Tâm sự MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM 8+ MÔN LỊCH SỬ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay ad xin chia sẻ với các em học sinh khối 9 phương pháp học để đạt điểm cao môn Lịch sử. Trước khi đọc về phương pháp các em cần lưu ý:
1 — Từ kinh nghiệm bản thân các admin, thì tuyệt đối không học tủ. Tủ đúng cũng chỉ giúp các em về điểm số, không mang lại gì hơn. Tủ lệch thì nguy cơ vỡ alo là rất cao.
2 — Không học thì thôi, còn đã học thì phải học hết. Không có câu nào (có vẻ) như là quan trọng hơn các câu khác. Vì sao? Vì công học thì cũng đã mất rồi, mà khi thi đề ra lại trúng nhằm câu chưa học thì coi như toi công mình đã học.
3 — Cần phân biệt rõ việc muốn giỏi sử khác với thi sử được điểm cao. Những phương pháp tư duy đề xuất trong bài này chỉ nhằm mục đích hạn hẹp là giúp các em có được một kết quả thi tốt, chứ không phải để giúp các em thêm yêu sử hay truyền cảm hứng gì gì đó. Chuyện đó tính sau ha!
Okei, giờ chúng ta bắt đầu:

I. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP)
Muốn học thuộc lòng thì phải ghi chép. Cái này là kinh nghiêm thực chiến ngon của ad nha. Học mà chỉ ngồi tụng chay thì không bao giờ nhớ dai, nhớ lâu. Bộ não con người quái lắm, khi ta tư duy về 1 vấn đề tức trí óc ta nghĩ về vấn đề đó, tay viết, miệng đọc thì tự nhiên nó hằn sâu vào não. Ví dụ đơn giản là thông tin crush của mình (mà phải mất bao công sức mới điều tra được) thì chắc chắn sẽ nhớ dai hơn là nghe thằng bạn kể về crush của nó ha.
Rồi, "Mindmap" nôm na là phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp tư duy nắm bắt vấn đề, nội dung và liên kết được những gì đơn lẻ lại với nhau.
— Áp dụng trong đề cương lịch sử, với những câu hỏi về thời kỳ, trong năm… tình hình thế giới như thế nào? Tình hình trong nước như thế nào? Với Mindmap, chúng ta có thể chia ra luôn hai thời kỳ ấy làm 2 nhánh: Thế giới và trong nước. Sau đó, từ 2 nhánh ấy, chia ra các ý chính trọng tâm nhất để nhớ, giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn.
— Với những câu hỏi về diễn biến trong từng năm cụ thể thì việc sử dụng Mindmap giúp chúng ta liệt kê được trong năm đấy có những sự kiện gì xảy ra? Một sự kiện của năm sẽ tượng trưng cho một nhánh trong Mindmap, điều đó giúp chúng ta cô đọng được lượng kiến thức cần nhớ.
— Sơ đồ tư duy Mindmap giúp xác định được những nội dung trọng tâm của đề cương, những ý chính nhất giúp nắm bắt được thông tin chính xác nhất, không lan man, dài dòng.
Công cụ hỗ trợ:
• Dĩ nhiên, xài Mindmap bằng cơm (đầu nghĩ + tay viết) thì nhanh và tiện nhất.
• Với những bạn quen học qua desktop, laptop hay tablet… các em có thể tham khảo một số phần mềm tạo Mindmap miễn phí như: simplemind Lite, MindNode, Coras hay tạo làm online qua Mural…
[ảnh ví dụ cho phương pháp Mindmap trong các comment đầu tiên của bài]

II. PHƯƠNG PHÁP INFOGRAPHIC
Ngon hơn câu chữ là chơi hình ảnh, bởi hình ảnh luôn giúp chúng ta nhớ lâu mọi thứ hơn. Vì thế infographic là hình thức đồ họa trực quan tốt nhất, sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng.
Tuy nhiên, cái khó đối với các em là để có thể tổng hợp kiến thức theo phương pháp này, cần 1 khả năng tổng hợp tốt + kỹ năng thể hiện bằng hình ảnh. Mà 2 điều này ngay cả với dân chuyên nghiệp nhiều khi cũng không dễ ăn. Vậy sử dụng phương pháp infographic thế nào cho học sinh?
Câu trả lời là hãy đơn giản hóa các vấn đề + kết hợp với phương pháp Mindmap ở trên.
Ví dụ như khi đọc đề cương xong, dùng Mindmap để nắm bắt những vấn đề chính, sau đó với những thông tin nổi bật, quẹt luôn 1 hình ảnh đại diện vào. Với các thánh từng quẹt bậy vào SGK mà ad từng xem trên mạng hay các em có kỹ năng vẽ một chút, điều này không hoàn toàn là vấn đề nha.
Công cụ hỗ trợ:
• Một thằng bạn biết vẽ bậy là ngon nhất!
• Ngoài ra, còn có 1 số ứng dụng Infographic online của các trang: Canva, piktochart, Venngage.
[ảnh ví dụ cho phương pháp Infographic trong các comment đầu tiên của bài]
III. VIẾT RA GIẤY, ĐỌC LẠI VÀ GHI ÂM
Và cuối cùng, thủ công nhất, tiện lợi nhất và cũng hiệu quả tương đối là phương pháp: "Viết + Đọc + Ghi âm". Các bước như sau:
— Đọc đề cương, gạch highlight các ý chính. Càng cô đọng càng tốt.
— Viết lại các ý chính ra giấy (việc này giúp não bộ chúng ta ghi nhớ lần 1).
— Đọc lại giúp chúng ta ghi nhớ lần 2 và ghi âm những gì ta đọc.
— Trước khi đi ngủ, nghe lại một lần (việc này sẽ giúp não bộ tiếp thu và ghi nhớ những gì được học lần thứ 3 trong ngày).
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHÁC
• Tập thói quen học (làm việc nhóm). Một nhóm bạn thân có thể cùng ngồi với nhau phân tích đề cương và cho ra lò 1 bản "cương lĩnh" ngon lành cho nhóm theo những cách riêng hoặc các phương pháp mà ad đã đề xuất. Một cái đầu làm thế nào hơn được vài cái đầu cùng chung mục đích, phải không các em!
• Cách ghi chép càng sáng tạo, độc đáo thì càng giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là thơ. Ad xin giới thiệu với các em một số bài thơ về Lịch sử:
Trước khi thế chiến thứ hai (trước 1945)
Đông Nam châu Á rơi vào thực Tây
45 tháng 8 sao đây
Nhật Bản phát xít kéo dây đầu hàng.
Toàn Đông nam á sẵn sàng.
In đô, Lào, Việt sao vàng thắng to.
Mở đầu độc lập tự do
50 chính giữa(TKXX) Mĩ cho căng đầu.
SEATO quân sự đối đầu
54 tháng 9 khắc sâu rõ ràng
Tháng 8, 67 sẵn sàng
ASEAN thành lập rõ ràng Thái Lan.
Xem, Phim, Ma, In-đô bàn.
Kinh- Văn – Bình - Ổn mục hoàn đoàn viên.
Ba li 76 thần tiên.
Xác định nguyên tắc thành viên hóa rồng.
Cùng – Hợp, phải nhớ câu Không?
Chớ có can thiệp vào công việc riêng nước nào!
1984 thì sao?
Ru-nây thứ 6 nhập vào ASEAN.
95 thứ 7 Việt Nam
Hiệp hội mở rộng ngày càng tăng thêm
Mi- Lào 8, 9 vững bền
Cam chia 99 làm lên AN 10.
Hay tương tự khi dạy Bài 8 Nước Mĩ
Mĩ sau 2 cuộc chiến tranh.
Trở thành giàu mạnh k ai sánh bằng
Sản xuất phát triển tăng nhanh
Là tên lái súng, không ai tranh giành.
