Sinh 10 Một số câu hỏi phần Virut + Có gợi ý trả lời

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỘT SỐ CÂU HỎI PHẦN VIRUT
Câu 1. Nêu các giả thuyết về nguồn gốc của virut?
Gợi ý trả lời:
Có 4 giả thuyết:
- Từ một nhánh của virut đã tiến hoá lên các vi sinh vật và các sinh vật ngày nay.
- Thoái hoá của các sinh vật khác (do đời sống nội bào nên cấu tạo dần tiêu giảm).
- Sự đứt đoạn của các gen trong các cơ thể sinh vật khác - có nhiều bộ gen của virut giống một phần gen của các sinh vật, virut động vật có các đoạn xen.
- Có nguồn gốc từ vũ trụ trong một điều kiện nào đó (sao chổi, thiên thạch...) được đưa đến Trái Đất.

Câu 2. Phân biệt Viroit và Prion

Gợi ý trả lời:
Các đặc điểm Viroit Prion
Bản chất phân tử Phân tử ADN hoặc ARN trần Phân tử protein
Đối tượng gây bệnh Tế bào thực vật Tế bào động vật
Cơ chế gây bệnh Nhân lên nhờ hệ thống enzim của tế bào chủ Prion bình thường biến đổi thành prion độc gây thóai hóa hệ thần kinh
Ví dụ Bệnh củ khoai tây hình thoi
Bệnh hại cây dừa Bệnh bò điên (xốp não)

Câu 3. Trình bày sự phát triển của virut ở tế bào vi khuẩn?
Gợi ý trả lời:
Có hai khả năng:
- Làm tan tế bào (phagơ độc): 5 giai đoạn gây độc.
- Không làm tan tế bào (phagơ ôn hoà): hệ gen virut nhân lên cùng tế bào chủ qua nhiều thế hệ tế bào. Tế bào có thể bị tan khi gặp điều kiện thích hợp.

Câu 4. Cơ chế xâm nhập của virut vào tế bào vi khuẩn và tế bào động vật có gì khác nhau? Cấu trúc nào của tế bào quy định sự khác nhau đó?
Gợi ý trả lời:
- Khác nhau:
+ Virut vi khuẩn: chuyển hệ gen vào tế bào chủ, capsit để lại bên ngoài tế bào.
+ Virut động vật: phần lớn đưa cả nucleocapsit vào tế bào, capsit bị loại bỏ sau khi xâm nhập.
- Cấu trúc qui định sự sai khác: thành tế bào vi khuẩn.

Câu 5. Virut thực vật được phát tán và xâm nhập bằng cách nào? Chúng gặp những trở ngại gì?
Gợi ý trả lời:
- Virut thực vật phát tán nhờ gió và đi vào tế bào chủ qua các vết thương hoặc được mang bởi sinh vật trung gian (giun, côn trùng...).
- Virut khó xâm nhập vào tế bào thực vật do không có thụ thể, có thành tế bào.

Câu 6. Vì sao mỗi loại virut chỉ xâm nhập một loại tế bào vật chủ xác định? Làm thế nào để phagơ không thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn?
Gợi ý trả lời:
- Vì virut chỉ bám một cách đặc hiệu khi có thụ thể thích hợp.
- Phagơ không thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khi:
+ Thành tế bào bị phá hỏng, không còn thụ thể.
+ Tạo các chủng vi khuẩn đột biến, làm thay đổi thụ thể trên thành tế bào.

Câu 7. Sự tổng hợp protein của phagơ được điều khiển bởi yếu tố nào? diễn ra ở đâu?
Gợi ý trả lời:
- Điều khiển bởi hệ gen của phagơ.
- Diễn ra ở riboxom của tế bào vi khuẩn.

Câu 8. Nêu kết quả của sự nhân lên của virut trong tế bào?
Gợi ý trả lời:
- Làm tan tế bào.
- Biến tế bào thành tế bào tiềm tan.
- Làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể của tế bào, sinh khối u.
- Kích thích tế bào sản xuất inteferon.

Câu 9. Có phải lúc nào virut cũng phá vỡ tế bào vật chủ hay không? Giải thích? Cho ví dụ?
Gợi ý trả lời:
- Virut có đời sống kí sinh bắt buộc nhưng không phải lúc nào cũng phá vỡ tế bào vật chủ.
- Có 3 khả năng chính:
+ Làm tan tế bào: virut nhân lên nhanh, tế bào chủ vỡ ra, giải phóng virut (virut đậu mùa).
+ Không làm tan tế bào: virut nhân lên chậm chạp trong tế bào chủ. Tế bào chủ không nhất thiết phải vỡ ra. Virut mới sinh ra vẫn có thể thoát ra khỏi tế bào thông qua hiện tượng mọc chồi (virut sởi).
+ Biến thành tế bào tiềm tan (virut ôn hoà).

