Một số câu hỏi liên quan đến kiến thức sách giáo khoa 12 nâng cao.

A

autumns_gust

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trang 22: 5-BU được miêu tả là có thể kết cặp với cả G và A gây đột biến A-T thành G-X vậy có gây đột biến G-X thành A-T hay không?
Trang 65: nếu như gen di truyền tế bào chất thì nó có di truyền theo dòng mẹ hay không?
Trang 129: xương chi có thể đại diện cho chi đó hay không mà giáo viên lại có thể khẳng định rằng cánh chim và cánh dơi là cơ quan tương đồng mà không thể là cơ quan tương tự?
Trang 165: cách li sinh thái có là cách li di truyền hay không?
Trang 232; 233: ta có thể phân biệt giữa hợp tác và cộng sinh dựa trên điểm nào? Dựa vào điểm nào mà sách có thể kết luận rằng kiến và cây là cộng sinh?
 
L

lananh_vy_vp

-Trang 22:có nhưng hi hữu^^

-Trang 65:có.Di truyền tbc là 1 trường hợp nhỏ của di truyền theo dòng mẹ

-Trang 129:SGK ko hề nói cánh chim và cánh dơi ko thể là cơ quan tương tự, thực tế nó vừa là cơ quan tương đồng, vừa là cơ quan tương tự. Chỉ đơn giản nó biểu hiện rõ nét phần tương đồng hơn nên cho vào ví dụ cơ quan tương đồng.

-Trang 165:Tuy sgk gộp chúng vào cách li sinh sản, nhưng trên thực tế có thể phân ra 4 hình thức cách li:địa lý, sinh thái, sinh sản, di truyền.
Trong đó cách li địa lý và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền.

Bản chất của cách li sinh sản là cách li di truyền, ta có thể hiểu cách li di truyền nằm trong cách li sinh sản.(cách li di truyền là cách li sau hợp tử).

+Cách li sinh sản là hình thức cách li xảy ra do sự sai khác trong đặc điểm của cơ quan sinh sản hoặc tập tính hoạt động sinh dục mà các thế hệ thuộc các nhóm, các quần thể khác nhau ko giao phối được với nhau.

+Cách li di truyền là hình thức cách li xảy ra do sự sai khác trong bộ NST, trong KG mà sự thụ tinh không có kết quả hoặc hợp tử không có khả năng sống, hoặc con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản.

Ngoài ra học sinh chúng ta còn nhầm lẫn cách li địa lý và cách li khoảng cách.Thực tế cách li địa lý mang nghĩa rộng hơn.
Chú ý rằng cách li địa lý thì giữa các quần thể phải được phân cách nhau bởi các vật cản địa lý (hay còn gọi là cách li không gian).
Còn cách li khoảng cách là sự ngăn cách giữa các quần thể cùng loài bởi khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăngiao phối của các cá thể trong loài

-Trang 232:thực ra rất khó để phân biệt bởi cách hiểu của chúng ra là khác nhau.

Theo sgk mà nói, quan hệ hợp tác thì ko có sự gắn bó khăng khít bằng quan hệ cộng sinh.

Còn quan hệ cộng sinh thì hai loài phải chung sống thường xuyên với nhau và mang lợi cho nhau.Nhiều trường hợp khi tách khỏi nhau thì chúng sẽ chết.

(cái này là tùy cách hiểu mỗi người, nhiều người lý luận rằng nấm và vi khuẩn vẫn sống bt khi ko cộng sinh, ta phải hiểu khi chúng đã gắn kết tạo thể thống nhất rồi mà bị tách ra mới ko thể tồn tại)

Đôi 3 câu ý kiến xoàng, mong được K góp ý:D
 
A

autumns_gust

Hic, mình không biết chắc nên mới phải hỏi đấy chứ.

Về 5-BU: nguyên nhân tại sao là chỉ có một chiều mình tìm cũng lâu rồi mà không thấy, vẫn nghe là ngược lại thì dùng EMS.

Về di truyền tế bào chất: bạn thử google tìm chữ di truyền theo dòng bố xem, nhưng giáo viên thì vẫn trả lời như bạn vậy nên không biết đó có phải là từ bộ xuống hay không nữa.

Về cánh chim cánh dơi: ^^, sách chỉ khẳng định xương tương đồng thôi, cho nên tương đồng về cấu tạo xương, tương tự về chức năng bay ..... lập luận của mình là thế nhưng mà chẳng thấy giáo viên nào chịu hết @@.

Về vấn đề cách li: mình còn phân vân giữa việc cơ chế cách li và cách li, vì nếu cũng theo định nghĩa loài của Mayr thì có đề cập vấn đề là cách li sinh sản, trang 165 đề cập các cách li trước hợp tử đó trong cách li sinh sản nhưng theo sơ đồ trang 166 thì chỉ có cách li sau hợp tử mới thực sự dẫn đến hình thành loài mới. Vậy cho nên theo mình sách trình bày đến 2 khái niệm là cơ chế cách li sinh sản và trạng thái cách li sinh sản. Nói gì thì nói Mayr(1970) .... hơn 40 năm nên có nhiều quan niệm quá là cũ, giáo viên hiện nay thì pha quan niệm mới trộn chung lại giờ muốn tách ra khó quá, mà hiện nay bộ yêu cầu học đúng sách giáo khoa, mình vẫn còn phải thi ĐH nên cũng phải ráng mà theo nhưng không biết theo sao cho đúng ý mấy anh chị đó.

Về quan hệ loài: cũng có thể thấy rằng mức độ chung sống thường xuyên sẽ có dao động trong khi ta lại chẳng có một cái chuẩn nào về mức độ thường xuyên đó. Nhưng nếu không hiểu thì những ví dụ trong sách chỉ có thể nhớ 1 cách máy móc.
 
L

lananh_vy_vp

-5BU:khẳng định vs K là có 2 chiều, chẳng qua chiều nghịch hiếm xảy ra hơn mà thôi, hơn nữa sgk ko đề cập nên có thể bỏ qua, chứ nếu nghiên cứu sâu hơn hoặc lên đh nếu ai học bên CNSH thì sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cái này.
Hiểu đơn giản chúng có 2 dạng là keto và enol (dạng enol là dạng có khả năng bắt cặp với G). Chúng tường ở dạng keto nhiều hơn.
+Đột biến chuyển A-T thành G-X là do 5BU ở dạng keto bắt cặp với A, lần sao chép sau chúng chuyển thành dạng enol nên bắt cặp được với G...
+Theo chiều người lại thì chúng ban đầu ở dạng enol và sau đó chuyển thành keto...

-Về di truyền theo dòng bố:mình hiểu đây là gen nằm tren NST Y, liên quan gì tới TBC đâu bạn :-/

-Về cánh chim cánh dơi: ko biết chỗ bạn thế nào chứ chỗ t cô nào cũng bảo đó vừa là tương đồng vừa là tương tự, đọc 1 số sách tài liệu chuyên cũng thấy nói zị ^^, về cơ bản là sgk ko ghi nên ta tạm chấp nhận cái ví dụ đó thuộc tương đồng.

-Về cách li: những ý kiến trên của mình là do tổng hợp từ các đề trắc nghiệm mà có thôi, còn nếu bộ ra theo sgk chắc cũng chả phân ra lằng nhằng như thế^^

-Về quan hệ loài: ko ý kiến ^^
 
A

autumns_gust

Hichic, lại còn keto và enol nữa làm mình nhớ cái ám ảnh giai đoạn học về hỗ biến.
Mình đi công nghệ sinh học nè ^^. Lúc trước khoái bài tập di truyền nhưng giờ chán rồi, giờ theo hướng "sinh thái" nên chắc cũng không cần nghiên cứu sâu.
Mình thì vốn sinh chắc đủ để đi thi ĐH nên giờ cũng ngán đụng mấy cái sâu quá, để thời gian nâng toán :D.

Cái vụ di truyền tế bào chất ấy, lúc đầu mình không hiểu là nếu như vậy thì đời con có đồng tính và giống mẹ hay không nên đã tìm thử và phát hiện ra tài liệu dẫn chứng một ví dụ rằng nếu xanh thụ phấn cho đốm thì cho ra 70% xanh, 30% đốm, nghịch lại thì cho ra 70% đốm, 30% xanh.
 
L

lananh_vy_vp

Ừ, đó là do sự ko tương hợp giữa tế bào chất và gen trong nhân, lằng nhằng và khó hiểu lớm@@
Nhưng mờ vẫn thuộc dòng mẹ là cái chắc^^
Được cái đi thi thì chả cho cái dạng bt kiểu đấy đâu:p, cùng lắm có trong đề thi thử thôi:D
Ví dụ như bài tập về tbc này:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1305765#post1305765
 
Top Bottom