào nửa cuối năm 1868, quyền lực được trao trả cho Thiên hoàng Minh Trị
32. Bản xứ: có nhiều nghĩa: (1) chỉ người dân sống lâu đời trên vùng đất đó; (2) từ mà bọn thực dân gọi người dân thuộc địa với ý miệt thị
33. Bang: đơn vị hành chính có tính tự trị ở một số nước cộng hòa liên bang
34. Bào tộc: là một phần của thị tộc bộ lạc, gồm 2 - 4 bộ lạc được sinh ra từ một thị tộc gốc, có quan hệ máu mủ và cùng tổ tiên; nhiệm vụ là điều hòa quan hệ giữa các thị tộc với nhau. Hai, ba bào tộc hợp thành bộ lạc. Người trong bào tộc không được lập gia đình.
35. Bạo động: dùng sức mạnh vũ trang để lật đổ, thay đổi kẻ thống trị; hoặc để chống lại lực lượng tiến bộ
36. Bạo lực cách mạng: dùng sức mạnh tổng hợp của quần chúng (chính trị, quân sự...) để đánh đổ chính quyền thống trị, trấn áp bọn phản cách mạng để giành lấy chính quyền về tay nhân dân
37. Bảo hộ (chế độ): hình thức thống trị của đế quốc với các nước bị xâm lược. Chúng duy trì và sử dụng chính quyền phong kiến tay sai, nêu chiêu bài lừa bịp là việc bảo vệ để phục vụ lợi ích của các nước bị xâm lược
38. Bắc Bộ: từ dùng của chính quyền cách mạng để chỉ vùng đất từ Ninh Bình trở ra, giai đoạn 9/3/1945 => 19/12/1946
39. Bắc Hà: tên chỉ vùng Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh, khi đất nước bị chia cắt
40. Bắc Kì: tên gọi miền Bắc nước ta thời thuộc Pháp
41. Bắc thuộc: thời kỳ nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm (179 TCN - 938)
42. Bần nông: tầng lớp có ít ruộng đất và công cụ sản xuất, phải làm thuê cho địa chủ, phú nông
43. Bất bạo động: đường lối không dùng bạo lực vũ trang của nhân dân giành độc lập, chỉ muốn thương lượng và cải lương
44. Benedictine: dòng tu Công giáo, do tu sĩ Benedict thành lập vào thế kỷ XI ở Italia; chủ trương sưu tầm và chọn tài liệu để chống lại các phái đối lập, tác động tới tâm lý tín đồ
45. Bia: tấm đá chạm khắc tên người, sự kiện... có giá trị về mặt sử liệu
46. Biệt động: lực lượng vũ trang đặc biệt, hoạt động trong lòng địch
47. Binh biến: cuộc phản kháng mệnh lệnh cấp trên của một bộ phận sĩ quan, binh lính hoặc một số đơn vị quân đội để chống chính quyền - có thể dẫn tới thay đổi chính trị ở trong nước
48. Bình định: việc đánh đuổi quân xâm lược nước ngoài, làm cho đất nước độc lập tự do (Bình Định vương Lê Lợi). Tên tỉnh Bình Định có từ đầu thời Nguyễn, do vua Nguyễn đổi "Quy Nhơn" thành "Bình Định" sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn
49. Bô lão: chỉ những người già, có uy tín trong nhân dân
50. Bồ chính: người đứng đầu công xã thời Hùng Vương (bắt nguồn từ "Po-chiêng" (Tây Bắc) hoặc "Po-tarinh" (Tây Nguyên))
51. Bố chính: người cai trị một tỉnh vào thời Nguyễn, dưới quyền Tổng đốc và trên quyền Án sát
52. Bộ: có hai nghĩa: (1) đơn vị hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc, thực chất là các bộ lạc. Thời Bắc thuộc, Bộ được đổi thành huyện; (2) cơ quan hành chính cấp trung ương, phụ trách một ngành công tác nhất định, do Thượng thư đứng đầu
53. Bàn đạp xâm lược: nơi dùng làm chỗ dựa để từ đó tấn công sang một nước khác
54. Biên cương: vùng đất giáp với các nước khác
55. Biên giới quốc gia: đường xác định chủ quyền, địa phận giữa hai nước
56. Bộ đội chủ lực: lực lượng vũ trang nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm các binh chủng, quân chủng và bộ phận chuyên môn; được tổ chức lên cấp trung đoàn. Lối đánh là tập trung, phối hợp bộ đội địa phương. Tiền thân của bộ đội chủ lực là "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân".
57. Bộ lạc: đơn vị tổ chức xã hội thời nguyên thủy, gồm nhiều bào tộc và thị tộc hợp thành. Họ có chung tổ tiên, chung tài sản là thiên nhiên (rừng, núi, ao, hồ...), được kết hôn với nhau. Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng
58. Bộ tộc: hình thành sau bộ lạc, trên cơ sở chung lãnh thổ, ngôn ngữ và văn hóa. Bộ tộc phát triển thành dân tộc
59. Bóc lột: Chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc vào quyền hành, địa vị
60. Bolchevick: một phái cách mạng ở Nga được lập năm 1903 do Lenin đứng đầu, chủ trương xây dựng một Đảng mác-xít (Đảng kiểu mới)
61. "Bốn con rồng nhỏ": chỉ các nước công nghiệp mới (NICs) gồm Singapore, Đài Loan, Hongkong và Hàn Quốc
62. Brahma: nghĩa là "thần sáng tạo", chúa tể của vũ trụ. Thần Brahma có 4 mặt (có 3 mặt thành hình), 4 tay cầm 4 phần của kinh Vedha, trên đầu có vòng hoa và mặt mọc nhiều râu. Thần cưỡi trên ngỗng hamsa, hay trên tòa sen
63. Bù nhìn: người giữ một chức vụ trong chính phủ, do người khác đặt lên và bản thân không có thực quyền
64. Buôn bán nô lệ da đen: bắt đầu từ đầu thế kỷ XVI do sáng kiến của một giáo sĩ Công giáo ở Cuba. Việc buôn bán thịnh hành vào thế kỷ XVI - XVIII, cung cấp nhân lực cho các đồn điền, hầm mỏ ở châu Mĩ để có lợi nhuận cao. Việc buôn bán này bị lên án, xóa bỏ dần từ nửa sau thế kỷ XVIII
65. Bức tường Berlin: bức tường chia cắt hai nước Đức thời kỳ chiến tranh lạnh (Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Liên bang Đức). Tường bê-tông cốt thép và cao 4 m, 2 lớp tường; riêng ở Cộng hòa Dân chủ Đức thì dựng 210 tháp canh, 245 điểm hỏa lực và 50 trạm kiểm soát. Khủng hoảng chính trị ở Cộng hóa Dân chủ Đức năm 1989 đã dẫn tới việc phá vỡ bức tường này, hai nước Đức thống nhất vào tháng 10/1990
66. Bưng: vùng ruộng ven sông ở Nam Bộ nước ta
67. Cách mạng: hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất dẫn tới chuyển đổi căn bản từ chế độ xã hội cũ sang chế độ xã hội mới tiến bộ hơn. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân
68. Cách mạng công nghiệp: chỉ cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng cơ khí. Cách mạng công nghiệp đẩy nhanh phát triển sản xuất, nhưng cũng phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản
69. Cách mạng dân chủ tư sản: cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng là động lực chính; nhằm đánh đổ phong kiến và lập nhà nước mới do tư sản nắm quyền (chế độ cộng hòa)
70. Cách mang dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
71. Cách mạng dân tộc dân chủ: cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, chống đế quốc và tay để giành lại quyền dân tộc, dân chủ cho nhân dân
72. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: mang tính nhân dân sâu sắc. Cuộc cách mạng này đánh đổ cả đế quốc và phong kiến; xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ rồi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
73. Cách mạng đá mới: việc tiến bộ về chế tác công cụ đá giúp tăng năng suất, trồng trọt và chăn nuôi phát triển; đời sống kinh tế của nhân dân tăng lên rõ rệt
74. Cách mạng khoa học - kỹ thuật: sự biến đổi mạnh về chất, cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phát minh khoa học với sự phát triển kỹ thuật trong sản xuất; giúp thúc đẩy mạnh mẽ trong kinh tế và xã hội
75. Cách mạng Tân Hợi (1911): cách mạng do tư sản dân tộc Trung Quốc lãnh đạo (đứng đầu là Tôn Trung Sơn - học thuyết "Tam dân") đã lật đổ được chế độ phong kiến Mãn Thanh năm 1912, lập nền cộng hòa. Do sự can thiệp của đế quốc và chống phá của bọn phản cách mạng, cách mạng kết thúc vào năm 1913
76. Cách mạng tháng Mười Nga (10/1917): cuộc cách mạng do vô sản Nga (đứng đầu là Đảng Bochevick Nga) lãnh đạo, lật đổ được chính quyền tư sản và lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Liên Xô
77. Cách mạng tháng Tám (1945): cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đã lật đổ quân Nhật và phong kiến Nguyễn, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bác Hồ làm Chủ tịch nước
78. Cách mạng tư sản: cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng là động lực chủ yếu; lật đổ phong kiến để xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản.
79. Cách mạng tư sản Pháp: cách mạng do tư sản Pháp lãnh đạo, lật đổ nhà vua để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Do sức đấu tranh của nhân dân, cách mạng phát triển lên đỉnh cao là chính quyền Jacobin (1793 - 1794) với các chính sách triệt để nhất => gọi là cách mạng "từ dưới lên"
80. "Cách mạng từ trên xuống": cách mạng không có quần chúng tham gia, chỉ có giai cấp thống trị tiến hành để thay đổi chế độ chính trị (cải cách nông nô Nga, thống nhất Đức)
81. Cách mạng vô sản: cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, lật độ nhà nước tư bản để lập nhà nước xã hội chủ nghĩa (Công xã Paris)
82. Cách mạng xã hội chủ nghĩa: cuộc cách mạng do vô sản lãnh đạo (với chính đảng Mac-xít và Leninnít) chuyển đổi từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa, xác lập chuyên chính vô sản
83. "Cách mạng xanh": chỉ những cải tiến to lớn trong nông nghiệp, dẫn đến sự tiến bộ trong việc tăng sản lượng ngũ cốc, bắt đầu từ những năm 60 ở Ấn Độ, Mexico, Pakistan....
84. Cải cách: đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng đến nền tảng của chế độ hiện hành. Cải cách còn các tên gọi khác: "cải tổ", "đổi mới", "duy tân". Cải cách tuy khác cách mạng về ý nghĩa, nhưng hai khái niệm có quan hệ với nhau - cải cách tiến bộ thúc đẩy cách mạng phát triển
85. Cải lương (chủ nghĩa): khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân; chủ trương cải cách và phản đối đấu tranh giai cấp. Cơ sở xã hội của nó chính là tầng lớp trên, lãnh đạo quan liêu trong công đoàn
86. Cạnh tranh: đấu tranh giữa những người sản xuất hàng hóa tư nhân nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh làm những người sản xuất nhỏ bị phân hóa mạnh, một số biến thành vô sản
87. Cao Đài: tôn giáo được lập năm 1926 tại Tây Ninh, do Ngô Minh Chiêu cùng một số tư sản lớp trên, địa chủ và tiểu tư sản sáng lập. Cao Đài giáo thờ Thượng đế, lấy Mắt Thần làm biểu tượng cho tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Phương pháp hành đạo là "cầu cơ" - hình thức giao tiếp giữa người với thánh thần; còn chủ trương "tam kỳ" để "phổ độ" chúng sinh
88. Cao trào cách mạng: thời kỳ phong trào cách lên đến đỉnh cao với khí thế mạnh mẽ và quy mộ rộng lớn, thu hút nhiều thành phần nhân dân tham gia. Hình thức chủ yếu là bạo lực cách mạng, mục tiêu giành và bảo vệ chính quyền
89. Cát cứ phong kiến: tình trạng một nhóm phong kiến, một chúa phong kiến chiếm giữ một địa phương, không phục tùng nhà vua; nó bắt nguồn từ chế độ phân phong và kế thừa ruộng đất (phong kiến phân quyền)
90. Căn cứ địa cách mạng: là nơi hội tụ các yếu tố cơ bản: (1) được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng để từ đó mở rộng ra xung quanh; (2) nơi cung cấp trang thiết bị quân sự, tinh thần cho cuộc kháng chiến. Căn cứ địa đầu tiên là Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao Bằng; về sau mở rộng thêm và hình thành căn cứ địa Việt Bắc thời kháng Pháp
(còn tiếp, xem bài kế)
2. Ác ôn: kẻ gây nhiều tội ác, giết người dã man (thời Mỹ - Diệm)
3. AFTA: Khu vực mậu dịch Tự do Đông Nam Á, được thành lập sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư (1992) ở Singapore. AFTA bắt đầu xây dựng chương trình hoạt động 15 năm theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), có hiệu lực vào ngày 1/1/1993. Trước sự thay đổi của thế giới, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN họp ở Chiang Mai (2006) rút ngắn thời gian xuống còn 10 năm. Việt Nam thực hiện AFTA bắt đầu từ 2006
4. Ái quần, ái quốc (bằng nghĩa với từ "yêu nước"): lòng yêu thương đồng bào trong 1 nước
5. Ải: nơi có nhiều núi non hiểm trở, đường hẹp để dân hai nước qua lại. Đây cũng là nơi bố phòng bảo vệ biên giới đất nước
6. An dân: tư tưởng của chính quyền với mục đích làm dân yên ổn. Theo tư tưởng này thì nhà cầm quyền thực hiện các chính sách, biện pháp làm dân non đủ
7. An Nam: tên của nước ta vào thời Đường. Tên đầy đủ là "An Nam đô hộ phủ" nghĩa là "một nước bị đô hộ ở phía Nam". Thời phong kiến, chính quyền phong kiến Trung Quốc gọi nước ta là "An Nam quốc". Đến thời Pháp thì gọi nước ta là "An Nam" với vẻ miệt thị
8. An phủ sứ: chức quan có từ thời Trần, quản lý các lộ và phủ. Thời Lê Thánh Tông thì đổi thành "tri phủ" đứng đầu các "đạo thừa tuyên".
9. An trí: những người Việt bị Pháp kết án vì tội chống lại chúng sẽ buộc phải sống tại nơi dưới sự kiểm soát của giặc (Phan Bội Châu bị Pháp bắt an trí ở Huế)
10. Anh hùng: người có tài trí, dũng cảm, chí lớn và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
11. Anh hùng dân tộc: người có công lao đặc biệt đối với nước, với dân và được mọi người suy tôn
12. Aparthai: tiếng Anh nghĩa là "tách biệt dân tộc", do chính quyền thuộc địa Anh đặt ra tại Nam Phi năm 1948; chủ trương tước đoạt toàn bộ quyền lợi của người da đen và người da màu. Chủ nghĩa này về sau bị lên án vì vi phạm Hiến chương Liên Hiệp quốc và coi là "một tội ác chống lại loài người". Việc Nelson Mandela lên cầm quyền Hội đồng hành pháp Nam Phi vào tháng 12/1993 đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của Aparthai
13. Án sát: chức quan coi về hình pháp thời Pháp. Đến thời Pháp thuộc thì duy trì ở Trung và Bắc Kỳ
14. Áp bức: dùng sức mạnh và quyền thế để đè nén, bóc lột giai cấp bị trị, nhân dân thuộc địa
15. APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, được lập năm 1989 theo sáng kiến của Australia. APEC không mang tính ràng buộc cao, nhưng tổ chức chặt chẽ để phục vụ cho hợp tác và đối thoại kinh tế. Hiện nay APEC gồm 21 thành viên
16. ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN, được thành lập năm 1993 tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 ở Singapore. Hiện nay ARF gồm 15 thành viên, Việt Nam, Lào và Papua New Guinea là quan sát viên. Diễn đàn chủ yếu thảo luận về những vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, để tiến tới ổn định kinh tế và chính trị cho các nước trong khu vực
17. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Bangkok với 6 nước thành viên ban đầu là Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines và Thái Lan. Từ đó về sau, các nước còn lại nhanh chóng và ASEAN hiện nay có 10 thành viên, 1 quan sát viên
18. Angkor: thời kỳ phát triển huy hoàng nhất trong lịch sử Campuchia (802 - 1434), với kinh đô là Angkor và công trình lớn (với 80 di tích khác nhau) là Angkor Wat và Angkor Thom
19. Âm lịch: hệ lịch tính theo chu kì quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng. Một tuần trăng là 29 - 30 ngày; một năm âm lịch là 354 - 355 ngày
20. Ấn Độ giáo (còn gọi là "đạo Hindu"): tôn giáo cổ xưa nhất Ấn Độ, xuất hiện khoảng thiên niên kỷ II TCN. Ấn Độ giáo thờ 4 vị thần là Vishnu (thần bảo hộ), Shiva (thần tàn phá), Brahma (thần sáng tạo) và Indra (thần sấm sét). Giáo lý là kinh Vedha, khuyên mọi người sống từ bi và nhẫn nại, tuân theo pháp luật (luật Manu)... để đến đời sau đầu thai ra đẳng cấp cao hơn. Một tên gọi khác là "đạo Bà-la-môn" (có lẽ lấy theo tên của thần sáng tạo Brahma). Giáo lý Bà-la-môn cho rằng vạn vật không bao giờ thay đổi, ra sức biện hộ cho chủng tính (Varna) và yêu cầu người ta không được đấu tranh.
21. Ấp: đơn vị hành chính của thời phong kiến, được lập ở những nơi mới khai hoang; có quy mô tương đương với một làng, xã. Dưới ấp là giáp
22. "Ấp chiến lược": một kiểu trại tập trung do Mỹ - Diệm lập ra để dồn dân lại sống tập trung, tách dân ra khỏi quân cách mạng, rồi đẩy đến chỗ chống lại cách mạng. Bị quân dân ta đánh phá quyết liệt 17.000 "ấp chiến lược"; năm 1964 chúng đổi thành "ấp tân sinh" với mưu đồ "tái thiết nông thôn". "Ấp chiến lược" bị đánh tan hoàn toàn trong Tổng tiến công 1968
23. "Ba đảm đang": phong trào yêu nước của phụ nữ miền Bắc từ năm 1965, nhằm thúc đẩy sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc
24. Bá (tước): người cai quản một lãnh địa có quy mô nhỏ, trên tử tước và cha truyền con nối. Ở các nước phong kiến phương Đông, "bá tước" do những người có công với nhà vua nắm giữ, chỉ hưởng ruộng đất và bổng lộc
25. Bạch Ốc: tòa nhà làm việc của Tổng thống Mĩ
26. Bài học lịch sử: những bài học rút ra từ quá khứ, có ích cho cuộc sống hiện đại. Bài học lịch sử có nội dung khái quát cao hơn kinh nghiệm lịch sử, ở mức độ khái quát thành các quy luật giúp người đời sau tránh thiếu sót và phát huy điều tích cực
27. "Ba sẵn sàng": phong trào của thanh niên miền Bắc từ năm 1964, với nội dụng kêu gọi thanh niên lên đường chiến đấu giải phóng đất nước
28. Bãi công: việc tạm ngừng một bộ phận hay toàn bộ công việc mang tính tập thể của công nhân để chống lại chủ nhà máy nhằm yêu cầu hoặc phản đối một điều gì. Bãi công là hình thức đấu tranh của công nhân về kinh tế để tiến tới đấu tranh chính trị
29. Bãi khóa: hình thức đấu tranh của học sinh - sinh viên, giáo viên tạm ngừng việc dạy và học mang tính tập thể để yêu cầu chính quyền, hiệu trưởng đáp ứng (hay phản ứng, phản đối) một điều gì
30. Bãi thị: hình thức đấu tranh của nhân dân, người buôn bán để tạm đóng cửa hiệu, bỏ chợ để phản đối chính quyền thống trị một điều gì
31. Bakufu (Mạc phủ): chế độ thống trị quân sự ở Nhật Bản (1192 - 1867) do các Shogun (Tướng quân) cầm đầu và nắm mọi quyền hành, Thiên hoàng Nhật chỉ là hư vị. Mạc phủ bị các phiên lật đổ vào nửa cuối năm 1868, quyền lực được trao trả cho Thiên hoàng Minh Trị
32. Bản xứ: có nhiều nghĩa: (1) chỉ người dân sống lâu đời trên vùng đất đó; (2) từ mà bọn thực dân gọi người dân thuộc địa với ý miệt thị
33. Bang: đơn vị hành chính có tính tự trị ở một số nước cộng hòa liên bang
34. Bào tộc: là một phần của thị tộc bộ lạc, gồm 2 - 4 bộ lạc được sinh ra từ một thị tộc gốc, có quan hệ máu mủ và cùng tổ tiên; nhiệm vụ là điều hòa quan hệ giữa các thị tộc với nhau. Hai, ba bào tộc hợp thành bộ lạc. Người trong bào tộc không được lập gia đình.
35. Bạo động: dùng sức mạnh vũ trang để lật đổ, thay đổi kẻ thống trị; hoặc để chống lại lực lượng tiến bộ
36. Bạo lực cách mạng: dùng sức mạnh tổng hợp của quần chúng (chính trị, quân sự...) để đánh đổ chính quyền thống trị, trấn áp bọn phản cách mạng để giành lấy chính quyền về tay nhân dân
37. Bảo hộ (chế độ): hình thức thống trị của đế quốc với các nước bị xâm lược. Chúng duy trì và sử dụng chính quyền phong kiến tay sai, nêu chiêu bài lừa bịp là việc bảo vệ để phục vụ lợi ích của các nước bị xâm lược
38. Bắc Bộ: từ dùng của chính quyền cách mạng để chỉ vùng đất từ Ninh Bình trở ra, giai đoạn 9/3/1945 => 19/12/1946
39. Bắc Hà: tên chỉ vùng Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh, khi đất nước bị chia cắt
40. Bắc Kì: tên gọi miền Bắc nước ta thời thuộc Pháp
41. Bắc thuộc: thời kỳ nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm (179 TCN - 938)
42. Bần nông: tầng lớp có ít ruộng đất và công cụ sản xuất, phải làm thuê cho địa chủ, phú nông
43. Bất bạo động: đường lối không dùng bạo lực vũ trang của nhân dân giành độc lập, chỉ muốn thương lượng và cải lương
44. Benedictine: dòng tu Công giáo, do tu sĩ Benedict thành lập vào thế kỷ XI ở Italia; chủ trương sưu tầm và chọn tài liệu để chống lại các phái đối lập, tác động tới tâm lý tín đồ
45. Bia: tấm đá chạm khắc tên người, sự kiện... có giá trị về mặt sử liệu
46. Biệt động: lực lượng vũ trang đặc biệt, hoạt động trong lòng địch
47. Binh biến: cuộc phản kháng mệnh lệnh cấp trên của một bộ phận sĩ quan, binh lính hoặc một số đơn vị quân đội để chống chính quyền - có thể dẫn tới thay đổi chính trị ở trong nước
48. Bình định: việc đánh đuổi quân xâm lược nước ngoài, làm cho đất nước độc lập tự do (Bình Định vương Lê Lợi). Tên tỉnh Bình Định có từ đầu thời Nguyễn, do vua Nguyễn đổi "Quy Nhơn" thành "Bình Định" sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn
49. Bô lão: chỉ những người già, có uy tín trong nhân dân
50. Bồ chính: người đứng đầu công xã thời Hùng Vương (bắt nguồn từ "Po-chiêng" (Tây Bắc) hoặc "Po-tarinh" (Tây Nguyên))
51. Bố chính: người cai trị một tỉnh vào thời Nguyễn, dưới quyền Tổng đốc và trên quyền Án sát
52. Bộ: có hai nghĩa: (1) đơn vị hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc, thực chất là các bộ lạc. Thời Bắc thuộc, Bộ được đổi thành huyện; (2) cơ quan hành chính cấp trung ương, phụ trách một ngành công tác nhất định, do Thượng thư đứng đầu
53. Bàn đạp xâm lược: nơi dùng làm chỗ dựa để từ đó tấn công sang một nước khác
54. Biên cương: vùng đất giáp với các nước khác
55. Biên giới quốc gia: đường xác định chủ quyền, địa phận giữa hai nước
56. Bộ đội chủ lực: lực lượng vũ trang nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm các binh chủng, quân chủng và bộ phận chuyên môn; được tổ chức lên cấp trung đoàn. Lối đánh là tập trung, phối hợp bộ đội địa phương. Tiền thân của bộ đội chủ lực là "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân".
