Sử 12 Một số câu hỏi ôn tập sử 12

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới
A. đưa con người lên Mặt Trăng. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. thực hiện cuộc cách mạng xanh. D. chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 2. Hai tỉnh giành được chính quyền muộn nhất trên cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Bắc Ninh, Hải Dương. B. Hà Nội, Quảng Bình.
C. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên. D. Bắc Ninh, Hải Phòng.
Câu 3. Trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ta đã tiến công những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch là
A. Xuân Lộc và Phan Rang. B. Sài Gòn và Dinh Độc Lập.
C. Bình Phước và Bình Dương. D. Phước Long và Bình Phước.
Câu 4. Chiến thắng quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm kế hoạch quân sự Nava (1953) hoàn toàn phá sản?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954).
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
Câu 5: Từ năm 1945-1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng. B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được phục hồi.
Câu 6. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chọn giải pháp nào sau đây khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc. B. “Hòa để tiến”.
C. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc. D. Cầm súng đánh Pháp.
Câu 7. Cuối năm 1950 ở Đông Dương, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch quân sự
A. Nava. B. Đờ Lát đơ tátxinhi. C. Rơve. D. Bôlae.
Câu 8: Để thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới Mĩ đã triển khai
A. Kế hoạch Macsan. B. chiến lược toàn cầu.
C. học thuyết Rigan. D. chiến lược "Cam kết và mở rộng”.
Câu 9. Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Ðông – Tây diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ XX là
A. Xô – Mĩ đã kí kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật.
B. Xô - Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang tốn kém.
C. các nước thực dân trao trả độc lập cho nhiều nước ở Á - Phi - Mĩ Latinh.
D. Nhật Bản và các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng.
Câu 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò nào sau đây với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A. Quyết định gián tiếp. B. Hỗ trợ và tạo điều kiện.
C. Quyết định nhất. D. Quyết định trực tiếp.
Câu 11. Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi với sự kiện giành độc lập của
A. Môdămbích và Ănggôla. B. Angiêri và Môdămbích
C. Êtiôpia và Ănggôla. D. Êtiôpia và Angiêri.
Câu 12. Cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. Nam đồng thư xã. B. Cường học thư xã.
C. Quan hải tùng thư. D. Hội Phục Việt.
Câu 13. Tài liệu được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội Nghị Véc-xai (6-1919) là
A. báo “Người cùng khổ”. B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
C. báo “Đời sống công nhân”. D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 14. Trong những năm (1969 – 1973), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh đặc biệt. D. Chiến tranh đơn phương.
Câu 15. Theo Hiệp ước Bali (1976) của tổ chức ASEAN, các tranh chấp được giải quyết theo nguyên tắc
A. sử dụng vũ lực. B. hợp tác với các nước lớn.
C. sử dụng biện pháp hòa bình. D. đe dọa bằng vũ lực.
Câu 16: Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ II là trật tự
A. Vécxai – Oasinhtơn. B. hai cực Ianta.
C. đa cực. D. đơn cực do Mỹ làm bá chủ.
Câu 17. Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
A. Duy tân Minh Trị (Nhật Bản). B. cải cách của vua Ra-ma V (Xiêm).
C. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc). D. chủ nghĩa Tam Dân (Trung Quốc).
Câu 18. Việc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Patơnốt (1884) là mốc đánh dấu thực dân Pháp A. hoàn thành việc thiết lập bộ máy cai trị ở Việt Nam.
B. căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
C. bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
D. căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
Câu 19. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm tích cực của Luận cương tháng 10-1930?
A. Thấy được những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương.
B. Xác định được động lực cơ bản của cách mạng là công nhân và nông dân.
C. Xác định được toàn bộ lực lương của cách mạng Đông Dương.
D. Xác định được động lực cơ bản của cách mạng là công nhân và tiểu tư sản.
Câu 20. Công cụ chủ yếu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. quân đội Sài Gòn. B. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
C. đội ngũ cố vấn Mĩ. D. chiến thuật “trực thăng vận”.
Câu 21: Nguyên nhân quyết định đến những thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là
A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Câu 22. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (nửa sau thế kỉ XX) đã đưa con người bước sang nền văn minh
A. nông nghiệp. B. thông tin. C. công nghiệp. D. thương mại.
Câu 23. Trong thời kì 1945-1954, chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp?
A. Điện Biên Phủ năm 1954. B. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. Biên giới thu - đông năm 1950. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 24. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1950 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. tham gia kế hoạch Mácsan.
C. mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
D. phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Câu 25. Với việc kí Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam căn bản đã hoàn thành nhiệm vụ
A. giải phóng dân tộc. B. đánh cho Ngụy nhào.
C. đánh cho Mĩ cút. D. đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Câu 26. Lực lượng xã hội nào sau đây ở Việt Nam có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929)?
A. Nông dân. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 27. Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8-1945) đã
A. mở ra thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
B. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
C. tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần.
D. tạo cơ hội cho quân Đồng minh hỗ trợ nhân dân khởi nghĩa.
Câu 28. Một đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc cho cách mạng Việt Nam ở thế kỉ XX là gì?
A. Đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Phác thảo và hoàn thành hai ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội.
C. Chuẩn bị và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo cách mạng.
D. Lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
Câu 29. Trong thời kì 1936-1939, Chính phủ mới ở Pháp ban hành các chính sách tiến bộ ở thuộc địa đã giúp các cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương
A. hoạt động công khai, hợp pháp. B. hoạt động công khai, bất hợp pháp.
C. hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp. D. hoạt động công khai, bán công khai.
Câu 30. Điều kiện quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc (1946 - 1949) là
A. lực lượng cách mạng phát triển mạnh. B. lực lượng Quốc dân đảng bị cô lập.
C. sự giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới. D. sự cổ vũ của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 31. Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa Nguyễn Ái Quốc chính thức tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc?
A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
B. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri và làm chủ bút báo Người cùng khổ.
Câu 32. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thức đấu tranh phong phú. B. Lực lượng tham gia đông đảo.
C. Mục tiêu đấu tranh triệt để. D. Đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 33. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra thắng lợi nhanh chóng trên cơ sở kết hợp điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò
A. đặc biệt. B. cần thiết. C. quyết định. D. quan trọng.
Câu 34. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhằm
A. có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng.
B. tập trung đánh đuổi quân Trung Hoa Dân quốc.
C. có điều kiện chống thực dân Anh ở miền Nam.
D. hạn chế sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
Câu 35. Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm diệt viện và đánh vận động.
B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
Câu 36. Một điểm khác của Đại hội đại biểu lần thứ III (9 - 1960) của Đảng Lao động Việt Nam so với Đại hội đại biểu lần thứ II (2 - 1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương là đã
A. giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc.
B. tiến hành tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng.
C. đề ra mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
D. xác định nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam - Bắc.
Câu 37. Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 – 1949) ở Trung Quốc là đều
A. góp phần vào thắng lợi chung của phe đồng minh chống phát xít.
B. thiết lập một tổ chức nhà nước mới theo chính thể cộng hòa.
C. lật đổ chế độ phong kiến, đưa nhân dân lên nắm chính quyền.
D. xóa bỏ ách cai trị trực tiếp của thực dân, đế quốc.
Câu 38. Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 đều khẳng định thực tiễn
A. sử dụng hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
B. hướng đến mục tiêu đấu tranh là giải phóng dân tộc.
C. giải quyết đồng thời vấn đề dân tộc và dân chủ.
D. tập trung nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc.
Câu 39. Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã khẳng định một trong những qui luật của lịch sử Việt Nam là
A. kháng chiến và kiến quốc.
B. xây dựng kinh tế luôn đi liền với bảo vệ đất nước.
C. dựng nước luôn gắn liền với giữ nước.
D. đấu tranh chính trị luôn kết hợp đấu tranh vũ trang.
Câu 40. Phương pháp cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) với phương pháp hoạt động của những tổ chức yêu nước cách mạng do Phan Bội Châu thành lập những năm đầu của thế kỷ XX đều
A. tập hợp lực lượng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội.
B. khuynh hướng cách mạng vô sản.
C. chủ trương cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. sử dụng cách mạng bạo lực.
( Có đáp án đính kèm )
 

Attachments

  • Screenshot_20220616-191931~2.png
    Screenshot_20220616-191931~2.png
    19.6 KB · Đọc: 1
  • Screenshot_20220616-191931~2.png
    Screenshot_20220616-191931~2.png
    19.6 KB · Đọc: 1
Top Bottom