Câu 10. Vật chất di truyền của virut được nhân lên và sử dụng để tạo virut mới như thế nào trong tế bào chủ?
Gợi ý trả lời:
1. Nếu là virut ADN:
ADN virut mARN (sớm)
ADN polimeraza

ADN virut mARN (muộn)
Virut mới Protein (capsit)
2. Nếu là virut ARN: 2 loại.
* Không có quá trình phiên mã ngược:
ARN bổ sung ARN virut
ARN virut
(vai trò mARN)
Protein (capsit) Virut mới
*Có quá trình phiên mã ngược:
mARN Protein (capsit)
phiên mã ngược
ARN virut ADN
enzim trancriptaza
ARN Virut mới

Câu 11. So sánh đặc điểm sinh học của virut với vi khuẩn?
Gợi ý trả lời:
1. Giống nhau:
- Cấu tạo từ hai loại vật chất cơ bản: axitnucleic và protein.
- Mang những đặc trưng cơ bản của sự sống: trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền.
- Quá trình sinh sản dựa trên cơ sở của quá trình tái sinh axitnucleic đặc thù của cơ thể.
2. Khác nhau:
Virut Vi khuẩn
- Chưa có cấu tạo tế bào, có vỏ protein và lõi axitnucleic.
- Chỉ chứa ADN hoặc ARN.
- Dị dưỡng kiểu kí sinh bắt buộc.
- Sinh sản nhờ bộ máy di truyền của tế bào vật chủ. - Có cấu tạo tế bào, có riboxom.
- Chứa ADN và ARN.
- Tự dưỡng hoặc dị dưỡng kiểu kí sinh, cộng sinh, hoại sinh.
- Sinh sản dựa vào bộ máy di truyền của chính mình.

Câu 12. Prophagơ và plasmid có gì giống và khác nhau?
Gợi ý trả lời:
1. Giống nhau:
- ADN vòng, có khả năng tự sao.
- Mang gen di truyền những đặc điểm nhất định.
- Có thể gia nhập vào hệ gen của vi khuẩn.
- Có thể nhân lên nhiều lần trong tế bào chủ.
- Có thể làm thể truyền.
2. Khác nhau: prophagơ có một số đặc điểm mà plasmid không có.
- Có khả năng hình thành vỏ protein.
- Có thể tồn tại ngoài tế bào chủ (1 thời gian ngắn).
- Có cơ chế xâm nhập tế bào chủ.
- Có khả năng làm tan tế bào chủ (trở thành phagơ độc).

Câu 13. Bệnh đốm trắng ở tôm Sú là một dịch bệnh virut truyền nhiễm làm tôm chết hàng loạt. Virut này có bộ gen là ADN và vật chủ là các loài tôm, cua. Hãy cho biết:
a. Đặc điểm cấu trúc và vòng đời của virut.
b. Các sự kiện diễn ra khi virut sinh sản và phá huỷ tế bào vật chủ.
c. Các con đường lây lan truyền bệnh của virut này.
d. Khi tôm bị bệnh có sử dụng kháng sinh penicillin để trị bệnh không? Vì sao?
e. Khi ăn tôm bị bệnh, người ăn có bị bệnh không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:
a. Đặc điểm:
- Virut chưa có cấu trúc tế bào, gồm ADN được bao bọc bởi vỏ protein.
- Là thể kí sinh bắt buộc, chỉ có thể tạo bản sao virut mới bên trong tế bào chủ bằng cách sử dụng bộ máy sinh tổng hợp của tế bào chủ.
b. Các sự kiện:
- Nhân bản bộ gen virut.
- Tạo các protein.
- Lắp ghép thành virut mới.
- Phá huỷ tế bào chủ.
c. Con đường truyền bệnh:
- Từ tôm mẹ bị bệnh sang ấu trùng và tôm con.
- Từ các vật chủ bị bệnh khác trong ao nuôi sang tôm sú nuôi.
d. Không sử dụng penicillin để chữa. Vì penicillin có khả năng ức chế sự tổng hợp thành phần peptidoglican ở thành tế bào vi khuẩn, nhưng thành phần này không có ở virut.
e. Người ăn tôm bệnh không bị bệnh. Vì người không phải là vật chủ của virut nên virut không xâm nhiễm và gây bệnh ở người.

Câu 14. Các câu sau đúng hay sai. Hãy giải thích?
Câu hỏi Gợi ý trả lời
1. Các thuật ngữ viroit và virion là giống nhau. Sai.
- Viroit: các phân tử ADN hoặc ARN trần, một mạch có khả năng gây bệnh.
- Virion: cấu trúc hạt virut đã được lắp ráp gồm protein bao bọc axitnucleic (virut ngoài tế bào).
2. Virur là dạng Prokaryota đơn giản nhất. Sai. Vì virut không thuộc nhóm Procaryota. nó chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc và có quá trình sinh sản đặc biệt.
3. HIV có thể tìm thấy trong máu, t inh dịch, dịch nhày â m đạo của người bị nhiễm virut này. Đúng. Vì thế HIV có thể lan truyền dọc (di truyền) và lan truyền ngang (tiếp xúc tình dục, truyền máu, chung kim tiêm...).
4. HIV có vật chất di truyền ARN, được phiên mã bởi enzim ARN polimeraza và thực hiện dịch mã. Sai. Vì chúng không có khả năng trên, chúng phải nhờ enzim phiên mã ngược trancriptaza.
5. Trong quá trình sinh sản của virut đậu mùa có giai đoạn phiên mã ngược. Sai. Vì vật chất di truyền của virut đậu mùa là ADN, không phải ARN.

Câu 15. Hãy giải thích vì sao.

Câu hỏi Gợi ý trả lời
1. Virut chưa có cấu trúc tế bào vẫn được coi là một dạng sống? - Tổ chức cơ thể: cấu tạo từ hai loại vật chất chủ yếu là protein và axitnucleic.
- Có đủ các đặc trưng của cơ thể sống: trao đổi chất - năng lượng, sinh trưởng - phát triển, sinh sản, di truyền.
2. Virut được coi là một dạng sống nằm ở ranh giới giữa vật sống và vật không sống? Do đời sống kí sinh bắt buộc.
- Ngoài cơ thể vật chủ, virut không biểu hiện sự sống (hoá tinh thể - tương tự chất vô cơ).
- Vào tế bào vật chủ, virut trở thành dạng sống, có đủ đặc trưng của cơ thể sống.
3. Virut chỉ nuôi cấy ở cơ thể sống, không thể nuôi cấy trên môi trường nhân tạo? Vì virut:
- Chưa có cấu tạo tế bào.
- Kí sinh bắt buộc.
- Có quá trình sinh sản đặc biệt.
4. Mọi virut đều tồn tại dưới hai pha hình thái khác biệt? - Khi ngoài vật chủ, nó là một virion, axitnucleic của chúng không nhân lên.
- Trong tế bào chủ, nó là một axitnucleic đang nhân lên.
5. Các virut vi khuẩn được sử dụng như là một mô hình cho việc nghiên cứu sự sao chép của virut? - Các tế bào vi khuẩn (vật chủ) dễ nuôi cấy - sinh trưởng nhanh trên các môi trường đơn giản.
- Khi lây nhiễm, virut có thể sản sinh nhiều virut trong thời gian ngắn.
6. Phagơ gây độc ở một số tế bào vi khuẩn lại mất tính gây độc và gia nhập hệ gen của tế bào chủ? Vì trong tế bào chất của vi khuẩn đã xuất hiện protein ức chế làm tính gây độc của phagơ không biểu hiện.
7. Ít khi virut ôn hoà chuyển thành virut độc? - Trong tế bào đã xuất hiện một số loại protein ức chế virut.
- Hệ gen của virut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới tách ra.
8. ARN đã được tinh chế từ các virut ARN sợi đơn (+) lại thường có khả năng lây nhiễm? - Virut ARN sợi đơn (+) chứa hệ gen là một mARN. mARN này được dịch mã sau khi xâm nhập vào tế bào, tạo nên các protein cần thiết cho sự nhân lên của virut.
- Virut ARN sợi (-), sự xâm nhập phải bao gồm một replicaza do virut mang theo.
9. Bệnh do virut không chữa bằng chất kháng sinh? Vì virut kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ, thuốc kháng sinh không thể tiếp cận trực tiếp hoặc ảnh hưởng không đáng kể, phần lớn thuốc bị đào thải.
10. Với những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực? Vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

- Tài liệu này mk lấy từ fb của 1 thầy giáo nhưng k có nhớ tên -
Cảm ơn vì đã đọc!
 
Top Bottom