Một số câu trong đề thì thử lần 3 DHSP

N

nguyentrang218

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em chào thầy. Thầy giáo giúp em giải mấy bài này với ạ. em cảm ơn

1/Một thấu kính hội tụ có hai mặt lồi có bán kính giống nhau 20 cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và tím là nđ=1,50;nt=1,54. Khi đó khoảng cách từ tiêu diểm đối với tia đỏ và tia tím là:
A.1,48 cm B. 0,148cm C.1,98cm D.0,198cm
2/Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu gắn cố định, đầu kía gắn với vật nhỏ m. Ban đầu vật m đc giữ ở vị trí để lò xo bị nén 9cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa vật m nằm sát m. Thả nhẹ m để hai vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát.Ở thời điểm lò xo co chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa hai vật m và M là:
A.4,19cm B.3,18cm C.5,39cm D.6,42cm
3/ Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 2 N/m và vật nhỏ khối lg 40g. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn 20cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt đc trong quá trình dao động là:
A.90căn3 cm/s B.90/căn 3 Cm/s C. 50 căn2 cm/s D.90căn2 cm/s
4/Một sóng âm biên độ 0,12 mm có cường độ ân tại một điểm bằng 1,80 W/m2. Một sóng ân khác có cùng tần số nhưng biên độ bằng 0,36 mm thì sẽ có cường độ âm tại điểm đó là:
A.0,60 W/m2 B.2,70W/m2 C.5,40W/m2 D.16,20W/m2
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Chào em!
Các bài em hỏi có thể giải như sau:
Câu 1:
Em dùng công thức này nhé:
[TEX]D=\frac{1}{f}=(n-1)(\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2})[/TEX]
Trong đó: [TEX]R_1=R_2=20cm[/TEX] là bán kính 2 mặt của thấu kính
D là độ tụ của thấu kính; f là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm O của thấu kính; Với mỗi chiết suất khác nhau sẽ có f khác nhau
Lấy [TEX]\left | f_d-f_t \right |[/TEX] là được kết quả
Câu 2:
Bài này em chú ý về định luật bảo toàn năng lượng nhé
- Ban đầu khi đặt M sát m thì do lực đẩy của lò xo mà 2 vật chuyển động gắn vào nhau cho tới khi 2 vật đến vị trí cân bằng thì 2 vật sẽ bắt đầu tách nhau ra
Ngay tại vị trí cân bằng 2 vật có cùng vận tốc là [TEX]v_O[/TEX]:
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng thì thế năng của vật lúc bắt đầu thả m cũng chính bằng động năng của vật tại VTCB O:
[TEX]\frac{1}{2}kA^2=\frac{1}{2}(m+M)v_O^2=\frac{3}{4}mv_O^2[/TEX]
Với A=9cm \Rightarrow[TEX]v_O=\sqrt{\frac{2k}{3m}}.A[/TEX]
- ở thời điểm lò xo có độ dãn cực đại lần đầu tiên tức là vật m ở vị trí biên (lúc này biên là A')
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho vật m tại vị trí cân bằng và vị trí biên A' được:
[TEX] \frac{1}{2}mv_O^2=\frac{1}{2}kA'^2\Leftrightarrow \frac{1}{2}kA'^2=3kA^2\Rightarrow A'=\sqrt{\frac{3}{2}}.A[/TEX]
Thời gian để vật m dao động từ vị trí cân bằng O đến biên A' là [TEX]\frac{T}{4}=\frac{2\pi }{4}\sqrt{\frac{m}{k}}[/TEX]
Khoảng thời gian này vật M chuyển động được quãng đường: [TEX]s_M=v_O.\frac{T}{4}[/TEX]
Từ đây em thay các giá trị vào, triệt tiêu những giá trị chưa biết
\Rightarrow Khoảng cách giữa 2 vật M và m là [TEX]s_M-A'[/TEX]
 
H

hocmai.vatli

Bài 3:
Bình thường nếu không có ma sát thì vật sẽ chuyển động với vận tốc lớn nhất tại vị trí cân bằng, nhưng do đây là chuyển động có ma sát nên vật sẽ đạt vận tốc cực đại ở vị trí nào đó. Ta gọi vị trí này cách VTCB là x
Khi đó áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho vật tại vị trí ban đầu và vị trí lò xo có vận tốc cực đại:
[TEX]\frac{1}{2}kA^2=\frac{1}{2}kx^2+\frac{1}{2}mv^2+\mu mg(A-x)\Rightarrow v^2=\frac{kA^2}{m}-\frac{kx^2}{m}-2\mu g(A-x)[/TEX] (1)
Đặt [TEX]y=v^2[/TEX]\Rightarrow[TEX]y'_{x}=-\frac{2k}{m}x+2\mu g; y'=0\Rightarrow x=\frac{\mu mg}{k}[/TEX]
Thay (2) vào (1) ta tính được vận tốc cực đại của vật trong quá trình dao động
Bài 4:
Năng lượng sóng được xác định bởi công thức: [TEX]W=\frac{1}{2}D\omega ^2A^2[/TEX] (1)
Mặt khác [TEX]I=\frac{P}{S}=\frac{W}{S.t}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow [TEX]\frac{A_1^2}{A_2^2}=\frac{I_1}{I_2}[/TEX]
 
Top Bottom