CLB lịch sử Một số sự kiện lịch sử nổi bật trong ngày 28 tháng 6

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo - Hung là Franz Ferdinand (1863 - 1914) bị ám sát. Ông là cháu (gọi bằng chú) của vua Áo - Hung là Franz Joseph. Năm 1889, Ferdinand thừa kế chức vụ Thái tử từ cha mình là hoàng thân Áo Karl Ludwig; trở thành người giàu nhất châu Âu vào thời điểm đó. Sau khi quân đội Áo - Hung chiếm đóng Bosnia và Herzegovina năm 1908, phong trào đấu tranh của nhân dân chống quân chiếm đóng rất mạnh mẽ, nổi bật nhất là phong trào bạo động của tổ chức ám sát bí mật người Serbia là Bàn tay đen. Khi biết tin người kế vị ngai vàng Áo - Hung có âm mưu muốn bành trướng khu vực ảnh hưởng ở Balkan đồng thời tăng sự kiểm soát đối với các dân tộc đang sống dưới ách cai trị của đế quốc Áo-Hung, tổ chức này lập ngay kế hoạch ám sát ông này. Sáng ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo - Hung cùng vợ mình là vương phi Sophie đến Bosnia thị sát cuộc tập trận của quân đội Áo-Hung; đến hơn 9 giờ 45 phút sáng thì ông ta cùng vợ mình bị 6 thành viên của Bàn tay đen phục kích ám sát thành công (thủ phạm sau đó bị bắt ngay cùng đồng phạm, bị phạt tới tổng cộng hơn 40 năm tù). Sau vụ ám sát này, Thủ tướng Serbia là N. Pasic đã chuyển bức công hàm trả lời cho đại sứ Áo-Hung là Bá tước von Giesl với lời lẽ hòa nhã trong đó Serbia đồng ý 9 trong 10 điều của bản yêu sách nhưng không chấp nhận để Áo-Hung cử đại diện tiến hành điều tra trên lãnh thổ Serbia về vụ ám sát. Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, Serbia đề nghị mang vụ ám sát này ra tòa án quốc tế Den Haag ở Hà Lan xét cử nhưng Áo đã không đồng ý. Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ.
800px-DC-1914-27-d-Sarajevo-cropped.jpg




Ngày 28 tháng 6 năm 1919, Hoà ước Versailles được ký kết ở Pháp, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Hoà ước này được Thủ tướng Clemenceau của Pháp, Tổng thống Wilson của Mỹ và Thủ tướng Lloyd George đồng soạn thảo, với mục đích chính là áp đặt những điều khoản khe khắt lên nước Đức bại trận. Nó có thể được so sánh với Hòa ước Tilsit mà Napoléon Bonaparte áp đặt lên Vương quốc Phổ vào năm 1807, hoặc là Hòa ước Brest-Litovsk do Đế quốc Đức áp đặt lên nước Nga Xô Viết vào đầu năm 1918. Sau khi Nhà nước Đức Quốc xã được thành lập với sự lãnh đạo của Adolf Hitler, hoà ước đã bị Hitler xóa bỏ vào thập niên 1930. Theo một số tài liệu thì Pháp thực tế không có tư cách soạn thảo Hoà ước này, vi quân đội của Pháp bị kiệt quệ nặng, Pháp mất dần uy thế và về sau này không còn chỗ đứng trong quan hệ quốc tế ở những năm tiếp theo; nhưng Pháp nhờ có quân đồng minh là Anh (đến hết Thế chiến 2 thì Anh cũng mất luôn ảnh hưởng của mình, tương tự như Pháp) và Mĩ giúp sức thì Pháp mới nhanh chóng giành lại được ưu thế của mình. Cuối cùng, khi tình hình nước Đức trở nên rối loạn, nước Pháp ăn mừng chiến thắng và mong ước có một hội nghị hòa bình nhằm xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa từ phía Đức và có được khoản bồi thường chiến phí.

800px-Treaty_of_Versailles%2C_English_version.jpg


Nội dung chính của Hoà ước là chủ yếu buộc Đức phải chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới này, vô hình chung ngăn chặn bá quyền của nước này ở châu Âu. Lúc đầu, Hoà ước này bị chính phủ lâm thời của Đức phản đối quyết liệt, nhưng sau nhiều ngày hỏi ý kiến của quân đội và hội họp chính phủ; chính phủ Đức đồng ý ký Hoà ước Versailles. Hoà ước được ký chính thức ở Paris vào năm 1919, được Hội Quốc liên chính thức phê chuẩn năm 1920; riêng Mỹ không ký bản Hoà ước này mà muốn đàm phán riêng rẽ với Đức. Hậu quả là, bất chấp những nỗ lực lớn nhất của Clemenceau, Hòa ước này đã thất bại trong việc thay đổi sự bất cân bằng chiến lược giữa nước Đức và Pháp: Đức vẫn còn đông dân hơn nhiều và có nền công nghiệp phát triển vượt trội Pháp. Quân đội Pháp thì quá yếu để có thể hủy diệt sức mạnh quân sự của Đức, và nhìn chung là Pháp không thể gây ảnh hưởng lớn trong khối Hiệp Ước để thuyết phục đồng minh của mình phân chia nước Đức. Thượng viện Hoa Kỳ từ chối phê chuẩn bản hòa ước này vào tháng 1 năm 1920, và liên minh giữa Anh Quốc và Pháp bắt đầu suy sụp. Thống chế Foch trở nên chán ghét lời đề nghị một liên minh quân sự giữa Pháp, Anh Quốc và Hoa Kỳ - cái mà Clemenceau đặt niềm tin to lớn. Tổng quan, không những thắng lợi của Pháp năm 1918 hoàn toàn là một chiến thắng kiểu Pyrros, mà Pháp đã thất bại trong việc thiết lập một nền hòa bình lâu dài.


Ngày 28 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên đánh chiếm thủ phủ Seoul, mở đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Hội nghị Yalta quy định Liên Xô và Mỹ chia nhau vùng ảnh hưởng ở Triều Tiên sau khi Nhật đấu hàng: Liên Xô giữ Bắc Triều Tiên, Mỹ giữ Nam Triều Tiên (ít lâu sau thì Hội nghị Potsdam 1945 quy định thêm vùng ảnh hưởng ở Việt Nam cho Trung Hoa Dân quốc và Anh: Trung Hoa Dân quốc ở phía bắc Việt Nam, Anh (có Pháp theo sau) ở phía nam Việt Nam theo vĩ tuyến 16). Trước khi Nhật chuẩn bị đầu hàng hoàn toàn, Mỹ chuẩn bị kế hoạch chia nước Triều Tiên theo vĩ tuyến 38 và bắt đầu củng cố lực lượng (lực lượng của Mỹ ở Triều Tiên rất hạn chế). Sự thoả thuận của Xô - Mỹ về chia cắt Triều Tiên lập tức bị nhân dân Triều Tiên chống đối quyết liệt; để giải quyết tình hình thì hai cường quốc buộc phải lập hai chính quyền riêng biệt cho cả hai miền Triều Tiên là chính phủ Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành (tháng 9/1948) chịu ảnh hưởng của Liên Xô và chính quyền Đại Hàn Dân quốc của Lý Thừa Vãn (tháng 8/1948) chịu ảnh hưởng của Mỹ. Năm 1949, quân đội của hai cường quốc rút khỏi Triều Tiên.

320px-Korea-overview2.1.GIF

Cuối tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ (hiện nay vẫn chưa rõ bên nào khai cuộc trước). Bắc Triều Tiên được trang bị gần như đủ vũ khí, trong khi Đại Hàn Dân quốc thì lại không có vũ khí nào. Ngày 28/6/1950, quân đội Bắc Triều Tiên đánh chiếm thủ phủ Seoul để rồi sau đó chiếm gần hết Đại Hàn Dân quốc, khiến Lý Thừa Vãn phải chạy trốn sang Nhật Bản; sự thua sút của Đại Hàn Dân quốc đã buộc quân Mỹ phải can thiệp. Tổng thống Truman của Mỹ lúc này gây sức ép buộc Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết số 82 (25/6/1950) cho phép quân đội Liên Hiệp Quốc được quyền vào Đại Hàn Dân quốc giúp Lý Thừa Vãn. Vừa tiến vào lãnh thổ Triều Tiên, quân Mỹ và đồng minh lập tức bị quân Bắc Triều Tiên đánh tan ở Osan (tháng 7/1950); nhưng Mỹ cho phòng thủ mạnh ở Busan và phản công quyết liệt, khiến Bắc Triều Tiên đã phải rút và nhờ Liên Xô giúp đỡ. Lợi dụng quân Bắc Triều Tiên yếu thế, quân Mỹ của McArthur lập tức xâm nhập vào Incheon và nhanh chóng tiến nhanh đến gần hết Bắc Triều Tiên mà không bị ngăn cản. Tuy nhiên, cuộc tấn công quá nhanh của Mỹ và đồng minh khiến Trung Quốc phải cho quân ra tham chiến, buộc Mỹ phải lui quân dần dần. Năm 1951, quân Trung Quốc phối hợp với quân Bắc Triều Tiên mở cuộc tổng phản công vào quân đội Mỹ và đồng minh; đồng minh cũng phản công quyết liệt khiến chiến sự giằng co giữa hai phe. Tháng 7/1951, hội nghị hoà bình của hai miền Triều Tiên được triệu tập theo lời kêu gọi hoà bình của Ấn Độ, nhằm phá hoại âm mưu dùng bom nguyên tử của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjon) được ký kết bởi đại diện của Mỹ, Bắc Triều Tiên; riêng Đại Hàn Dân quốc từ chối không ký kết.

Bài viết tham khảo trên wikipedia, một số trang internet và tư liệu cá nhân của tác giả.
 
Top Bottom