Một số bài trong đề thi vào lớp 10 môn toán năm 2009-2010 tỉnh Quảng Ninh . Ngày thi 29/6/2009

N

nhok_quay_18

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 3:
Cho hàm số : y = (2m - 1)x + m + 1 với m là tham số và m khác 1/2 . Hãy xác định m trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số đi qua điểm M(-1,1) .
b) Đồ thị của hàm số cắt trục tung , trục hoành lần lượt tại A, B sao cho tam giác OAB cân

Bài 5.
Cho M nằm ngoài đường tròn (O;R) . Từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O;R) ( A , B là hai tiếp điểm)
a) Chứng minh MAOB là tứ giác nội tiếp
b) Tính diện tích tam giác AMB nếu OM = 5cm và R= 3cm
c) Từ tia Mx nằm trong góc AMO cắt đường tròn (O;R) tại hai điểm C và D ( C nằm giữa M và D) . Gọi E là giao điểm của AB và OM. Chứng minh EA là tia phân giác của góc CED
Trong hai bài này có mõi phần b bài 3 tớ không chắc chắn mới lại phần c bài 5 tớ chưa làm ra . Các bạn giýp tớ nhé ! Cám ơn rất nhiều\\:D/ \\:D/
 
X

xjnhlugljg

Tớ giải bài 3b cho ấy nhé. Vì tớ học qua lớp 10 rồi nên hok biết giải thế này được hok. :(
Hàm số y= (2m-1)x +m+1 cắt trục tung và trục hoành tại 2 điểm phân biệt thì m khác -1 ( vì nếu bằng -1 thì hàm số có dạng y=ax sẽ đi qua gốc toạ độ nhé). Hàm số cắt đồ thị tại trục tung tại điểm A(0, m+1) ; cắt trục hoành tại điểm B có toạ độ xB=0 và yB= (m+1)/(1-2m)
Để OAB là tam giác cân thì yA = xB
---->Giải m+1= (m+1)/ (1-2m) >> giải được 2 nghiệm m=-1 hoặc m=0. Vậy m=0 thoả mãn
 
G

ghostnot

y hii.... bài này tớ làm đc nè....vì tớ dám chắc kết quả bên trên của bạn kia thiếu....thứ nhất là tớ cũng vừa thy xong tớ cũng ở Quảng Ninh mà....làm nhé
Gọi giao điểm của đồ thị với trục tung la A, giao điểm của trục hoành là B
do tam giác AOB cân nên OA buộc fai bằng OB nên có 4 trường hợp
TH1: A có toạ độ là A(0, a) . B có toạ độ là B(a,0)
Thay toạ độ của A và B ta được hệ phương trình
0=[a(2m-1) +m+1 ] (*) và a=m+1
thế a=m+1 vào (*) Ta được 0= (m+1)(2m-1) +m+1=2m²+2m-m-1+m+1=2m²+2m= 2m(m+1) —> m=0(TM) hoặc
m= -1(TM)
TH2 . Toa độ của A(0, -a). B có toạ độ là B(a, 0)
ta có hệ phương trình
0=[-a.(2m-1)+m+1] (**) và a=m+1 —» -a= -m-1
Thế -a=-m-1 vào (**) ta được 0= (-m-1) ( 2m-1) +m+1= -2m²-2m+m+1+m+1=-2m²+2 —» m=1(TM) hoặc m= -1(TM)
TH3 tương tự trường hợp 2 ta có A(0, a) , B(-a,0) ta có hệ phương trình như TH2 và giải được m=1 và m=-1
TH4. Có toạ độ của A(0,-a),B(-a,0) hệ phương trình như trường hợp 1 giải đuợc m=-1 và m=0
thoả mãn cả 4 trường hợp với m khác 1/2
Vậy để đồ thị hàm số cắt trục tung và trục hoành tại 2 điểm sao cho tam giác AOB cân thỳ m=( 0, 1,-1)
Nếu như thấy chưa tin tưởng vào bài làm của tớ có thể thay m với 3 giá trị và cậu vẽ đồ thị xem tam giác AOB có cân ko okey thế nhé chúc cậu đỗ cấp3
 
L

lov3_smile_hg9x

Tớ cũng dân QN đây
ghostnot àh, tớ có ý kiến là theo như đáp số của tớ chỉ có m=1 và m=0 thôi
vì tam giác OAB phải có độ dài OA, OB>0 ===> m=-1 ko thoả mãn:D
 
N

nhok_quay_18

Tớ nghĩ gọi toạ độ của hai điểm A và B sau đó xét trị tuyệt đối cũng được => tìm được hai nghiệm thoả mãn là 1, 0 còn loại -1 vì khi đó đò thị của hàm số sẽ đi qua gốc toạ độ. Nhưng tớ vẫn không chắc chắn lắm.
 
4

41267

sao không có cả đề à bạn gửi cho mình mấy ý khó nhé
qua nick : harry_41267_potter
 
L

lov3_smile_hg9x

bài 3b ngoài cách giải trị tuyệt đối thì tớ còn biết một cách nữa. Để tam giác OAB cân thì đường thẳng qua AB phải // với 1 trong hai đường y=x hoặc y=-x
[TEX]\left[\begin{2m-1=1}\\{2m-1=-1} [/TEX]
=> m=1 và m=0 thoả mãn
nhanh nhưng tớ ko biết lập luận thế nào cho rõ nên trong bài thi cũng dùng |...| :D
 
L

lov3_smile_hg9x

Đọc mấy lần rồi, giờ tớ mới để ý chưa ai giải câu 5c (thông cảm he, tớ ko vẽ đc hình ra đây)
Dễ cm : tam giác MAC và MDA đồng dạng(g-g)=> MA^2 = MC.MD
xét tam giác vuông MAO ta có hệ thức : MA^2 = ME.MO
=> MC.MD = ME.MO => tam giác MEC và MDO đồng dạng(c-g-c)
=>góc CEM = gócCDO => tứ giác CEOD nt
mà gócCDO = góc DCO
gócDCO = gócDEO
=> gócCEM = gócDEO =>gócCEA = góc DEA vì cùng phụ với 2 góc = nhau

chán quá, trong phòng thi ngồi ngẩn ngơ thế nào mà ko làm đc :(
 
Last edited by a moderator:
V

vosigiay_91

ai có biểu điểm từng phần trong từng bài không cho tớ biết với .Thank các bạn nhiều
 
Last edited by a moderator:
N

nghiatung

o`o` mình cũng quảng ninh nè
mình vừa thi xong
mình thì lam cái câu b3 ấy theo cách này dc hok?

vì tam giác ABO vuông cân nên góc ABO phải bằng 45 độ hoặc 135 độ
nên hệ số góc phải bằng tg 45 hoặc tg 135
->>>> /2m-1/=1------> m1=0, m2=1
 
Top Bottom