57. Bộ lạc: đơn vị tổ chức xã hội thời nguyên thủy, gồm nhiều bào tộc và thị tộc hợp thành. Họ có chung tổ tiên, chung tài sản là thiên nhiên (rừng, núi, ao, hồ...), được kết hôn với nhau. Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng
58. Bộ tộc: hình thành sau bộ lạc, trên cơ sở chung lãnh thổ, ngôn ngữ và văn hóa. Bộ tộc phát triển thành dân tộc
59. Bóc lột: Chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc vào quyền hành, địa vị
60. Bolchevick: một phái cách mạng ở Nga được lập năm 1903 do Lenin đứng đầu, chủ trương xây dựng một Đảng mác-xít (Đảng kiểu mới)
61. "Bốn con rồng nhỏ": chỉ các nước công nghiệp mới (NICs) gồm Singapore, Đài Loan, Hongkong và Hàn Quốc
62. Brahma: nghĩa là "thần sáng tạo", chúa tể của vũ trụ. Thần Brahma có 4 mặt (có 3 mặt thành hình), 4 tay cầm 4 phần của kinh Vedha, trên đầu có vòng hoa và mặt mọc nhiều râu. Thần cưỡi trên ngỗng hamsa, hay trên tòa sen
63. Bù nhìn: người giữ một chức vụ trong chính phủ, do người khác đặt lên và bản thân không có thực quyền
64. Buôn bán nô lệ da đen: bắt đầu từ đầu thế kỷ XVI do sáng kiến của một giáo sĩ Công giáo ở Cuba. Việc buôn bán thịnh hành vào thế kỷ XVI - XVIII, cung cấp nhân lực cho các đồn điền, hầm mỏ ở châu Mĩ để có lợi nhuận cao. Việc buôn bán này bị lên án, xóa bỏ dần từ nửa sau thế kỷ XVIII
65. Bức tường Berlin: bức tường chia cắt hai nước Đức thời kỳ chiến tranh lạnh (Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Liên bang Đức). Tường bê-tông cốt thép và cao 4 m, 2 lớp tường; riêng ở Cộng hòa Dân chủ Đức thì dựng 210 tháp canh, 245 điểm hỏa lực và 50 trạm kiểm soát. Khủng hoảng chính trị ở Cộng hóa Dân chủ Đức năm 1989 đã dẫn tới việc phá vỡ bức tường này, hai nước Đức thống nhất vào tháng 10/1990
66. Bưng: vùng ruộng ven sông ở Nam Bộ nước ta
67. Cách mạng: hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất dẫn tới chuyển đổi căn bản từ chế độ xã hội cũ sang chế độ xã hội mới tiến bộ hơn. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân
68. Cách mạng công nghiệp: chỉ cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng cơ khí. Cách mạng công nghiệp đẩy nhanh phát triển sản xuất, nhưng cũng phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản
69. Cách mạng dân chủ tư sản: cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng là động lực chính; nhằm đánh đổ phong kiến và lập nhà nước mới do tư sản nắm quyền (chế độ cộng hòa)
70. Cách mang dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
71. Cách mạng dân tộc dân chủ: cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, chống đế quốc và tay để giành lại quyền dân tộc, dân chủ cho nhân dân
72. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: mang tính nhân dân sâu sắc. Cuộc cách mạng này đánh đổ cả đế quốc và phong kiến; xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ rồi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
73. Cách mạng đá mới: việc tiến bộ về chế tác công cụ đá giúp tăng năng suất, trồng trọt và chăn nuôi phát triển; đời sống kinh tế của nhân dân tăng lên rõ rệt
74. Cách mạng khoa học - kỹ thuật: sự biến đổi mạnh về chất, cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phát minh khoa học với sự phát triển kỹ thuật trong sản xuất; giúp thúc đẩy mạnh mẽ trong kinh tế và xã hội
75. Cách mạng Tân Hợi (1911): cách mạng do tư sản dân tộc Trung Quốc lãnh đạo (đứng đầu là Tôn Trung Sơn - học thuyết "Tam dân") đã lật đổ được chế độ phong kiến Mãn Thanh năm 1912, lập nền cộng hòa. Do sự can thiệp của đế quốc và chống phá của bọn phản cách mạng, cách mạng kết thúc vào năm 1913
76. Cách mạng tháng Mười Nga (10/1917): cuộc cách mạng do vô sản Nga (đứng đầu là Đảng Bochevick Nga) lãnh đạo, lật đổ được chính quyền tư sản và lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Liên Xô
77. Cách mạng tháng Tám (1945): cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đã lật đổ quân Nhật và phong kiến Nguyễn, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bác Hồ làm Chủ tịch nước
78. Cách mạng tư sản: cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng là động lực chủ yếu; lật đổ phong kiến để xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản.
79. Cách mạng tư sản Pháp: cách mạng do tư sản Pháp lãnh đạo, lật đổ nhà vua để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Do sức đấu tranh của nhân dân, cách mạng phát triển lên đỉnh cao là chính quyền Jacobin (1793 - 1794) với các chính sách triệt để nhất => gọi là cách mạng "từ dưới lên"
80. "Cách mạng từ trên xuống": cách mạng không có quần chúng tham gia, chỉ có giai cấp thống trị tiến hành để thay đổi chế độ chính trị (cải cách nông nô Nga, thống nhất Đức)
81. Cách mạng vô sản: cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, lật độ nhà nước tư bản để lập nhà nước xã hội chủ nghĩa (Công xã Paris)
82. Cách mạng xã hội chủ nghĩa: cuộc cách mạng do vô sản lãnh đạo (với chính đảng Mac-xít và Leninnít) chuyển đổi từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa, xác lập chuyên chính vô sản
83. "Cách mạng xanh": chỉ những cải tiến to lớn trong nông nghiệp, dẫn đến sự tiến bộ trong việc tăng sản lượng ngũ cốc, bắt đầu từ những năm 60 ở Ấn Độ, Mexico, Pakistan....
84. Cải cách: đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng đến nền tảng của chế độ hiện hành. Cải cách còn các tên gọi khác: "cải tổ", "đổi mới", "duy tân". Cải cách tuy khác cách mạng về ý nghĩa, nhưng hai khái niệm có quan hệ với nhau - cải cách tiến bộ thúc đẩy cách mạng phát triển
85. Cải lương (chủ nghĩa): khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân; chủ trương cải cách và phản đối đấu tranh giai cấp. Cơ sở xã hội của nó chính là tầng lớp trên, lãnh đạo quan liêu trong công đoàn
86. Cạnh tranh: đấu tranh giữa những người sản xuất hàng hóa tư nhân nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh làm những người sản xuất nhỏ bị phân hóa mạnh, một số biến thành vô sản
87. Cao Đài: tôn giáo được lập năm 1926 tại Tây Ninh, do Ngô Minh Chiêu cùng một số tư sản lớp trên, địa chủ và tiểu tư sản sáng lập. Cao Đài giáo thờ Thượng đế, lấy Mắt Thần làm biểu tượng cho tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Phương pháp hành đạo là "cầu cơ" - hình thức giao tiếp giữa người với thánh thần; còn chủ trương "tam kỳ" để "phổ độ" chúng sinh
88. Cao trào cách mạng: thời kỳ phong trào cách lên đến đỉnh cao với khí thế mạnh mẽ và quy mộ rộng lớn, thu hút nhiều thành phần nhân dân tham gia. Hình thức chủ yếu là bạo lực cách mạng, mục tiêu giành và bảo vệ chính quyền
89. Cát cứ phong kiến: tình trạng một nhóm phong kiến, một chúa phong kiến chiếm giữ một địa phương, không phục tùng nhà vua; nó bắt nguồn từ chế độ phân phong và kế thừa ruộng đất (phong kiến phân quyền)
90. Căn cứ địa cách mạng: là nơi hội tụ các yếu tố cơ bản: (1) được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng để từ đó mở rộng ra xung quanh; (2) nơi cung cấp trang thiết bị quân sự, tinh thần cho cuộc kháng chiến. Căn cứ địa đầu tiên là Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao Bằng; về sau mở rộng thêm và hình thành căn cứ địa Việt Bắc thời kháng Pháp
(còn tiếp, xem bài kế)
Last edited: