- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Một số nhận định của vua Tự Đức về các triều đại trước (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục)
"Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!" - Tự Đức nhận xét về chiến công của Ngô Quyền.
"Đạo trời ưa kẻ khiêm nhường, đạo người răn người tự mãn. Tiên Hoàng nhà Đinh là người vô học, không có mưu mô gì, chỉ quan dữ tợn, kiêu căng, đến nỗi cuối cùng cả hai cha con đều bất đắc kỳ tử, mới được hai đời đã mất! Nhân đức và tàn bạo thật khác nhau hẳn: đáng làm gương chung. Đinh kêu là Vạn Thắng, Tần mong được vạn thế, xe trước xe sau cùng đi một vết, thương thay!" - Tự Đức nhận xét về chế độ cai trị cứng rắn của nhà Đinh.
"Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu." - Tự Đức nhận xét về cái chết của Đinh Toàn dưới triều Lê Hoàn.
"Bây giờ không nghe nói có việc người Chiêm vào lấn cướp thì không phải là bất đắc dĩ mà dùng binh, thế mà muốn phô sức mình, thích lập công nghiệp, buông thả lòng dục, giết hại mạng người! Thậm chí cướp bắt phụ nữ để chứa đầy vào hậu cung: việc này lại càng thất đức! So với Mị Ê, thật đáng thẹn chết! Huống chi khúc điệu Tây Thiên là thanh âm mất nước, gây nên sự mê muội cho con cháu đời sau ! Thế thì trong sự thất đức lại càng thất đức hơn nữa! Thái Tông là bậc vua hiền mà làm như thế, thực đáng tiếc! Về phần bầy tôi bấy giờ cũng không sao tránh khỏi cái tội nống ác của vua!" - Tự Đức nhận xét về cuộc xâm lược của nhà Lý vào đất Chiêm Thành.
"Bấy giờ há lại không có đại thần để cho ở lại giữ nước hay sao? Mà phải đến đàn bà can dự chính sự, để chuốc lấy tiếng khen! Sử nói không đúng sự thực, đại loại như thế đấy!" - Tự Đức nhận xét về việc Nguyên phi Ỷ Lan trị nước trong khi vua Lý Thánh Tông cầm binh đánh Chiêm.
"Tóm lại, đời Lý, những sự gọi là đánh dẹp, ngay như Chiêm Thành tuy là một "nước" cũng chẳng qua cùng hạng với Tiêm La, Cao Miên vậy thôi, còn thì đều là những đám mán mọi phụ thuộc ở trong nước cũng như là mán Thạch Bích ngày nay, chứ không phải là hạng nước kình địch hay nước lân cận hùng cường đáng lo ngại gì đâu, thế mà thường cứ khoe khoang rối rít: nào đặt tôn hiệu, nào đổi năm đầu; vua tôi đương thời kể đã hiếu danh và khéo nịnh nhau lắm nhỉ!" - Tự Đức nhận xét về các chiến công đánh bại Cao Miên, Xiêm La của nhà Lý.
"Thực là việc lạ, suốt nghìn xưa chưa hề có. Các triều đại Bắc phương chưa từng có chuyện được nước như vậy bao giờ. Kìa như họ Sài nối nhà Chu đã là chuyện lạ, nhưng cũng chưa lạ đến như thế. Xem ra cũng chẳng qua như bọn Vương Mãng và Dương Kiên đó thôi. Dầu chẳng mượn danh nghĩa là "bệ hạ có chồng", thiên hạ thế nào chắc cũng về tay họ Trần. Họ Trần lấy được nước, đều là nhờ công sức Thủ Độ, cũng như vua Thuận Trị nhà Thanh với Đa Nhĩ Cổn, chứ Trần Thái Tông có gì đáng khen đâu? Cho nên nhà Trần không có miếu hiệu là Thái tổ. Cái cớ làm cho nhà Trần được hưởng nước lâu dài là nhờ công đức Thánh Tông và Nhân Tông đấy chăng." - Tự Đức nhận xét về sự lên ngôi của nhà Trần.
"Nhà Lý, nhà Trần lấy được nước, đều không theo chính nghĩa, nên sợ lòng người không ủng hộ, mới phải dùng đến thề nguyền. Không khác gì Mạnh Tử nói: "Không đo từ dưới gốc, mà chỉ đo trên ngọn để lấy cho bằng". Việc làm như thế, cũng đã là thấp kém!".
"Một lần thất sách, để tai hại về sau không biết chừng nào!" - Tự Đức nhận xét về việc đắp đê.
"Lúc bấy giờ nhà Nguyên mới nổi lên, khí thế rất ngang ngược; nhà Trần cũng may gặp lúc mới nổi lên, được các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và tướng văn tướng võ phần nhiều người tài, mới có thể đánh bại được giặc, giữ được nước, chứ nếu gặp người khác thì chưa biết thế nào".
"Nhà Nguyên hai lần đem quân xâm lấn, những tướng sai sang đều không phải là tướng giỏi, đấy cũng là may cho nhà Trần".
Nguồn: Sách Việt
"Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!" - Tự Đức nhận xét về chiến công của Ngô Quyền.
"Đạo trời ưa kẻ khiêm nhường, đạo người răn người tự mãn. Tiên Hoàng nhà Đinh là người vô học, không có mưu mô gì, chỉ quan dữ tợn, kiêu căng, đến nỗi cuối cùng cả hai cha con đều bất đắc kỳ tử, mới được hai đời đã mất! Nhân đức và tàn bạo thật khác nhau hẳn: đáng làm gương chung. Đinh kêu là Vạn Thắng, Tần mong được vạn thế, xe trước xe sau cùng đi một vết, thương thay!" - Tự Đức nhận xét về chế độ cai trị cứng rắn của nhà Đinh.
"Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu." - Tự Đức nhận xét về cái chết của Đinh Toàn dưới triều Lê Hoàn.
"Bây giờ không nghe nói có việc người Chiêm vào lấn cướp thì không phải là bất đắc dĩ mà dùng binh, thế mà muốn phô sức mình, thích lập công nghiệp, buông thả lòng dục, giết hại mạng người! Thậm chí cướp bắt phụ nữ để chứa đầy vào hậu cung: việc này lại càng thất đức! So với Mị Ê, thật đáng thẹn chết! Huống chi khúc điệu Tây Thiên là thanh âm mất nước, gây nên sự mê muội cho con cháu đời sau ! Thế thì trong sự thất đức lại càng thất đức hơn nữa! Thái Tông là bậc vua hiền mà làm như thế, thực đáng tiếc! Về phần bầy tôi bấy giờ cũng không sao tránh khỏi cái tội nống ác của vua!" - Tự Đức nhận xét về cuộc xâm lược của nhà Lý vào đất Chiêm Thành.
"Bấy giờ há lại không có đại thần để cho ở lại giữ nước hay sao? Mà phải đến đàn bà can dự chính sự, để chuốc lấy tiếng khen! Sử nói không đúng sự thực, đại loại như thế đấy!" - Tự Đức nhận xét về việc Nguyên phi Ỷ Lan trị nước trong khi vua Lý Thánh Tông cầm binh đánh Chiêm.
"Tóm lại, đời Lý, những sự gọi là đánh dẹp, ngay như Chiêm Thành tuy là một "nước" cũng chẳng qua cùng hạng với Tiêm La, Cao Miên vậy thôi, còn thì đều là những đám mán mọi phụ thuộc ở trong nước cũng như là mán Thạch Bích ngày nay, chứ không phải là hạng nước kình địch hay nước lân cận hùng cường đáng lo ngại gì đâu, thế mà thường cứ khoe khoang rối rít: nào đặt tôn hiệu, nào đổi năm đầu; vua tôi đương thời kể đã hiếu danh và khéo nịnh nhau lắm nhỉ!" - Tự Đức nhận xét về các chiến công đánh bại Cao Miên, Xiêm La của nhà Lý.
"Thực là việc lạ, suốt nghìn xưa chưa hề có. Các triều đại Bắc phương chưa từng có chuyện được nước như vậy bao giờ. Kìa như họ Sài nối nhà Chu đã là chuyện lạ, nhưng cũng chưa lạ đến như thế. Xem ra cũng chẳng qua như bọn Vương Mãng và Dương Kiên đó thôi. Dầu chẳng mượn danh nghĩa là "bệ hạ có chồng", thiên hạ thế nào chắc cũng về tay họ Trần. Họ Trần lấy được nước, đều là nhờ công sức Thủ Độ, cũng như vua Thuận Trị nhà Thanh với Đa Nhĩ Cổn, chứ Trần Thái Tông có gì đáng khen đâu? Cho nên nhà Trần không có miếu hiệu là Thái tổ. Cái cớ làm cho nhà Trần được hưởng nước lâu dài là nhờ công đức Thánh Tông và Nhân Tông đấy chăng." - Tự Đức nhận xét về sự lên ngôi của nhà Trần.
"Nhà Lý, nhà Trần lấy được nước, đều không theo chính nghĩa, nên sợ lòng người không ủng hộ, mới phải dùng đến thề nguyền. Không khác gì Mạnh Tử nói: "Không đo từ dưới gốc, mà chỉ đo trên ngọn để lấy cho bằng". Việc làm như thế, cũng đã là thấp kém!".
"Một lần thất sách, để tai hại về sau không biết chừng nào!" - Tự Đức nhận xét về việc đắp đê.
"Lúc bấy giờ nhà Nguyên mới nổi lên, khí thế rất ngang ngược; nhà Trần cũng may gặp lúc mới nổi lên, được các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và tướng văn tướng võ phần nhiều người tài, mới có thể đánh bại được giặc, giữ được nước, chứ nếu gặp người khác thì chưa biết thế nào".
"Nhà Nguyên hai lần đem quân xâm lấn, những tướng sai sang đều không phải là tướng giỏi, đấy cũng là may cho nhà Trần".
Nguồn: Sách Việt