Sử Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1946) các chiến dịch phản công của quân ta đều không nhằm mục tiêu:
A. Tiêu diệt sinh lực địch
B. Giải phóng đất đai
C. Bảo về vùng giải phóng.
D. Đánh bại kế hoạch của Pháp.
Câu 2. Để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” trong kế hoạch Đơlatđơtatxinhi năm 1951 đã thực hiện:
A. Tập trung quân Âu - Phi xây dựng một lực lượng cơ động mạnh.
B. Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm.
C. Đánh phá hậu phương của ta.
D. Tiến hành tiến công quân sự quy mô lớn.
Câu 3. Chiến thắng có ý nghĩa đánh dấu sự khởi đầu sự thay đổi trong so sánh tương quan lực lượng bước đầu có lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của ta (1945 – 1954)
A. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947
B. Chiến thắng Hòa Bình năm 1952
C. Chiến thắng Đông – Xuân 1953 – 1954
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
Câu 4. Điểm chung của cuộc tiến công trong Đông Xuân năm 1953 – 1954 và chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 là
A. Kế sách điều địch đánh địch.
B. Kế hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng
C. Đều là trận quyết chiến chiến lược
D. Đều là chiến dịch quân sự.
Câu 5. Điểm chung của các hoạt động quân sự của quân dân ta trong các chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Biên giới năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954.
A. Kết hợp giữa quân sự và binh vận
B. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự và nổi dậy của quần chúng
C. Kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy
D. Kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch
Câu 6. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã dẫn đến hiện tượng:
A. Gìa hóa dân số
B. Phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường
C. Bùng nổ thông tin toàn cầu
D. Xu thế toàn cầu hóa
Câu 7. Sự hình thành của trật tự 2 cực Ianta sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã phản ánh:
A. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc đã được giải quyết triệt để.
B. Sự cân bằng quyền lực giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế
C. Cán cân quyền lực nghiêng về phía Mĩ với nhiều ưu thế.
D. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
Câu 8. Trong giai đoạn từ 1952 – 1962 nền kinh tế Nhật Bản.
A. Phục hồi nhanh chóng.
B. Phát triển thần kỳ
C. Phát triển nhanh
D. Tăng trưởng có chiều sâu
Câu 9. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa 2 phe, 2 cực.
B. Cuộc đối đầu giữa 2 nhà nước Đông Đức – Tây Đức.
C. Qúa trình vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới
D. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu hóa.
Câu 10. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta là
A. Từ 1 nền kinh tế bao cấp tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN.
B. Từ 1 nền kinh tế sản xuất nhỏ, tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN.
C. Từ 1 nền kinh tế mang phương thức sản xuất phong kiến, tiến lên CNXH
D. Từ 1 nền sản xuất thuộc địa, tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN
Câu 11. Sau chiến thắng của quân dân ta ở Phước Long năm 1974 phản ứng của quân đội Sài Gòn
A. Phản ứng yếu ớt, chủ yếu đe dọa từ xa.
B. Phản ứng mạnh mẽ, đưa quân đến hòng chiếm lại.
C. Rút lui về cố thủ các địa bàn còn lại.
D. Không có hành động gì
Câu 12. Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam là
A. Chỗ dựa của 2 chiến lược
B. Công cụ của 2 chiến lược
C. Xương sống của 2 chiến lược
D. Quốc sách của 2 chiến lược
Câu 13 Sự kiện nào giúp nhân dân ta giành được quyền dân tộc cơ bản trên thực tế?
A. Chiến thắng trên bàn hội nghị Genevo năm 1954
B. Chiến thắng ở hội nghị Paris năm 1973
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
D. Đại thắng mùa Xuân năm 1975
Câu 14. Điều kiện tiên quyết để hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là.
A. Đáp ứng nguyên vọng của nhân dân
B. Kinh tế đất nước đi vào ổn đinh
C. Đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ
D. Bộ máy hành chính ở địa phương cơ bản kiện toàn
Câu 15. Khẩu hiệu người cày có ruộng đã trở thành hiện thực trong giai đoạn
A. 1930 – 1931
B. 1945 – 1946
C. 1952 – 1954
D. 1954 – 1956
Câu 16. Đặc điểm lịch sử nào trong cuộc khai thác thuộc địa của TDP đã quy định những đặc thù riêng về sự phát triển sau này của cách mạng nước ta
A. Sự phát triển của giai cấp công nhân trước giai cấp tư sản.
B. Qúa trình du nhập của Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Sự mất cân đối trong các ngành kinh tế.
D. Sự phát triển đan xen giữa phương thức sản xuất phong kiến với phương thức sản xuất TBCN
Câu 17. Đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn thứ 2 của phong trào Cần Vương là
A. Phong trào không có sự lãnh đạo trực tiếp của triều đình
B. Bên cạnh chống TDP xâm lược còn chống triều đình bán nước
C. Quy tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn
D. Xuất hiện những thời điểm đỉnh chiến, hòa hoãn giữa ta và địch
Câu 18. Thực chất của chính sách Kinh Tế Mới (NEP)
A. Sự liên minh của giai cấp vô sản với giai cấp nông dân
B. Chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế tự do, tư nhân hóa.
C. Chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa
D. Xóa bỏ nền kinh tế dưới sự kiểm soát của Nhà nước
Câu 19. Yếu tố" nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự "đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới sau khi trật tự ianta sụp đổ?
A. Sư hợp tác Xô- Mĩ.
B. Sư vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.
C. Sư chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô.
D. Sư phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật
Câu 20. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh là
A. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa tất cả các quốc gia.
B. Đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
C. Tránh xung đột trực tiếp quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.
D. Đối lập gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.
Câu 21. Mĩ đã vin vào cớ nào để chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965. 1968)?
A. Sau thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt.
B. Sau thất bại của 2 đợt tiến công mùa khô.
C. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 4/8/1964
D. Quân Mặt trận Giải phóng VN tấn công doanh trại Pleiku l
Câu 22. Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta?
A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
B. Thực dân Pháp còn đang mạnh nên đủ sức đàn áp phong trào.
C. Những hạn chế, non kém trong Lịch sử hình thành và phát triển của bản thân giai cấp tư sản VN D. Chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
Câu 23. Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, ổn định nhưng vẫn có những xung đột, bất ổn ở một số nơi trên thế giới.
C. Xung đột sắc tộc và tôn giáo xảy ra thường xuyên.
D. Nạn khủng bố lan tràn khắp thế giới khiến các nước phải đề ra chiến lược đối phó.
Câu 24. Để phối hợp với chiến trường chính ở ĐBP năm 1954 các chiến trường trên toàn quốc đã thực hiện?
A. Dốc sức chi viện cho mặt trận chính.
B. Chặn đánh quân địch lên tiếp viện che ĐBP;
C. Thực hiện chiến tranh du kích, kìm chân địch .
D. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.
Câu 25. Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” là vì
A. Hàng hóa Nhật Bản len lõi, xâm nhập và cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.
B. Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
C. Nhật Bản là nước có nguồn vốn viện trợ lớn nhất cho các nước bên ngoài.
D. Đồng tiền Nhật Bản có giá trị lớn trên toàn thế giới.
Câu 26. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nó đã phản ánh
A. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước trên thế giới cao.
C. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.
D. Các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.
Câu 27. Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9-1960) để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là?
A. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp nặng.
B. Tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hiện đại
D. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp thực tế điều kiện đất nước.

Nguồn: Cỏ Dại. Các em xem và ôn luyện nhé ! Chúc thành công !
 
Top Bottom