Văn Một số đề văn

bichdaotran7890

Học sinh
Thành viên
29 Tháng chín 2017
10
6
29
20
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thuyết minh về cây phượng.
2. Thuyết minh về vật dụng trong nhà.
3. Thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ.
4. Thuyết minh về lá cổ Việt Nam
5. Thuyết minh về đồ dùng học tập
6. Thuyết minh về phích nước
7. Thuyết minh về 1 loài hoa
8. Thuyết minh về 1 vật nuôi
9. Thuyết minh về bài thơ ông đồ
10. Giới thiệu về chiếc nón lá VN
 
Last edited by a moderator:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em đăng nhiều quá @@ Chị chỉ hướng cái dàn ý chi tiết thôi nhé. Còn văn mẫu em có thể tự tìm trên mạng @@
Đề 1: Cây phượng
Mở bài:
Giới thiệu đôi nét về cây phượng. Biểu tượng của mùa hè, của tuổi học trò, v.v
Thân bài:
Nguồn gốc:
+ Tên, nơi sống, nguồn gốc từ cây nào, họ hàng với cây nào...
Đặc điểm
+ Thân cây: thuộc thân gỗ, có lớp vỏ xù xì, màu nâu sẫm
+ Lá: Nhỏ, mọc đối xứng qua một xương lá, thuộc họ lá kép lông chim có màu xanh lục
+ Tán lá: Rộng và dài, vươn xa
+ Rễ: Cắm sâu xuống đất, có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
+ Hoa :Màu đỏ, 5 cánh, có lốm đốm màu vàng
+ Quả: Dẹp, chứa nhiều hạt, có vị ngọt. (Liên tưởng giống thanh kiếm cx được :D)
Sinh trưởng và phát triển
+ Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
+ Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
+ Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
+ Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi
Khu vực nhiều phượng
+ Hoa kì, Caribe
Ý nghĩa của cây phượng
+ Che mát, tạo không gian mát mẻ
+ Làm đẹp tường học, phố phường
+ Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
+ Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đjep đẽ của học sinh
+ Báo hiệu mùa hè tới
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về cây phượng
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
thuyet minh ve cay phuong
2 thuyết minh ve vat dung trong nha
3 Thuyet minh ve chiec khan quang do
4 thuyet minh ve la co viet nam
5 thuyet minh ve do dung hoc tap
6 thuyet minh ve cai phich nuoc
7 thuyet minh ve 1 loai hoa
8 thuyet minh ve 1 con vat nuoi
9 thuyet minh ve bai tho ong do
10 gioi thieu ve chiec non la viet nam
Đề 2: Vật dụng trong nhà chị gộp luôn với đề 6 là phích nước cho gọn nhé :D

I. Mở bài: giới thiệu về cái phích nước
- Giới thiệu sơ lược về cái phích: Dùng giữ nhiệt cho nước - đó là vật dụng thiết yếu có vai trò rất quan trọng đối với mỗi giai đình

II. Thân bài: thuyết minh về cái phích nước
1. Nguồn gốc của phích nước:
- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton
- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức
- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ phích nước được làm bằng nhựa và được trang trí nhiều màu sắc và hình thù khác nhau
- Thân phích được làm bằng nhựa
- Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích, có một số phích có quai khác với vỏ phích
- Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa
- Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt
- Ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Cách bảo quản phích nước:
- Cần rửa sạch phích khi lần đầu tiên sử dụng phích
- Khi mới mua về cần ngâm nước ấm trong phịchs 30 phút
- Chất giữ nhiệt trong phích rất độc nếu ruột phích bị vỡ chính vì thế ta nên cẩn thận

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phích nước
- Đây là một đồ vật có giá trị sử dụng cao của mỗi gia đình
- Hãy bảo quản phích nước cẩn thận
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 3: Khăn quàng đỏ
I. Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về khăn quàng đỏ:
+ Biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng như một số tổ chức thiếu niên ở tại những nước cộng sản.
II. Thân bài:
- Đặc điểm:
+ Là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise.
+ Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.
- Công dụng:
+ Được xem như một loại trang phục, có ý nghĩa là biểu trưng cho một tập thể, một tổ chức nào đó, hoặc biểu thị cho một tư cách, địa vị xã hội.
+ 3 góc của chiếc khăn quàng đỏ hình tam giác còn được nhiều người theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội cho là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: thế hệ cha – thế hệ anh – thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản
- Cách sử dụng:
+ Thắt khăn
* Gấp đổi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ trái sang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
* Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài.
* Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
+ Tháo khăn
* Thắt nút khăn, sửa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khăn nằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống.
* Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút , rút khăn ra
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc khăn quàng đỏ
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 4: Lá cờ Việt Nam
I. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về lá cờ Việt Nam
II. Thân bài:
- Nguồn gốc:
+ Lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam
+ Được vẽ bởi một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940 - Nguyễn Hữu Tiến
- Đặc điểm:
+ Nền màu đỏ
+ Trung tâm lá cờ là ngôi sao vàng năm cánh
- Vai trò của lá cờ:
+ Lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc
+ Tượng trưng sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
+ Tương trưng cho những chiến công anh hùng và niềm tự hào về những con người anh hùng đã đổ biết bao xương máu vì nền độc lập dân tộc
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về lá cờ:
+ Biểu tượng cho tổ quốc, niềm tự hào về chủ quyền dân tộc
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 5: Đồ dùng học tập (chị chọn là cây bút bi nhé)

I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
+ Một vật dụng ko thể thiếu đối với mỗi con người trong xã hội hiện đại
+ Là công cụ ghi chép, xây dựng nên nền học vấn của nhân loại

II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
+ Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
+ Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Trở thành người bạn đồng hành quan trọng đối với mỗi người học sinh - thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
thuyet minh ve cay phuong
2 thuyết minh ve vat dung trong nha
3 Thuyet minh ve chiec khan quang do
4 thuyet minh ve la co viet nam
5 thuyet minh ve do dung hoc tap
6 thuyet minh ve cai phich nuoc
7 thuyet minh ve 1 loai hoa
8 thuyet minh ve 1 con vat nuoi
9 thuyet minh ve bai tho ong do
10 gioi thieu ve chiec non la viet nam
Đề 7: 1 loài hoa (Chị chọn hoa mai nhé)
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về hoa mai: là đặc trưng của miền Nam mỗi khi tết đến xuân về
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:
- Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
+ Mai vàng: nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành. cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
+ Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm. sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
+ Mai trắng: hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
+ Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm. thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
- Cách chăm sóc cây mai, trồng mai:
+ Cây mai được trông bắng hạt hay chiết cành(phổ biến là chiết, ghép). trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước
+ Choảng 15 tháng chạp( tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
- Vai trò của hoa mai trong ngày tết nguyên đán:
+ Các nhà vườn bứng nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, tp để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
+ Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
+ Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình miền Nam đầu năm mới sẽ không trọn vẹn,.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về hoa mai
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
thuyet minh ve cay phuong
2 thuyết minh ve vat dung trong nha
3 Thuyet minh ve chiec khan quang do
4 thuyet minh ve la co viet nam
5 thuyet minh ve do dung hoc tap
6 thuyet minh ve cai phich nuoc
7 thuyet minh ve 1 loai hoa
8 thuyet minh ve 1 con vat nuoi
9 thuyet minh ve bai tho ong do
10 gioi thieu ve chiec non la viet nam
Đề 8: Con vật nuôi (Chị chọn con chó nhé)
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về con chó
- Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm và có ích với con người.
- Như một người bạn tri kỉ của con người
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Tổ tiên của chó là cáo và sói
- Vì thế mà chó được con người thuần hóa và tồn tại đến bây giờ
- Qua nhiều lần lai tạo thì ngày nay chó có rất nhiều loại
2. Phân loại
Chó ta, chó tây, chó bẹc, chihuahua v.v...
3. Đặc điểm
+ Đặc điểm ngoại hình:
- Là dộng vật thuộc bộ thú
- Có bộ long rậm rạp
- Thị thính và thính giác rất phát triển
- Có bốn chi, rất linh hoạt và nhanh nhẹn
- Mắt chó 3 mí
+ Đặc điểm sống
- Đặc điểm sinh sản: chó sinh sản theo lứa, tùy vào mỗi con mà mỗi lứa có số cin khác nhau.
- Đặc điểm sinh sống: chó thường sống theo bầy đàn, nhưng chó nhà thì tùy vào chủ nhà
- Đặc điểm sống: chúng rất biết nghe lời và trung thành
4. Vai trò của con chó
- Là vật nuôi: do chó dễ gần, than thiện với con người nên nó được làm vật nuôi trong mỗi gia đình
- Là người bạn: chó trở thành người bạn than thiết đối với con người’
- Chó đặc vụ, chó cảnh-sát: chính vì sự nhanh nhẹn, trung thành mà chó rất hữu ích trong những công việc này.
5. Quan hệ với con người
Chó luôn là người bạn, thân thiết, trung thành với con người.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về con chó
Cảm nghĩ của em về con chó: Luôn ở bên cạnh con người trong những lúc khó khăn cũng như giàu có, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
thuyet minh ve cay phuong
2 thuyết minh ve vat dung trong nha
3 Thuyet minh ve chiec khan quang do
4 thuyet minh ve la co viet nam
5 thuyet minh ve do dung hoc tap
6 thuyet minh ve cai phich nuoc
7 thuyet minh ve 1 loai hoa
8 thuyet minh ve 1 con vat nuoi
9 thuyet minh ve bai tho ong do
10 gioi thieu ve chiec non la viet nam
Đề 9: Bài thơ ông đồ
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ
II. Thân bài:
- Nguồn gốc ra đời của bài thơ:
+ Vào thời kì suy tàn của văn hóa cổ xưa của người Việt
+ Tác giả tiếc nuối, hoài niệm về quá khứ
- Hình ảnh ông đồ qua hai thời kì:
+ Thời kì "đắc ý"
* Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại - một khung cảnh đông vui, nhộn nhịp; một bức tranh giàu màu sắc, đường nét tươi tắn, rực rỡ.
* Nổi bật giữa trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh ông đồ.
* Ông đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người: "Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài".
=> Hình ảnh ông hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố phường ngày giáp Tết. Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá - tâm linh người Việt một thời.
+ Hình ảnh ông đồ thời kì bị quên lãng
* Cũng như bức tranh trước, ở đây, ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm của bức tranh
* Nhưng xung quanh ông, mọi sự đã thay đổi.
* Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay".
=> Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác, xót xa cho sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học
- Lời tự vấn
+ Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa." Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn.
+ "Người muôn năm cũ", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là "bao nhiêu người thuê viết" thời đó. Vì vậy, "hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm.
+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
+ Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi.
III. Kết bài: Cảm nghĩ về bài thơ ông đồ

Đề 10: Em tham khảo bài viết của các thành viên ở đây nhé.
 
Top Bottom