Công nghiệp mĩ chiến phần 2
Nông nghiệp mĩ gấp 2 lần Nhật, Tây( Tây âu)
Mĩ là chủ nợ đó đây.
Vũ khí quân sự một mình tử nguyên ( vũ khí nguyên tử)
Nhưng mà tiếp mấy thập niên
Kinh tế của mĩ tiến lùi chẳng nhanh
Bởi do tây (Âu), Nhật(Bản) cạnh tranh
Suy thoái khủng hoảng,kẻ sang người nghèo.
Lại còn tham vọng đuổi theo
Bá chủ thế giới, vũ trang đèo bòng.
Nhưng mà tham vọng miễn bàn.
Mĩ phải thất bại Việt Nam nặng nề.
Hay khi dạy về một số thành tựu về cách mạng xanh trong nông nghiệp cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ II giáo viên cho học sinh hát theo giai điệu bài hát Lí kéo chài
Đến nhóm mình các bạn nghe nhé
Các mạng xanh nông nghiệp tăng nhanh
Hò ..ời
Nhờ cơ. Điện khí hóa sinh
Khoa học tài tình tạo cây con mới
Ới ơ là hò
Không lo đói nghèo không lo đói nghèo
Ơ hò ơ hò là hò ơ ơ…
…..
Khi dạy bài 1 Lịch sử lớp 7 Sự hình thành nhà nước phong kiến Châu âu giáo viên dùng đoạn thơ sau để học sinh nhớ về sự hình thành XHPK ở châu Âu:
Chuyện rằng ở xứ phương Tây.
Thế kỉ V đã cách đây lâu rồi.
Rô - ma thời ấy suy thờ.
Giec - man xâm lược khắp nơi tung hoành
Chiếm hữu nô lệ tàn nhanh.
Các vương quốc mới hình thành ở Tây.
Ăng, Phơ, vương quốc Đông, Tây.
Tước phong, ruộng đất đủ đầy chia nhau.
Trở nên quyền thế rất giàu.
Gọi là lãnh chúa sau này bạn ơi!
Nông nô khổ cực suốt đời
XHPK ra đời ở châu Âu.
• Dùng Từ Khóa (key word): tìm 1 từ khóa để gắn cho các sự kiện, diễn biến. Đó là những từ, cụm từ hay những con số đơn giản, đặc biệt, khác lạ để dễ nhớ và phân biệt. Để chỉ cần nhìn thấy những từ này, là các em có thể hình dung ra được tổng thể nhất, đầy đủ và bản chất nhất sự việc là gì? Diễn ra như thế nào? Ví dụ: cao su nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, là lá cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện gắn với cuộc khởi nghĩa Nam Kì …
• Luyện đề: cũng như các môn Toán - Văn - Anh, cách để rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ kiến thức và tránh bị "dính bẫy" nhanh nhất và tốt nhất chính là luyện đề. Hiện tại trên mạng có rất nhiều các câu hỏi trắc nghiệm để các em có thể làm thử. Tuy nhiên ad cũng khuyên các em không nên quá sa đà vào câu khó, đề phức tạp dài hàng trăm câu, mà nên tìm các đề bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Sở GD&ĐT. Nhất là các đề do các thầy cô có kinh nghiệm nhiều năm dạy khối 9 ra. Trong các sách hiện giờ để luyện đề thì ad thấy có quyển 35 ĐỀ ÔN LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN LỊCH SỬ dùng rất ổn.
Cuối cùng, mỗi người chúng ta là một cá thể khác nhau, hãy lựa chọn cho mình cách học phù hợp nhất, dễ nhớ nhất để kỳ thi tới đây trở nên dễ dàng hơn. Chúc các em học sinh ôn thi hiệu quả và có một kỳ thi tốt.
* Nguồn:
- Page The X-file of History.
- Thầy Nguyễn Khả Tuấn – GV THCS Trần Đăng Ninh – Hà Đông- Hà Nội
56940359_580937655729534_184347521127022592_n.png
 
Top Bottom