- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
A. Thời nguyên thủy
- Khoảng 40 vạn năm về trước, người tối cổ xuất hiện ở Việt Nam. Họ sống trong hang động trên núi cao ở Lạng Sơn, Đồng Nai và Thanh Hóa. Cư dân chủ yếu sống bằng hái lượm, dùng đá ghè sơ sài làm công cụ
- Khoảng 3 vạn năm về trước, người tối cổ đã chuyển hóa thành người tinh khôn. Công cụ lao động chủ yêu bằng đá được ghè hai mặt và có nhiều loại; xuất hiện nhiều loại công cụ khác và lần đầu dùng công cụ bằng đồng. Địa bàn chuyển dần từ vùng đồi núi sang đồng bằng và ven biển. Xuất hiện nhiều nghề mới như nông nghiệp, nghề thủ công và chăn nuôi; bước đầu có buôn bán. Hình thức xã hội đầu tiên là mẫu hệ (do đặc thù là hái lượm là chính); về sau thì chuyển sang phụ hệ (do phân công lao động từ sự tách ra giữa nông nghiệp và nghề thủ công)
B. Thời dựng nước
1. Nước Văn Lang:
- Từ năm 700 đến 207 TCN, nước Văn Lang ra đời từ sự thống nhất các bộ lạc mà thành. Đứng đầu là thủ lĩnh bộ lạc (về sau người Hán mới gọi là Hùng Vương), kinh đô ở cạnh sông lớn (tức sông Hồng) và tên nước là Văn Lang. Nhà nước Văn Lang chia thành 15 bộ, đứng đầu là vua Hùng và giúp việc chủ yếu là Lạc hầu; Lạc tướng đứng đầu các bộ. Quân đội Văn Lang chủ yếu là những đội dân quân ở các bộ và các làng xã; luật pháp chủ yếu là luật tục ở các làng xã. Người dân Văn Lang được gọi là người Lạc Việt, vì chữ "Lạc" là tên một loại chim thời cổ. Thời Văn Lang, đất nước phải đương đầu không ít mối đe dọa trong nước (sách sử cổ không nói gì nhiều) và đe dọa của giặc Ân và giặc Tần (218 - 214 TCN)
- Người dân Văn Lang làm nông là chính, trồng thêm lương thực và làm thủ công rất khéo - nổi bật là thuật luyện kim (ra đô kim loại là đồng và sắt). Họ ăn uống đơn giản và đi lại bằng thuyền, có đời sống tinh thần phong phú
2. Nước Âu Lạc
- Nhà nước được thành lập năm 207 TCN do thắng lợi của liên minh Tây Âu và Lạc Việt chống quân Tần giành thắng lợi
- Nhà nước cũng giữ nguyên tổ chức như thời Hùng Vương với An Dương Vương làm vua, nhưng quyền của vua được mở rộng; thành Cổ Loa (Hà Nội) được chọn làm kinh đô và được củng cố mạnh mẽ. Kinh tế và xã hội có những bước phát triển rõ rệt
- Âu Lạc mất độc lập năm 179 TCN do bị quân đội Triệu Đà xâm lược (câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy)
C. Thời Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc
Nước Âu Lạc cũ mất độc lập và bị các triều Hán, Đông Ngô, Lưỡng Tấn, Nam triều (của Nam - Bắc triều), Tùy và Đường. Mỗi triều đại có cách cai trị khác nhau, nhưng tương đồng ở những nội dung này:
a. Chính trị
- Chia nước ta thành các quận, huyện để dễ dàng cai trị; biến nước ta thành nước nội thuộc Trung Quốc
- Bổ nhiệm quan cai trị là người Hán; Lạc tướng mất dần quyền lực, rồi trở thành hào trưởng người Việt
b. Kinh tế
- Bóc lột và bắt cống nạp nặng nề; độc quyền muối và sắt
- Kinh tế cũng có mức phát triển khá tốt: nông nghiệp có 2 vụ lúa và phương pháp canh tác mới, nghề thủ công và thương nghiệp có bước phát triển rõ rệt
c. Xã hội
- Phân hóa giàu và nghèo sâu sắc: vua và quý tộc mất quyền lực, trở thành hào trưởng địa phương bên cạnh địa chủ Hán. Nông dân phân hóa thành nông dân tự do, nông dân lệ thuộc
d. Văn hóa
- Chính quyền người Hán truyền bá Nho giáo, Phật và Đạo giáo, phong tục tập quán của chúng vào nước ta
- Nhưng nhân dân ta giữ được truyền thống tốt đẹp của tổ tiên; có tiếp thu và chọn lọc phù hợp với điều kiện xã hội của nước mình
e. Phong trào đấu tranh của nhân dân
- Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Hán. Hai Bà lập chính quyền mới tiến bộ trong hai năm (40 - 42, chính quyền Mê Linh của Trưng Vương) và cuối cùng bị quân giặc đàn áp (42 - 43). Nhân dân lấy ngày 6 tháng 2 âm lịch hằng năm đẻ tưởng nhớ Hai Bà
- Năm 248, Bà Triệu khởi nghĩa chống quân Đông Ngô
- Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống lại nhà Nam Lương. Khởi nghĩa thắng lợi, ông lập nhà nước Vạn Xuân tồn tại 60 năm (củng cố bởi Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử). Năm 603, nước Vạn Xuân bị quân Tùy tiêu diệt
- Đầu thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan (Hà tĩnh) khởi nghĩa chống quân Đường. Ông được nhân dân Việt, Khmer và Champa ủng hộ nên đánh bại quân xâm lăng Đường, lập chính quyền tự chủ của Mai Hắc Đế trong gần 10 năm
- Nửa cuối thế kỷ VIII, hào trưởng Đường Lâm là Phùng Hưng cùng 2 em nổi dậy khởi nghĩa. Quân ta đánh chiếm Tống Bình và Phùng Hưng bắt đầu cai trị. Năm 791, khởi nghĩa bị đàn áp
- Năm 905, hào trưởng Hồng Châu (Hải Dương nay) là Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh bại quân Đường và chiếm thành Tống Bình. Sau đó, Khúc Thừa Dụ lập chính quyền tự chủ - con trai là Khúc Hạo tiến hành cải cách giúp chính quyền mạnh hơn. Năm 930, chính quyền họ Khúc bị quân Nam Hán đánh bại
- Năm 931, hào trưởng của Thanh Hóa là Dương Đình Nghệ (tướng của họ Khúc) đánh tan quân giặc và xây dựng lại chính quyền tự chủ - tự xưng tiết độ sứ mới. Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị thuộc tướng là Kiều Công Tiễn (có chỗ ghi là Tiện) giết hại
- Năm 938, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền (Đường Lâm) đem quân đánh tan nội phản, rồi cho đóng cọc và đánh tan quân xâm lược Nam Hán ở trận Bạch Đằng (7/12/938) lịch sử
- Khoảng 40 vạn năm về trước, người tối cổ xuất hiện ở Việt Nam. Họ sống trong hang động trên núi cao ở Lạng Sơn, Đồng Nai và Thanh Hóa. Cư dân chủ yếu sống bằng hái lượm, dùng đá ghè sơ sài làm công cụ
- Khoảng 3 vạn năm về trước, người tối cổ đã chuyển hóa thành người tinh khôn. Công cụ lao động chủ yêu bằng đá được ghè hai mặt và có nhiều loại; xuất hiện nhiều loại công cụ khác và lần đầu dùng công cụ bằng đồng. Địa bàn chuyển dần từ vùng đồi núi sang đồng bằng và ven biển. Xuất hiện nhiều nghề mới như nông nghiệp, nghề thủ công và chăn nuôi; bước đầu có buôn bán. Hình thức xã hội đầu tiên là mẫu hệ (do đặc thù là hái lượm là chính); về sau thì chuyển sang phụ hệ (do phân công lao động từ sự tách ra giữa nông nghiệp và nghề thủ công)
B. Thời dựng nước
1. Nước Văn Lang:
- Từ năm 700 đến 207 TCN, nước Văn Lang ra đời từ sự thống nhất các bộ lạc mà thành. Đứng đầu là thủ lĩnh bộ lạc (về sau người Hán mới gọi là Hùng Vương), kinh đô ở cạnh sông lớn (tức sông Hồng) và tên nước là Văn Lang. Nhà nước Văn Lang chia thành 15 bộ, đứng đầu là vua Hùng và giúp việc chủ yếu là Lạc hầu; Lạc tướng đứng đầu các bộ. Quân đội Văn Lang chủ yếu là những đội dân quân ở các bộ và các làng xã; luật pháp chủ yếu là luật tục ở các làng xã. Người dân Văn Lang được gọi là người Lạc Việt, vì chữ "Lạc" là tên một loại chim thời cổ. Thời Văn Lang, đất nước phải đương đầu không ít mối đe dọa trong nước (sách sử cổ không nói gì nhiều) và đe dọa của giặc Ân và giặc Tần (218 - 214 TCN)
- Người dân Văn Lang làm nông là chính, trồng thêm lương thực và làm thủ công rất khéo - nổi bật là thuật luyện kim (ra đô kim loại là đồng và sắt). Họ ăn uống đơn giản và đi lại bằng thuyền, có đời sống tinh thần phong phú
2. Nước Âu Lạc
- Nhà nước được thành lập năm 207 TCN do thắng lợi của liên minh Tây Âu và Lạc Việt chống quân Tần giành thắng lợi
- Nhà nước cũng giữ nguyên tổ chức như thời Hùng Vương với An Dương Vương làm vua, nhưng quyền của vua được mở rộng; thành Cổ Loa (Hà Nội) được chọn làm kinh đô và được củng cố mạnh mẽ. Kinh tế và xã hội có những bước phát triển rõ rệt
- Âu Lạc mất độc lập năm 179 TCN do bị quân đội Triệu Đà xâm lược (câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy)
C. Thời Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc
Nước Âu Lạc cũ mất độc lập và bị các triều Hán, Đông Ngô, Lưỡng Tấn, Nam triều (của Nam - Bắc triều), Tùy và Đường. Mỗi triều đại có cách cai trị khác nhau, nhưng tương đồng ở những nội dung này:
a. Chính trị
- Chia nước ta thành các quận, huyện để dễ dàng cai trị; biến nước ta thành nước nội thuộc Trung Quốc
- Bổ nhiệm quan cai trị là người Hán; Lạc tướng mất dần quyền lực, rồi trở thành hào trưởng người Việt
b. Kinh tế
- Bóc lột và bắt cống nạp nặng nề; độc quyền muối và sắt
- Kinh tế cũng có mức phát triển khá tốt: nông nghiệp có 2 vụ lúa và phương pháp canh tác mới, nghề thủ công và thương nghiệp có bước phát triển rõ rệt
c. Xã hội
- Phân hóa giàu và nghèo sâu sắc: vua và quý tộc mất quyền lực, trở thành hào trưởng địa phương bên cạnh địa chủ Hán. Nông dân phân hóa thành nông dân tự do, nông dân lệ thuộc
d. Văn hóa
- Chính quyền người Hán truyền bá Nho giáo, Phật và Đạo giáo, phong tục tập quán của chúng vào nước ta
- Nhưng nhân dân ta giữ được truyền thống tốt đẹp của tổ tiên; có tiếp thu và chọn lọc phù hợp với điều kiện xã hội của nước mình
e. Phong trào đấu tranh của nhân dân
- Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Hán. Hai Bà lập chính quyền mới tiến bộ trong hai năm (40 - 42, chính quyền Mê Linh của Trưng Vương) và cuối cùng bị quân giặc đàn áp (42 - 43). Nhân dân lấy ngày 6 tháng 2 âm lịch hằng năm đẻ tưởng nhớ Hai Bà
- Năm 248, Bà Triệu khởi nghĩa chống quân Đông Ngô
- Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống lại nhà Nam Lương. Khởi nghĩa thắng lợi, ông lập nhà nước Vạn Xuân tồn tại 60 năm (củng cố bởi Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử). Năm 603, nước Vạn Xuân bị quân Tùy tiêu diệt
- Đầu thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan (Hà tĩnh) khởi nghĩa chống quân Đường. Ông được nhân dân Việt, Khmer và Champa ủng hộ nên đánh bại quân xâm lăng Đường, lập chính quyền tự chủ của Mai Hắc Đế trong gần 10 năm
- Nửa cuối thế kỷ VIII, hào trưởng Đường Lâm là Phùng Hưng cùng 2 em nổi dậy khởi nghĩa. Quân ta đánh chiếm Tống Bình và Phùng Hưng bắt đầu cai trị. Năm 791, khởi nghĩa bị đàn áp
- Năm 905, hào trưởng Hồng Châu (Hải Dương nay) là Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh bại quân Đường và chiếm thành Tống Bình. Sau đó, Khúc Thừa Dụ lập chính quyền tự chủ - con trai là Khúc Hạo tiến hành cải cách giúp chính quyền mạnh hơn. Năm 930, chính quyền họ Khúc bị quân Nam Hán đánh bại
- Năm 931, hào trưởng của Thanh Hóa là Dương Đình Nghệ (tướng của họ Khúc) đánh tan quân giặc và xây dựng lại chính quyền tự chủ - tự xưng tiết độ sứ mới. Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị thuộc tướng là Kiều Công Tiễn (có chỗ ghi là Tiện) giết hại
- Năm 938, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền (Đường Lâm) đem quân đánh tan nội phản, rồi cho đóng cọc và đánh tan quân xâm lược Nam Hán ở trận Bạch Đằng (7/12/938) lịch sử
Last edited: