- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ps: Bài này tổng kết lại một số quan điểm của lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên xung quanh Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ở Hà Nội (2/2019), cùng với quan điểm của một số nước quanh Hội nghị thượng đỉnh này. Các bạn xem và nếu cần có thể nói thêm để mở rộng vấn đề nhé.....
+ Quan điểm của Tổng thống Trump (Mỹ): nguyên nhân hai nước Mỹ - Triều bất đồng là về vấn đề cấm vận. Theo Tổng thống Mỹ, Triều Tiên muốn bãi bỏ hoàn toàn cấm vận nhưng Mỹ chưa sẵn sàng cho việc đó. Về việc dừng các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên là Yongbyon, Tổng thống Mỹ muốn dừng gần như hoàn toàn các cơ sở hạt nhân Triều Tiên khi ông nói "Chúng ta phải có nhiều hơn thế". Ngoài ra, Tổng thống Trump nói rằng người đồng cấp là Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hứa sẽ không thử các tên lửa hạt nhân nữa, vì muốn quan hệ Mỹ - Triều sẽ diễn ra tốt đẹp. Một quan chức Mỹ (giấu tên) cho biết thêm, phía Triều Tiên "đồng ý dỡ bỏ một phần khu phức hợp Yongbyon, nhưng không giải thích cách làm" (theo hãng Reuters). Quan chức này cũng nói thêm: "Vì vậy, việc mang lại cho họ hàng tỷ USD bằng cách nới lỏng các lệnh trừng phạt đồng nghĩa rằng chúng tôi đang hỗ trợ cho sự phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn diễn ra ở Triều Tiên". Về vai trò của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ cho hay: "Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều. 93% hàng hóa của Triều Tiên đều đi qua Trung Quốc, nên vai trò của Trung Quốc là rất lớn". Về phía Triều Tiên, Tổng thống Mỹ đặc biệt nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Triều Tiên, cũng như những tiềm năng kinh tế rất lớn của Triều Tiên
+ Quan điểm của Triều Tiên: Trong cuộc họp báo lúc 0h ngày 1/3/2019, Ngoại trưởng Triều Tiên là Ri Yong-ho nói rằng Triều Tiên chỉ yêu cầu nước Mỹ dỡ bỏ 5/11 lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc; ngừng lâu dài việc thử tên lửa tầm xa và hạt nhân; tuy nhiên phía Mỹ yêu cầu Triều Tiên phải loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Yongbyon. Chính yêu cầu này đã làm thỏa thuận không thể đạt được. Khi được phía Mỹ đề cập về việc Triều Tiên còn tồn tại các cơ sở làm giàu uranium, ông Ri và bà Choe chỉ đề cập đến việc dỡ bỏ một cơ sở làm giàu uranium tại địa điểm đó (tức các địa điểm nhất định), nhưng hai người lại không đề cập đến các cơ sở làm giàu uranium tại các địa điểm khác. Đây có thể là điều khiến Mỹ nghi ngờ về sự chân thành của Triều Tiên trong cuộc đàm phán, theo Washington Post.
Quan điểm của một số quốc gia khác:
+ Hàn Quốc lấy làm tiếc vì cuộc gặp thượng đỉnh Hà Nội bị tan vỡ. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh này giúp hai nước hiểu nhau hơn, tăng khả năng đột phá trong tương lai. Mặc khác, cuộc nói chuyện điện thoại giữa lãnh đạo Hàn - Mỹ cho phép Hàn Quốc nhận định rằng Tổng thống Mỹ rất sẵn lòng tiếp tục đối thoại và tin tưởng việc "Mỹ công khai dỡ bỏ hoặc giảm mức độ cấm vận liên quan đến giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cho thấy cuộc đối thoại Mỹ - Triều đã được nâng lên tầm cao mới".
Theo tin của Phủ Tổng thống Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc tại Nhà Xanh (Seoul) khẳng định cả Mỹ và Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ hơn bao giờ hết. Dù thất vọng về kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Hàn Quốc duy trì quan hệ với Triều Tiên bằng một kế hoạch chi tiết về hợp tác kinh tế với nước này. Theo tin từ hãng tin Yonhap, chính sách của Hàn Quốc sẽ kêu gọi "hợp tác kinh tế tích cực" giữa hai miền Triều Tiên và tạo điều kiện để "tiếp cận tự do hàng hóa và người dân qua khu vực biên giới giữa hai nước"
+ Về phần mình, Trung Quốc hy vọng hai nước Mỹ - Triều sẽ tiếp tục đối thoại để đạt mục tiêu giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao là Lục Khảng, nhiều người đã được nhìn thấy tình hình bán đảo Triều Tiên trong năm ngoái đã có bước ngoặt quan trọng khi quay về con đường dàn xếp hòa bình. Mọi giải pháp cho bán đảo Triều Tiên không thể đạt chỉ trong một ngày
+ Về phía nước chủ nhà đăng cai hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước Mỹ - Triều tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên. Qua đối thoại tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên đã có nhiều nỗ lực tích cực, xây dựng trao đổi nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
Với ý kiến của chuyên gia (trích dẫn ý chính):
- Ông Daniel Davis (chuyên gia nghiên cứu chính sách của Cơ quan nghiên cứu chính sách Defense Priorities): hội nghị này là một sự trì hoãn hơn là một thất bại và phải nhìn dưới góc độ dài hạn. Kết quả của hội nghị tuy ở mức "trung bình" nhưng điều này đã tạo điều kiện cho Việt Nam và giới lãnh đạo có hình ảnh tốt trên toàn cầu
- Ông Nguyễn Thành Trung (giám đốc trung tâm SCIS, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh) bình luận: việc hai nước Mỹ - Triều tan vỡ trong hội đàm thượng đỉnh tại Hà Nội cho thấy cách tiếp cận của lãnh đạo hai nước với vấn đề hạt nhân. Nước Mỹ luôn thất bại trong các kế hoạch ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân từ thời Tổng thống Bill Clinton đến nay, nên không đời nào dỡ bỏ các cấm vận và không hỗ trợ kinh tế nếu Triều Tiên không phá hủy hoàn toàn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Còn Triều Tiên không đời nào chịu tước bỏ chương trình hạt nhân vốn được coi là con bài mặc cả duy nhất, luôn hy vọng phía Mỹ có những hành động cam kết tương ứng.
Cũng theo ông Trung, hội nghị sở dĩ thất bại vì hai nước thiếu một cơ chế xây dựng niềm tin chiến lược. Hội nghị này đã phản ánh cơ chế đàm phán song phương bất tương xứng giữa một siêu cường với một quốc gia gặp khó khăn về kinh tế. Siêu cường sẽ dùng thế mạnh và lợi thế của nước lớn để gây sức ép với nước nhỏ yếu, buộc nước ấy phải chấp nhận các điều khoản mà bên siêu cường đưa ra. Với lập luận trên, sẽ có hai kịch bản xảy ra là: nước nhỏ chấp nhận các điều khoản (có thay đổi chút ít) của nước lớn, hoặc là đàm phán rơi vào bế tắc.
Kết quả của đàm phán song phương ở Hà Nội mở ra khả năng cần phải nhờ đến các quốc gia lân cận mới thuyết phục được Triều Tiên ngừng nghiên cứu và tiếp tục thử vũ khí hạt nhân. Trong thời gian tới, nếu Mỹ và Triều Tiên không có dấu hiệu nhượng bộ thì một khả năng mới là sẽ có một hội nghị bốn bên giữa Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên với sự can dự của các bên liên quan đến vấn đề an ninh sẽ không làm Triều Tiên thất thế, cũng như việc Hàn Quốc cảm thấy không bị đồng minh bỏ rơi. Một hội nghị bốn bên sẽ phù hợp khi Tổng thống Mỹ vốn không thích đàm phán đa phương.....
+ Quan điểm của Tổng thống Trump (Mỹ): nguyên nhân hai nước Mỹ - Triều bất đồng là về vấn đề cấm vận. Theo Tổng thống Mỹ, Triều Tiên muốn bãi bỏ hoàn toàn cấm vận nhưng Mỹ chưa sẵn sàng cho việc đó. Về việc dừng các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên là Yongbyon, Tổng thống Mỹ muốn dừng gần như hoàn toàn các cơ sở hạt nhân Triều Tiên khi ông nói "Chúng ta phải có nhiều hơn thế". Ngoài ra, Tổng thống Trump nói rằng người đồng cấp là Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hứa sẽ không thử các tên lửa hạt nhân nữa, vì muốn quan hệ Mỹ - Triều sẽ diễn ra tốt đẹp. Một quan chức Mỹ (giấu tên) cho biết thêm, phía Triều Tiên "đồng ý dỡ bỏ một phần khu phức hợp Yongbyon, nhưng không giải thích cách làm" (theo hãng Reuters). Quan chức này cũng nói thêm: "Vì vậy, việc mang lại cho họ hàng tỷ USD bằng cách nới lỏng các lệnh trừng phạt đồng nghĩa rằng chúng tôi đang hỗ trợ cho sự phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn diễn ra ở Triều Tiên". Về vai trò của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ cho hay: "Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều. 93% hàng hóa của Triều Tiên đều đi qua Trung Quốc, nên vai trò của Trung Quốc là rất lớn". Về phía Triều Tiên, Tổng thống Mỹ đặc biệt nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Triều Tiên, cũng như những tiềm năng kinh tế rất lớn của Triều Tiên
+ Quan điểm của Triều Tiên: Trong cuộc họp báo lúc 0h ngày 1/3/2019, Ngoại trưởng Triều Tiên là Ri Yong-ho nói rằng Triều Tiên chỉ yêu cầu nước Mỹ dỡ bỏ 5/11 lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc; ngừng lâu dài việc thử tên lửa tầm xa và hạt nhân; tuy nhiên phía Mỹ yêu cầu Triều Tiên phải loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Yongbyon. Chính yêu cầu này đã làm thỏa thuận không thể đạt được. Khi được phía Mỹ đề cập về việc Triều Tiên còn tồn tại các cơ sở làm giàu uranium, ông Ri và bà Choe chỉ đề cập đến việc dỡ bỏ một cơ sở làm giàu uranium tại địa điểm đó (tức các địa điểm nhất định), nhưng hai người lại không đề cập đến các cơ sở làm giàu uranium tại các địa điểm khác. Đây có thể là điều khiến Mỹ nghi ngờ về sự chân thành của Triều Tiên trong cuộc đàm phán, theo Washington Post.
Quan điểm của một số quốc gia khác:
+ Hàn Quốc lấy làm tiếc vì cuộc gặp thượng đỉnh Hà Nội bị tan vỡ. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh này giúp hai nước hiểu nhau hơn, tăng khả năng đột phá trong tương lai. Mặc khác, cuộc nói chuyện điện thoại giữa lãnh đạo Hàn - Mỹ cho phép Hàn Quốc nhận định rằng Tổng thống Mỹ rất sẵn lòng tiếp tục đối thoại và tin tưởng việc "Mỹ công khai dỡ bỏ hoặc giảm mức độ cấm vận liên quan đến giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cho thấy cuộc đối thoại Mỹ - Triều đã được nâng lên tầm cao mới".
Theo tin của Phủ Tổng thống Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc tại Nhà Xanh (Seoul) khẳng định cả Mỹ và Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ hơn bao giờ hết. Dù thất vọng về kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Tổng thống Hàn Quốc duy trì quan hệ với Triều Tiên bằng một kế hoạch chi tiết về hợp tác kinh tế với nước này. Theo tin từ hãng tin Yonhap, chính sách của Hàn Quốc sẽ kêu gọi "hợp tác kinh tế tích cực" giữa hai miền Triều Tiên và tạo điều kiện để "tiếp cận tự do hàng hóa và người dân qua khu vực biên giới giữa hai nước"
+ Về phần mình, Trung Quốc hy vọng hai nước Mỹ - Triều sẽ tiếp tục đối thoại để đạt mục tiêu giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao là Lục Khảng, nhiều người đã được nhìn thấy tình hình bán đảo Triều Tiên trong năm ngoái đã có bước ngoặt quan trọng khi quay về con đường dàn xếp hòa bình. Mọi giải pháp cho bán đảo Triều Tiên không thể đạt chỉ trong một ngày
+ Về phía nước chủ nhà đăng cai hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước Mỹ - Triều tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên. Qua đối thoại tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên đã có nhiều nỗ lực tích cực, xây dựng trao đổi nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
Với ý kiến của chuyên gia (trích dẫn ý chính):
- Ông Daniel Davis (chuyên gia nghiên cứu chính sách của Cơ quan nghiên cứu chính sách Defense Priorities): hội nghị này là một sự trì hoãn hơn là một thất bại và phải nhìn dưới góc độ dài hạn. Kết quả của hội nghị tuy ở mức "trung bình" nhưng điều này đã tạo điều kiện cho Việt Nam và giới lãnh đạo có hình ảnh tốt trên toàn cầu
- Ông Nguyễn Thành Trung (giám đốc trung tâm SCIS, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh) bình luận: việc hai nước Mỹ - Triều tan vỡ trong hội đàm thượng đỉnh tại Hà Nội cho thấy cách tiếp cận của lãnh đạo hai nước với vấn đề hạt nhân. Nước Mỹ luôn thất bại trong các kế hoạch ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân từ thời Tổng thống Bill Clinton đến nay, nên không đời nào dỡ bỏ các cấm vận và không hỗ trợ kinh tế nếu Triều Tiên không phá hủy hoàn toàn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Còn Triều Tiên không đời nào chịu tước bỏ chương trình hạt nhân vốn được coi là con bài mặc cả duy nhất, luôn hy vọng phía Mỹ có những hành động cam kết tương ứng.
Cũng theo ông Trung, hội nghị sở dĩ thất bại vì hai nước thiếu một cơ chế xây dựng niềm tin chiến lược. Hội nghị này đã phản ánh cơ chế đàm phán song phương bất tương xứng giữa một siêu cường với một quốc gia gặp khó khăn về kinh tế. Siêu cường sẽ dùng thế mạnh và lợi thế của nước lớn để gây sức ép với nước nhỏ yếu, buộc nước ấy phải chấp nhận các điều khoản mà bên siêu cường đưa ra. Với lập luận trên, sẽ có hai kịch bản xảy ra là: nước nhỏ chấp nhận các điều khoản (có thay đổi chút ít) của nước lớn, hoặc là đàm phán rơi vào bế tắc.
Kết quả của đàm phán song phương ở Hà Nội mở ra khả năng cần phải nhờ đến các quốc gia lân cận mới thuyết phục được Triều Tiên ngừng nghiên cứu và tiếp tục thử vũ khí hạt nhân. Trong thời gian tới, nếu Mỹ và Triều Tiên không có dấu hiệu nhượng bộ thì một khả năng mới là sẽ có một hội nghị bốn bên giữa Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên với sự can dự của các bên liên quan đến vấn đề an ninh sẽ không làm Triều Tiên thất thế, cũng như việc Hàn Quốc cảm thấy không bị đồng minh bỏ rơi. Một hội nghị bốn bên sẽ phù hợp khi Tổng thống Mỹ vốn không thích đàm phán đa phương.....
Last edited: