- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


- Ngày 15/3/1917, Sa hoàng Nikolai II thoái vị. Ông lên ngôi năm 1894 sau khi cha là Aleksandr III băng hà và không có tài cai trị. Dưới thời ông, kinh tế suy sụp và khủng hoảng xã hội diễn ra sâu sắc; quân Nga thất bại trong chiến tranh Nga - Nhật khiến đế quốc Nga mất phần lớn ảnh hưởng ở Viễn Đông. Thất vọng vì Sa hoàng, nhân dân Nga nổi dậy làm cuộc cách mạng 1905 - 1907 (còn gọi là cách mạng tư sản kiểu cũ) làm Sa hoàng Nga phải cho lập lại Duma Nga để giúp mình quản lý, nhưng chẳng khá hơn. Tháng 6/1914, Sa hoàng Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất chống quân Đức, Áo - Hung. Ở giai đoạn 1 (1914 - 1916), quân Nga mặc dù hai lần giải vây quân Pháp, nhưng về sau quân Nga bị thất bại nhiều nơi. Nhân dân chán ghét Sa hoàng nên tiến hành cách mạng tháng Hai 1917 (còn gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới). Cách mạng tháng Hai thắng lợi khiến Sa hoàng Nikolai II thoái vị, nhường ngôi cho em trai là Mikhail II.
- Ngày 15/3/1874, Hiệp ước Giáp Tuất. Được ký trong bối cảnh Pháp vừa chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ và đồng băng Bắc Bộ, hiệp ước này có 22 điều khoản với nội dung chính là công nhận Lục tỉnh Nam Kỳ vĩnh viễn thuộc Pháp; Pháp trao trả vùng đồng bằng Bắc Kỳ và nắm độc quyền ngoại giao của triều đình Huế. Sau hiệp ước này, nhân dân ta cùng chống hai kẻ thù chính là Pháp và triều đình Huế đầu hàng.
- Ngày 15/3/1874, Hiệp ước Giáp Tuất. Được ký trong bối cảnh Pháp vừa chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ và đồng băng Bắc Bộ, hiệp ước này có 22 điều khoản với nội dung chính là công nhận Lục tỉnh Nam Kỳ vĩnh viễn thuộc Pháp; Pháp trao trả vùng đồng bằng Bắc Kỳ và nắm độc quyền ngoại giao của triều đình Huế. Sau hiệp ước này, nhân dân ta cùng chống hai kẻ thù chính là Pháp và triều đình Huế đầu hàng.