Một số câu khó trong đề thi thử [Tiêu đề chung chung]

Y

yuyuvn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:

33-4.jpg


Mọi người nói cho em một chút thông tin về tấm kẽm này được không ạ? Khi nào thì 2 lá tách ra hay cụp vào.

Câu 2:

33-5.jpg


Câu A tại sao lại đúng, em thấy gia tốc con lắc thì cũng là gia tốc của dao động điều hòa bình thường thôi a=x'' mà?
Câu B tại vị trí cân bằng thì gia tốc = 0?
Hay là nó nói về gia tốc hướng tâm ạ?

Câu 3:

33-6.jpg



Câu 4:

33-7.jpg


Em thấy câu này phải là D mới đúng. Sao đáp án lại là B ạ?


Mọi người giúp đỡ em với nhé. Thanks T_T.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Câu 1:

C


Lý do chiếu a/s vào (có [TEX]\lambda < \lambda_0[/TEX] nên xảy ra hiện tược quang điện. Lá kẽm mất bớt điện âm (do e bật ra) -> đẩy nhau kém đi -> cụp lại. Khi bật hết điện tích âm được nạp vào lúc đầu -> góc về 0. Sau đó còn bật tiếp nên thanh kẽm mang điện dương lại đẩy nhau -> lại xoè ra.

Câu 2:

D


Theo anh nghĩ nó đang nói tới gia tốc toàn phần [TEX]a[/TEX]. Nhận định D là sai.

Anh sẽ giải thích các nhận định khác sao lại đúng.

A. Gia tốc con lắc ko điều hoà (đang nói về [TEX]a[/TEX] toàn phần nhé)
Hình vẽ.
picture.php


[TEX]P_t[/TEX] là thành phần gây ra [TEX]a_t[/TEX] mà [TEX]P_t=P\sin\alpha[/TEX] Và vật dao động điều hoà thì chỉ xét trên phương dao động. Thế nên chỉ có [TEX]a_t[/TEX] là dao động điều hoà, còn [TEX]a[/TEX] thì không.

B và C. Tại VTCB thì [TEX]a[/TEX] có phương thẳng đứng là đúng, còn vị trí biên thì vuông góc với dây treo. e xem video demo sau nhé.
http://www.youtube.com/watch?v=T1kTxuWIAtE

Câu 3:
A


Đề bài này phải viết lại là cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở của cuộn dây là R, chứ không lại tưởng nhầm là cuộn thuần cảm mắc với điện trở thuần R :)

Hình vẽ phía dưới
picture.php


Bây giờ ta tính [TEX]tan\varphi[/TEX] theo hai cách. Cách 1 theo góc [TEX]\varphi[/TEX] màu đỏ phía trên, [TEX]\varphi[/TEX]cách hai theo góc màu đỏ phía dưới

[TEX]\tan\varphi=\frac{U_R}{U_L}=\frac{Z_L}{R}[/TEX]
[TEX]\tan\varphi=\frac{U_C-U_L}{R}=\frac{Z_C-Z_L}{R}[/TEX]

Suy ra

[TEX]\frac{U_R}{U_L}=\frac{Z_L}{R}=\frac{U_C-U_L}{R}=\frac{Z_C-Z_L}{R}[/TEX]

Tức

[TEX]R^2=Z_L(Z_C-Z_L)[/TEX]

Thế vào biểu thức tổng trở [TEX]Z^2=R^2+(Z_L-Z_C)^2[/TEX] đặt nhân tử chung được

[TEX]Z^2=Z_C^2-Z_LZ_C[/TEX]

Câu 4:

B

Hình vẽ (sóng xuất phát từ A)
picture.php

Giả sử tại B sóng tới có phương trình là [TEX]x=A\cos(\omega t + \varphi)[/TEX]
Phương trình sóng dừng tại M cách B một khoảng d có phương trình

[TEX]x=2A\sin(\frac{2\pi d}{\lambda})\cos(\omega t + \frac{\pi}{2})[/TEX] (cái này chắc e xây dựng được, nếu ko quote lại a sẽ chứng minh :) )

Chú ý là [TEX]\sin(\frac{2\pi d}{\lambda})[/TEX] có lúc âm, lúc dương. Khi nó âm, để biên độ dương, ta phải đảo dấu bằng cách trừ pha đi [TEX]\pi[/TEX] (vì hơn kém nhau [TEX]\pi[/TEX] giá trị cos sẽ đảo dấu, cụ thể:

[TEX]x=2A\sin(\frac{2\pi d}{\lambda})\cos(\omega t + \frac{\pi}{2} -\pi)[/TEX]

Suy ra

[TEX]x=2A\sin(\frac{2\pi d}{\lambda})\cos(\omega t - \frac{\pi}{2})[/TEX]

Tức trên dây chỉ có pha dao động là [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] và [TEX]\frac{-\pi}{2}[/TEX]

Nghĩa là chúng hoặc cùng pha hoặc lệch pha [TEX]\frac{\pi}{2}-\frac{-\pi}{2}=\pi[/TEX] (tức ngược pha). Không thể có vuông pha được

Để hiểu rõ hơn em xem clip demo sau nhé:

http://www.youtube.com/watch?v=oWJ7_56DS24&playnext=1&list=PL059A83BC16D270FD

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom