một số kiến thức cần nắm

B

buonvi_dayeuem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Nội dung của quy luật phân li và ý nghĩa :
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Ý nghĩa : Trong sản xuất, để tránh sự phân ly tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
2) Biến dị tổ hợp và ý nghĩa:
Chính sự phân ly độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp. Loại biến dị này khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Ý nghĩa : Làm tăng tính đa dạng của loài.
3) Nội dung quy luật phân ly độc lập và ý nghĩa :
Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Ý nghĩa : Là nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
4) Ý nghĩa của nguyên phân :
Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
5) Cấu tạo hoá học của phân tử ADN :
- ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N và P
- ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại : ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và guanin (G)
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit
- Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc trưng của các loài sinh vật.
6) Cấu trúc không gian của phân tử ADN :
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro
- Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T, X liên kết với G
- Nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch đơn.
7) ADN tự nhân đôi theo các nguyên tắc :
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian
- Bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần dần và các nuclêôtit trên mạch đơn sau khi tách ra lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới
- Kết quả : từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt mẹ. Trong đó, một mạch của ADN mẹ (mạch khuôn), một mạch được tổng hợp từ môi trường nội bào
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
- Quá trình tự nhân đôi này còn cần đến enzim và năng lượng.
8) Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn :
Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết X hay ngược lại.
Nguyên tắc bán bảo toàn : Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
9) Các loại ARN :
a) mARN : truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp
b) tARN : vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein
c) rARN : là thành phần cấu tạo nên ribôxôm-nơi tổng hợp protein.
10) Cấu tạo của ARN :
- Gồm các nguyên tố C, H, O, N và P
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là các nuclêôtit gồm 4 loại là A, U, X, G
- Liên kết theo một chuỗi xoắn đơn.
11) ARN được tổng hợp theo các nguyên tắc :
- ARN được tổng hợp dựa vào một mạch đơn của gen (mạch khuôn)
- Theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với U, T liên kết với A, X liên kết với G, G liên kết với X
- Trình tự các nuclêôtit trên mạch đơn của gen quy địnhảtình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.
12) Phân biệt ADN và ARN :
* Giống nhau :
- Đều cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P
- Đều thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đều có 4 loại nuclêôtit
- Đều có chức năng di truyền
* Khác nhau :
ADN
- Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều
- Nuclêôtit là A, T, X, G
- Có kích thước và khối lượng lớn
- Chức năng là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
ARN
- Gồm 1 mạch đơn
- Nuclêôtit là A, U, X, G
- Có kích thước và khối lượng nhỏ
- Chức năng là tổng hợp protein.
13) Chức năng của protein :
- Là thành phần cấu trúc của tế bào
- Xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất (enzim, hoocmon)
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể)
- Vận chuyển, cung cấp năng lượng cho tế bào
- Biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
14) Đột biến gen :
Khái niệm : Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtit.
*Các dạng đột biến gen : mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit
*VD : đột biến gen ở lúa làm cây cứng và nhiều bông hơn
15) Đột biến cấu trúc NST :
*Khái niệm : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
*Các dạng đột biến cấu trúc NST : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
*VD : mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
16) Đột biến số lượng NST :
*Khái niệm : đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
*Các dạng đột biến số lượng NST:
a) Hiện tượng dị bội thể :
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Cơ chế : - Làm tăng một NST ở một cặp NST nào đó gọi là thể ba nhiễm (2n+1)
- Làm giảm một NST ở một cạp NST nào đó gọi là thể một nhiễm (2n-1)
- Làm mất một cặp NST tương đồng gọi là thể không nhiễm (2n-2)
b) Hiện tượng đa bội thể :
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)
- VD : táo tứ bội
17) So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái :
*Giống nhau :
- Đều phát sinh từ những tế bào mầm sinh dục
- Đều trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục
*Khác nhau :
Đực
- Xảy ra trong tuyến sinh dục đực
- Số lượng giao tử được tạo ra nhiều
- Có kích thước nhỏ
Cái
- Xảy ra ở tuyến sinh dục cái
- Số lượng giao tử được tạo ra ít
- Có kích thước lớn
18) So sánh nguyên phân và giảm phân :
*Giống nhau :
- Đều có sự phân bào
- Đều có những hoạt động giống nhau : nhân đôi tạo NST kép, co xoắn, dãn ra
- Các NST đều xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (thoi vô sắc)
- Các NST đều phân li về hai cực tế bào
*Khác nhau :
Nguyên phân
- Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con có bộ NST bằng mẹ (2n)
- Một lần phân bào
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Giảm phân
- Kì giữa của lần phân bào thứ nhất : NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Từ một tế bào mẹ tạo thành bốn tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (n)
- Hai lần phân bào
- Xảy ra ở tế bào sinh dục
19) So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái :
*Giống nhau :
- Đều trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân
- Đều phát sinh từ những tế bào mầm sinh dục
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh dục
*Khác nhau :
Đực :
- Xảy ra trong tuyến sinh dục đực
- Số lượng giao tử tạo ra nhiều
- Giao tử có kích thước nhỏ
Cái :
- Xảy ra ở tuyến sinh dục cái
- Số lượng giao tử tạo ra ít
- Giao tử có kích thước lớn
20) Thường biến :
*Khái niệm : Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến thường biểu hiện theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Thường biến không di truyền được.
*VD : Sự biến đổi của lá cây rau mác ở 3 môi trường
21) Phân biệt thường biến và đột biến :
*Thường biến :
- Biến đổi kiểu hình
- Không di truyền
- Không là nguyên liệu trong chọn giống
- Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định
- Do tác động của điều kiện môi trường
*Đột biến :
- Biến đổi kiểu gen (ADN, NST)
- Có di truyền
- Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống
- Xuất hiện riêng lẻ theo từng cá thể
- Do tác động của điều kiện môi trường hay rối loạn trao đổi chất trong tế bào ./.
 
