Sử 9 Nhật Bản

Lê Quỳnh Phương

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
229
135
86
Vĩnh Phúc
NVX High School
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin mọi người chỉ em mấy câu trắc nghiệm này với, em làm rồi nhưng không biết đúng sai thế nào.:(:(
@Thái Minh Quân thầy giúp em nha!!
Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

a. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
b. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
c. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
d. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.

Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?

a. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD),
b. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 - 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
c. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.(Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản).
d. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

Trong sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?


a. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
b. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.
c. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
d. phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

a. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản cỏ ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
b. Nhờ cải cách ruộng đất.
c. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
d. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

Câu 13. Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

a. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
b. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
c. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
d. Coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 15. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?


a. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
b. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.
c. Hình thành một liên minh Mĩ-Nhật chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn Đông.
d. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?


a. Không đưa quân đi tham chiến ớ nước ngoài.
b. Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (08/09/1951)
c. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
d. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi đặc biệt là Đông Nam Á.
Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào năm nào?

a.1976.
b.1977.
c.1978.
d.1979
 

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

a. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
b. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
c. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
d. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.
Mình nghĩ đây là câu a
Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?

a. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD),
b. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 - 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
c. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.(Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản).
d. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
mình nghĩ là d
13 d
15c
16d
17b
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
để mình text lại xem bạn P đúng và sai ở chỗ nào nhé, sẽ giải thích ở một số câu:
1.b (a là nguyên nhân khách quan, Nhật và Hàn từng làm điều này)
2.c (Nhật trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản thứ ba sau Mĩ và Tây Âu)
3.b
4.d (a và c là nguyên nhân chủ quan)
13.a
15.c (kết đồng minh nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở các nước, củng cố quyền lợi của Mĩ trên thế giới)
16.b
5.c (Nhật lập quan hệ với Asean năm 1977 với học thuyết "hướng về châu Á" của Thủ tướng Takeo Fukuda; với mục đích tạo lập một vị thế chính trị vững chắc ở khu vực này song song với tiềm lực kinh tế đang lên rất mạnh của Nhật)
 

Lê Quỳnh Phương

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
229
135
86
Vĩnh Phúc
NVX High School
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì?
A. "Chiến lược toàn cầu hóa".
B. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
D. Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và các quốc gia có biểu hiện chống Mĩ.
Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

a. Những năm 60 (thế kỉ XX).
b. Những năm70 (thế kì XX).
c. Những năm 80 (thể kỉ XX).
d. Những năm 90 (thế kỉ XX).
Thầy ơi, phiền thầy giúp em mấy câu này nữa:Tuzki1
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
1.c (a là chiến lược chính, giúp Mĩ làm bá chủ thế giới. Chọn c vì Mĩ lập kế sách đối ngoại có lợi cho chính nó mà thôi - lợi ích là trên hết và "không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn" (câu nói của Thủ tướng Anh Churchill)
2.b (do khủng hoảng kinh tế từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973)
 

Lê Quỳnh Phương

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2018
229
135
86
Vĩnh Phúc
NVX High School
(giúp em mấy câu này nha thầy, em biết đã làm phiền thầy nhiều! Nhưng mong thày chỉ em nốt)
Câu 9. Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên đã được xem như "trung tâm thần kinh" kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?


a. "Người máy" (Ro-bot)
b. Máy tính điện tử.
c. Hệ thống máy tự động.
d. Máy tự động.
Câu 10. Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

a. Toán học.
b. Vật lí học.
c. Hóa học.
d. Sinh học.
Câu 11. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

a. Phát minh sinh học.
b. Phát minh hóa học.
c. "Cách mạng xanh".
d. Tạo ra công cụ lao động mới.
Câu 16. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?.

a. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.
b. Sự bùng nổ thông tin.
c. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế. 
d. Chảy máu chất xám.
Câu 17. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?

a. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
b. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
c. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
d. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
cuộc đấu tranh nào mỹ không tham gia trực tiếp sau ctranh tg thứ 2
A. Triều tiên(1950-1973)
B. Việt Nam(1960-1975)
C. An-giê-ri (1954-1962)
D.Chiển tranh vùng vịnh ( thập niên 90 XX)
( d à thầy)
những phong trào quốc tế có vai trò tích cực trong các mối quan hệ sau chiến tranh tg thứ 2
a. phong trào giải phóng dân tộc
b. phong trào bảo vệ hòa bình thế giới
c.phong trào không liên kết
d. a, b,c đúng
sau chiến tranh Thế giới thứ hai,chủ nghĩa tư bản còn gọi là gì?
yếu tố nào tiếp tục tạo ra sự đột phá và biến chuyển trong cục diện thế giới?
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
9.b
10.d
11.c
16.b
17.c
12.c (chiến tranh vùng Vịnh là Mĩ phát động 2 lần (1991 ở Iraq - Kuwait; 2003 Mĩ xâm lược Iraq; chiến tranh Triều Tiên là Mĩ dùng danh nghĩa Liên Hiệp Quốc để xâm lược va can thiệp; chiến tranh Việt Nam là Mĩ can thiệp gián tiếp, rồi xâm lược từ 1965 - 1968). Dưới ảnh hưởng của Mĩ, Liên Hiệp Quốc lập nước Do Thái là Israel năm 1948
13.d
sau chiến tranh Thế giới thứ hai,chủ nghĩa tư bản còn gọi với 3 khái niệm: chủ nghĩa tư bản hiện đại, chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước
yếu tố nào tiếp tục tạo ra sự đột phá và biến chuyển trong cục diện thế giới? - cách mạng khoa học kỹ thuật
 
Top Bottom