- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 28
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài toán kết hợp cả phản ứng trao đổi và phản ứng oxi hóa khử
Trong dạng toán này, người ra đề thường khai thác sai lầm của người học là thường suy luận vấn đề theo một chiều: theo một vấn đề hoặc tính chất mà người học vừa mới học xong mà thiếu khả năng tổng hợp kiến thức, vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết vấn đề. Ví dụ 1. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,74. B. 2,87. C. 6,82. D. 10,80.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2013)
Gọi số mol của FeCl2 là a ⇒ số mol của NaCl là 2a mol.Theo bài ra ta có 127.a + 58,5.2a = 2,44 ⇒ a = 0,01.
Số mol ion Cl- = 4.a = 0,04 mol.
Sai lầm 1: Chỉ chú ý đến phản ứng trao đổi giữa Cl- và Ag+
Ag+ + Cl- → AgCl
0,04 →0,04 (mol)
Vậy khối lượng kết tủa là: 0,04. 143,5 = 5,74 ⇒ Đáp án A.
Sai lầm 2: Chỉ chú ý đến phản ứng oxi hóa khử giữa Fe2+ và Ag+
Fe2+ + Ag+ → Fe2+ + Ag
0,01 → 0,01 (mol)
Vậy khối lượng kết tủa là: 0,01. 108 = 1,08 ⇒ Không có đáp án.
Cách giải đúng: Xác định được bài toán vừa có phản ứng trao đổi giữa Cl- và Ag+ vừa có phản ứng oxi hóa khử giữa Fe2+ và Ag+
Ag+ + Cl- → AgCl
0,04 →0,04 (mol)
Fe2+ + Ag+ → Fe2+ + Ag
0,01 → 0,01 (mol)
Vậy khối lượng kết tủa là: 0,04. 143,5 + 0,01. 108 = 6,82 ⇒ Đáp án C.
Ví dụ 2. Cho 48,8 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 2M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho toàn bộ dung dịch A thu được ở trên phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa D. Giá trị m là
A. 114,8 B. 147,2 C. 125,6 D. 166,4
Sai lầm 1. Chỉ nắm các phản ứng trao đổi, không xác định được các phản ứng oxi hóa khử:
Các phản ứng:
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,1 → 0,8 → 0,1 → 0,2 (mol)
Ag+ + Cl- → AgCl
Áp dụng bảo toàn nguyên tố Cl, ta có số mol AgCl = số mol HCl = 0,8 mol.
Khối lượng kết tủa = 0,8.143,5 = 114,8 gam. ⇒ Đáp án A.
Sai lầm 2. Ngoài các phản ứng trao đổi còn nắm được phản ứng giữa Fe2+ với Ag+ (như ở ví dụ 1)
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,1 → 0,8 → 0,1 → 0,2 (mol)
Ag+ + Cl- → AgCl
0,8 → 0,8 (mol)
Fe2+ + Ag+ → Fe2+ + Ag
0,01 → 0,01 (mol)
Khối lượng kết tủa = 0,8.143,5 + 0,1.108 = 125,6 gam. Þ Đáp án C.
Sai lầm 3. Ngoài các phản ứng trao đổi còn nắm được phản ứng oxi hóa khử giữa Fe3+ và Cu
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,1 → 0,8 → 0,1 → 0,2 (mol)
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
0,1 → 0,2 → 0,1 → 0,2 (mol)
Ag+ + Cl- → AgCl
Áp dụng bảo toàn nguyên tố Cl, ta có số mol AgCl = số mol HCl = 0,8 mol.
Khối lượng kết tủa = 0,8.143,5 = 114,8 gam ⇒ Đáp án A.
Cách giải đúng: Nắm được các phản ứng trao đổi và oxi hóa – khử xảy ra
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,1 → 0,8 → 0,1→ 0,2 (mol)
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
0,1 → 0,2 → 0,1 → 0,2 (mol)
Ag+ + Cl- → AgCl
0,8→ 0,8 (mol)
Fe2+ + Ag+ → Fe2+ + Ag
0,03 → 0,03 (mol)
Khối lượng kết tủa = 0,8.143,5 + 0,3.108 = 147,2 gam ⇒ Đáp án B.