H

hoaitieu

ặc, cần nắm mà nhìu thế này thì nắm sao nổi...nhìu quá trời lun..nhưng nói chung cũng hiểu được chút ít
 
Q

quynhdihoc

T cố gắng post nhiều chút đi :) tụi em còn nhiều cái mún biết lắm nhưng mà k biết hỏi từ đâu cả. Vì vậy T tổng hợp giúp tụi em đi, á mà T tổng hợp luôn cho lớp 12 nữa í ;;)
 
K

khicon306

cảm ơn nhiều khi đã xem của mình hehehe
ủng hộ mình nhiều nhan xin giới thiệu mình là giáo viên sinh học

ặc ặc ....thầy là giáo viên sinh học í ạ ...trời ơi , thế mà trước nay em cứ tưởng .....
Bọn em còn nhiều cái không biết lắm , vì thế cho nên cần phải nhờ thầy chỉ bảo nhiều Cám ơn thầy trước :D!!!
 
P

pedung94

Nếu là thầy thì em cũng xin bổ sung một tí nhá.
điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li và phân li độc lập:
+ Mỗi gen quy định một tính trạng
+ Các gen nằm trên các NST khác nhau
+ Trội phải trội hoàn toàn
- quy luật phân li thì: F1 đồng tính, F2 cho tỉ lệ 3 trội, 1 lặn
- quy luật phân li độc lập: Kiểu hình đời con F2bằng tích tỉ lệ phân li của các tính trạng hợp thành nó.

Mọi người cho ý kiến nha
 
B

buonvi_dayeuem

không cần đâu em ạ
vì chúng ta chỉ cần học kiến tức đó thôi thì 10 điểm rùi
do bộ giáo dục như thế nên thầy soạn cho đó
cảm ơn em góp ý
 
B

buonvi_dayeuem

1) Khi cho giao phối giữa ruồi giấm thuàn chủng có thân xám,lông dài với ruồi giấm thuần chủng có thân đen lông ngắn thu được các con lai F1 đồng loạt có thân xám lông ngắn.
a)Hãy xác định tính trạng trội lặn ,quy ước gen và lập sơ đồ lai của phép lai trên
b)Tiếp tục cho F1 nói trên giao phối với nhau thì tỉ lệ phân li của kiểu gen và của kiẻu hình F2 sẽ như thế nào?
c)Lập sơ đồ lai nếu tiếp tục cho các cơ thể F1 lai phân tích
Biết rằng hai cặp tính trạng màu thân và đọ dài lông di truyền độc lập với nhau
2)ở chuột:gen A:lông xù gen a:lông thẳng
gen B:lông màu xám gen b:lông màu đen
Hai cặp tính trạng nói trên nằm trên hai NST thương khác nhau
a)Chuột cái P có lông thẳng màu đen đẻ ra các chuột con ở các lứa đều có lông xù màu xám
Xác định kiểu gen kiểu hình của chuột đực P và lập sơ đồ lai
b)Chuột bố mẹ đều có lông xù màu đen.Trong số các chuột con F1 xuất hiện lông thẳng màu đen .Hyax xác định kiẻu gen của chuột bố mẹ và lập sơ đồ lai
c)Để chắc chắn sinh ra các chuột con đèu lông thẳng màu đen thì kểu gen và kiểu hình của chuột bố mẹ như thế nào?Biện luận và lập sơ đồ lai minh họa.
3)Cho giao phấn giữa cây P có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen có kiểu hình thân cao quả đỏ cới các cây khác thu được con lai F1 có 4 tổ hợp giao tử
Hãy biện luận để xác định kiểu gen kiểu hình của cây lai với cây P nói trên và lập sơ đồ lai minh họa.Biết rằng hai cặp tính trạng về chiều cao của cây và về màu quả di truyền độc lập với nhau và 2 tính trạng tương phản với hai tính trạng đã cho là thân thấp quả vàng .Không xuất hiện tính trạng trung gian.
4) Khi thực hiện phép lai giữa hai cây P thu được con lai F1 có kết quả sau đây:
140 cây có quả tròn hạt xám
142 cây có quả tròn hạt trắng
138 cây có quả dài hạt xám
139 cây có quả dài hạt trắng
Biết hai cặp tính trạng nói trên do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định
T : quy định quả tròn t :quy định quả dài
V :quy định hạt xám v :quy định hạt trắng
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai..
5) Cho giao phấn giữa hai cây P thuần chủng thu được F1 đông loạt giống nhau.
Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn F2 có kết uqar sau đây:
360 cây có hoa kép cánh hoa dài
120 cây có hoa kép cánh hoa ngắn
120 cây có hoa đơn cánh hoa dài
40 cây có hoa đơn cánh hoa ngắn
a) Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của phép lai F1 tự thụ phấn với nhau
b) Rút ra kết luận về kiểu gen kiểu hình của p và lập sơ đồ lai minh họa
 
H

hunganhdo

ec.......................mấy bài trên dành cho lớp 9 hả..................trách gì................làm 1 bài nè:

1) Khi cho giao phối giữa ruồi giấm thuàn chủng có thân xám,lông dài với ruồi giấm thuần chủng có thân đen lông ngắn thu được các con lai F1 đồng loạt có thân xám lông ngắn.
a)Hãy xác định tính trạng trội lặn ,quy ước gen và lập sơ đồ lai của phép lai trên
b)Tiếp tục cho F1 nói trên giao phối với nhau thì tỉ lệ phân li của kiểu gen và của kiẻu hình F2 sẽ như thế nào?
c)Lập sơ đồ lai nếu tiếp tục cho các cơ thể F1 lai phân tích
Biết rằng hai cặp tính trạng màu thân và đọ dài lông di truyền độc lập với nhau

BL:
a, ta có F1 đồng loạt thân xám lông ngắn==> tính trạng thân xám, lông ngắn là tính trạng trội

>>>>Qui ước : gen A qui định tính trạng thân xám
...............................a.......................................đen
...............................B...............................lông ngắn
...............................b........................................dài

****sơ đồ lai:

P: AAbb * aaBB
G: Ab.........aB
F1: ....AaBb

b, cho F1 giao phối
F1 : AaBb ..........* .........AaBb
Gf1: AB, Ab, aB, ab..........AB, Ab, aB, ab
F2:..tự tổ hợp

có:
tỉ lệ phân li kiểu gen là : 1AABB:2AABb:2AaBB:4AaBb:1AAbb:2Aabb:1aaBB:2aaBB:1aabb

.........................hình là: 9 xám ngắn : 3 xám dài:3 đen ngắn: 1 đen dài

c, cho F1 lai phân tích
sơ đồ lai
F1: AaBb .........* ........aabb
G:AB, Ab, aB, ab............ab
F2: AaBb:Aabb:aaBb:aabb
 
B

buonvi_dayeuem

quỳnh T gửi cho quỳnh nè T cố gắng hết sức rồi đó
Câu hỏi Trắc nghiệm
Môn Sinh học - Lớp 12
( Phần phát sinh phát và phát triển sự sống
Chương III : Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá )

Câu 1 : Sự tiến hoá theo quan niệm của Lamac :
A. Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới ảnh hưởng gián tiếp của môi trường.
B. Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
C. Quá trình biến đổi loài, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình tiến hoá có kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện.
Câu 2 : Theo Lamac những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động thì :
A. Có khả năng di truyền
B. Không có khả năng di truyền
C. Chỉ có những biến đổi do tập quán họat động mới di truyền được
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 3 : Quan điểm của La mac về sự hình thành các đặc điểm thích nghi :
A. Ngoạ cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi và trong tự nhiên không có loài nào bị đào thải .
B. Kết quả của quá trình phân li tính trạng dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
C. Kết quả cảu quá trình chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính : biến dị và di truyền
D. Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Câu 4 : Quan niêm La mac về chiều hướng tiến hoá của sinh giới :
A. Nâng cao dần trình độ cơ thể từ đơn giản đến phức tạp
B. Thích nghi ngày càng hợp lí
C. Ngày càng đa dạng phong phú
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5 : Nguyên nhân tiến hoá theo Lamac :
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là di truyền và biế dị.
B. Sự thay đổi ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật
C. Sự tích luỹ các đột biến trung tính
D. Chọn lọc nhân tạo phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người
Câu 6 : Theo quan niệm của Lamac : Hươu cao cổ có cái cổ dài là do :
A. ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh ( Khí hậu, không khí ...)
B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng
C. ảnh hưởng của các tập quán hoạt động
D. Kết quả của đột biến gen
Câu 7 : Với khoa học đương thời Lamac đã :
A. Phân biệt được : Di truyền và biến dị
B. Chưa phân biệt được : Đột biến và thường biến
C. Phân biệt được : Biến dị di truyền và biến dị không di truyền
D. Chưa biệt được : Biến dị di truyền và biến dị không di truyền
Câu 8 : Đóng góp quan trọng nhất của thuyết Lamac là :
A. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật
B. Chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sả

và các bài của tình nhà nè
Đề cương ôn ập và kiểm tra sinh lớp 12
Câu 1 : Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây qui định?
A. Điều kiện môi trường. B. Thời kì sinh trưởng.
C. Thời kì phát triển. D. Kiểu gen của cơ thể.
Câu 2 : Trong kỹ thuật di truyền người ta dùng thể di truyền là:
A. Thể thực khuẩn và Plasmit. B. Plasmit và vi khuẩn.
C. Plasmit và nấm men. D. Thể thực khuẩn và vi khuẩn.
Câu 3 : Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện là:
A. Lai khác dòng. B. Lai khác loài. C. Lai khác thứ. D. Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 4: Đóng góp quan trọng nhất của thuyết Lamac là :
A. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật
B. Chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp
C. Đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng:
A. Thoái hoá giống. B. Tăng thể đồng hợp. C. Ưu thế lai. D. Giảm thể dị hợp.
Câu 6: Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:
A. Cải tiến giống. B. Tạo dòng thuần. C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo giống mới.
Câu 7: Phương pháp nào dưới đây không sử dụng trong nghiên cứu di truyền ở người:
A. Nghiên cứu tế bào. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Nghiên cứu phả hệ D. Gây đột biến và lai tạo.
Câu 8: : Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng nhằm mục đích xác định tác động của môi trường:
A. Đối với các kiểu gen khác nhau. B. Đối với các kiểu gen giống nhau
C. Lên sự hình thành tính trạng. D. Đối với một kiểu gen.
Câu 9: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Protein và Axít nucleic. B. Protein và Lipít.
C. Protein và Saccarít. D. Protein và Poli phótphát.
Câu 10 : Bầu khí quyển thời nguyên thuỷ của quả đất khí nào chưa được xuất hiện:
A. CH4, CO. B. C2N2, NH3. C. O2,N2. D. H2O, H2.
Câu 11: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là :
A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
B. Phân tích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các đột biến
C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
D. Đề xuất khái niệm biến dị , nêu lên tính vô hướng của biến dị
Câu 12: Để xác định tuổi thọ của các lớp đất và các hoá thạch ngời ta thờng căn cứ vào:
A. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
B. Đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran.
C. Đánh giá chu kỳ bán rã của C12.
D. Đặc điểm của các hoá thạch tìm thấy ở các lớp đất đá.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
tự làm nhé chúc em may mắn
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom