Một số câu đề thi thử ĐH.

D

duylinh1811

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một con lắc lò xò có m=0.2 kg và độ cứng k=20 N/m. Vật nhỏ dc đặt trên giá đỡ cố định
nằm ngang dọc theo trục lò xò. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0.01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu v=1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. lấy g=10 m/s. độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là:

A 1.98 N B 2 N C 1.5 N D 2.98 N

2. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nang với năng lượng dđ 1J và lực đàn hồi cực đại là 10N. I là đầu cố định của lò xo. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp điểm I chịu lức tác dụng của lực kéo [TEX]5\sqrt{3}[/TEX] là 0.1s. Quãng đường dài nhất mà vật đi dc trong 0.4s là:
A 84 cm B 115 cm C 64 cm D 60 cm

Cho mình hỏi khoảng thời gian ngắn nhất năng lương điện trường cực đại giảm xuống còn 1/2 cực đại là bao nhiêu? cách tính? Tks...:D
 
D

dxh94

1 :D
F=K.x
đế Fmax thì -->Xmax
khi đi được 1/4 T kể từ VTbiên ,độ giảm biên độ là [TEX]xo=\mu.mg/k[/TEX]
\RightarrowXmax=A-xo
\RightarrowFmax=k.X=1,98N
 
A

ahcanh95

Câu 2:

1/2.K.A^2 = 1. và K.A = 10

=> A = 20cm. K = 50N/m

tị thời điểm lực kéo = 5.căn 3 => x = 10.căn 3 = Căn 3A / 2

khoảng thời gian 2 lần liên tiếp ngắn nhất li độ x = A.căn 3/2 = 0,1 => T = 0,6 => W = 10.pi/3

góc quay dc trong 0,4s = 240 độ = 180 + 60

=>theo Ct => max = 60cm

:khi (186)::khi (186)::khi (186)::khi (186)::khi (186):
 
D

dxh94

2:D Fmax=k.A & F=k.x

khỏang thời gian giữa hai lần liên tiếp I chịu tác dụng của F là khỏang thời gian giữa hai lần

liên tiếp vật qua vị trí
eq.latex


\Rightarrowt=T/6=0,1s\RightarrowT=0,6s

0,4s=2T/3=T/2+T/6

quãng đg̀ đi trong T/2 la 2A

Smax(T/6)=2A.sin30=A

\RightarrowSmax(0,4s)=3A

Fmax=K.A=10 (1)

[TEX]W=0,5.K.A^2[/TEX] (2)

(1) & (2)\RightarrowA=20cm\RightarrowSmax=3A=60cm

*W-->0,5W

eq.latex

eq.latex


\Rightarrowt=T/8
 
D

duylinh1811

Câu 1, độ giảm biên độ [TEX]\large\Delta A = 4\mu mg/k[/TEX] tớ thấy trong phần ct ghi thế mà, cậu có link hay giải thích đoạn này giúp mình dc ko...Tks:D
 
A

ahcanh95

đó là độ giảm biên độ sau 1 chu kỳ, nhưng từ V max => biên thì chỉ là 1/4 chu kỳ thui => x = muy.m.g / k

hay: bạn làm thế này cho dễ hiểu này

tại biên, áp dụng định luật bảo toàn năng lượng => 1/2.K. A^2 = 1/2.K.X^2 + 1/2.m.0^2 + Fmx . S ( X=S, đó là quãng đường đi được từ vtcb => biên )

biết v => A =>dc pt bậc 2 ẩn x => kq

:khi (186)::khi (186)::khi (186)::khi (186)::khi (186):
 
N

nhat.funsun

Câu 1: A

thật là nguy hiểm, dùng để bẫy những học sinh máy móc.

Khi chứng minh công thức độ giảm của A trong nửa chu kì: [tex] \Delta A = 2\frac{\mu mg}{k}[/tex]

không biết giáo viên của bạn có lưu ý rằng nó chỉ đúng với điều kiện sau không:
1. Tính bắt đầu từ lúc Vật ở biên
2. chỉ xét trong nửa chu kì.
Nếu hiểu cách chứng minh các Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ta có thể suy ra công thức trong 1 chu kì, nhưng ko thể suy ra công thức trong nửa chu kì

Bài này thật ra học sinh lớp 10 có thể làm được, và đó cũng là cách làm dễ nhất:

Gọi A là biên độ của con lắc sau 1/4 chu kỳ đầu tiên.
Dùng định lý cơ năng: cơ năng lúc sau trừ cơ năng lúc đầu bằng công ngoại lực (lực ma sát) tác dụng lên vật:

[tex] W - W_o = -F_{ms}.S \Leftrightarrow W_o - W = F.A \Leftrightarrow \frac{1}{2}mv^2 - \frac{1}{2}kA^2 = \mu mgA [/tex]
[tex] \Leftrightarrow \frac{1}{2}0,2.1 - \frac{1}{2}20A^2 = 0,01.0,2.10A [/tex]
[tex] \Leftrightarrow 10A^2 + 0,02A - 0,1 = 0 \Rightarrow A = 0,099[/tex]

Vì dao động tắt dần nên biên độ cũng giảm => khoảng cách xa nhất với vị trí cân bằng là x = A = 0,099 (m) => Fmax = k.A = 20.0,099 = 1,98 (N).
 
Last edited by a moderator:
A

ahcanh95

Câu 1: B


[tex] W - W_o = -F_{ms}.S \Leftrightarrow W_o - W = F.A \Leftrightarrow \frac{1}{2}mv^2 - \frac{1}{2}kA^2 = \mu mgA [/tex]
[tex] \Leftrightarrow \frac{1}{2}0,2.1 - \frac{1}{2}20A^2 = 0,01.0,2.10A [/tex]
[tex] \Leftrightarrow 10A^2 + 0,02A - 0,1 = 0 \Rightarrow A = 0,099 \approx 0,1[/tex]

Vì dao động tắt dần nên biên độ cũng giảm => khoảng cách xa nhất với vị trí cân bằng là x = A = 0,1 (m) => Fmax = k.A = 20.0,1 = 2 (N).

bẫy gì mà bẫy, đúng rồi, bạn cũng đúng rồi mà

A = 0,099 => F = K . A = 20 . 0,099 = 1,98 ( N )

ai cho làm tròn hở! trong bài con lắc đơn, có thể tăng , giảm chiều dài có 0,3% cũng ko dc làm tròn!


không biết giáo viên của bạn có lưu ý rằng nó chỉ đúng với điều kiện sau không:
1. Tính bắt đầu từ lúc Vật ở biên
2. chỉ xét trong nửa chu kì.
Nếu hiểu cách chứng minh các Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ta có thể suy ra công thức trong 1 chu kì, nhưng ko thể suy ra công thức trong nửa chu kì


thế làm thế này thì được chứ bạn! bảo toàn năng lượng thì chắc ko sai!

tại biên, áp dụng định luật bảo toàn năng lượng => 1/2.K. A^2 = 1/2.K.X^2 + 1/2.m.0^2 + Fmx . S ( X=S, đó là quãng đường đi được từ vtcb => biên )


biết v => A =>dc pt bậc 2 ẩn x => kq
:khi (47)::khi (47)::khi (47)::khi (47)::khi (47):
 
Last edited by a moderator:
N

nhat.funsun

Chết thật, đúng là ẩu quá, ra 0,099 vì làm biếng tính nên nhân 20 lần nhẩm ra gần 2. Đúng là phải chọn 1,98 câu A.

bạn sử dụng bảo toàn năng lượng là đúng, nó cũng giống định lý cơ năng hoặc định lý động năng cả. Còn công thức tính độ giảm biên độ áp dụng cho 1/4 chu kì lại đi từ VTCB ra biên là không được
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom