Một số bài tập sinh 10 về tính số nu.

N

nixiuna

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một phân tử ADN dài [TEX]3,4 . 10^6[/TEX] Angstrom, số lượng A = [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] tổng số nu. Xác định số nu từng loại.
Bài 2: Một gen dài 0,408 micromet có A = 720 , mARN có U = 240 và X = 120.
a) Xác định số nu còn lại trong mARN.
b) Xác định liên kết photphođieste trong ADN và ARN.
c) Xác định số liên kết hiđro trong phân tử ADN.
d) Nếu phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần. Tính số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi, sao mã nói trên

Đề hơi khó đầy nhưng giúp em tí nak
 
K

khongkhi

Bài 1: Một phân tử ADN dài [TEX]3,4 . 10^6[/TEX] Angstrom, số lượng A = [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] tổng số nu. Xác định số nu từng loại.
Bài 2: Một gen dài 0,408 micromet có A = 720 , mARN có U = 240 và X = 120.
a) Xác định số nu còn lại trong mARN.
b) Xác định liên kết photphođieste trong ADN và ARN.
c) Xác định số liên kết hiđro trong phân tử ADN.
d) Nếu phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần. Tính số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi, sao mã nói trên

Đề hơi khó đầy nhưng giúp em tí nak

Bai 1:Tong so nu N=2*L/3.4=2*3,4*10^6/3,4=2*10^6 (nu)
A=T=1/5N=1/5*2*10^6= (tu tinh nha em)
G=X=(N-2*A)/2= (tu tinh nha em)
Bai 2:Bai nay hoi dai,khong co nhap va may tinh thi chi chiu,chi se lam cho em sau nha,CHI HUA DAY!!!!!!!:)

Than:D
 
N

ngoleminhhai12k

Bài 1: Một phân tử ADN dài [TEX]3,4 . 10^6[/TEX] Angstrom, số lượng A = [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] tổng số nu. Xác định số nu từng loại.
Bài 2: Một gen dài 0,408 micromet có A = 720 , mARN có U = 240 và X = 120.
a) Xác định số nu còn lại trong mARN.
b) Xác định liên kết photphođieste trong ADN và ARN.
c) Xác định số liên kết hiđro trong phân tử ADN.
d) Nếu phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần. Tính số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi, sao mã nói trên

Đề hơi khó đầy nhưng giúp em tí nak

Bài 1: Một phân tử ADN dài [TEX]3,4 . 10^6[/TEX] Angstrom, số lượng A = [TEX]\frac{1}{5}[/TEX] tổng số nu. Xác định số nu từng loại.

Để mình giúp bạn thử coi
Bài 1:
Đầu tiên là tính số Nu của toàn mạch : N =( [TEX]3,4 . 10^6[/TEX] : 3.4 Angstrom ) .2 =2 .[TEX]{10}^{6}[/TEX] (Nu)
Ta có
A = T =[TEX]\frac{1}{5}[/TEX] N= 4. [TEX]{10}^{5}[/TEX] (Nu)
=> G =X = ([TEX]\frac{N}{2}[/TEX] ) - 4. [TEX]{10}^{5}[/TEX] = 6. [TEX]{10}^{5}[/TEX] (Nu)


Bài 2: Một gen dài 0,408 micromet có A = 720 , mARN có U = 240 và X = 120.
a) Xác định số nu còn lại trong mARN.
b) Xác định liên kết photphođieste trong ADN và ARN.
c) Xác định số liên kết hiđro trong phân tử ADN.
d) Nếu phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần. Tính số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi, sao mã nói trên


a) 0,408 micromet = 0,408 . [TEX]{10}^{4}[/TEX] =4080 Angstrom
=>N = ([TEX]\frac{4080}{3,4}[/TEX]).2 =2400 (nu)
rU = 240 => rA = 720 -240 =480 ,
Lại có X=G =([TEX]\frac{2400}{2}[/TEX]) - 720 =480
rX =120 theo giả thiết => rG = 480 -120 = 360
Tóm lại ta có: rA =480,rU = 240 ,rX= 120 ,rG = 360
A=T =720 ; G= X= 480

b) Liên kết photphođieste trong ADN là : 2. (N- 1)=2. (2400 -1)=4798 (lk)
liên kết photphođieste trong ARN là :
rN - 1 = ([TEX]\frac{2400}{2}[/TEX]) -1 = 1199 (lk)

c) Số liên kết hiđro trong phân tử ADN
H = 2A + 3G = 2. 720 +3.480 = 2880



 
Last edited by a moderator:
N

nixiuna

Cho em hỏi cây d) Nếu phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần. Tính số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi, sao mã nói trên. nghĩa là j` vậy ak, em đọc miết àm không hiểu, hình dung mãi mà chẳng ra ^^
 
N

ngoleminhhai12k

Cho em hỏi cây d) Nếu phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần. Tính số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi, sao mã nói trên. nghĩa là j` vậy ak, em đọc miết àm không hiểu, hình dung mãi mà chẳng ra ^^

Vì phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần nên số lần sao mã là

5.3 = 15 (lần)

Rùi áp dụng công thức mình đưa ra ở trên thế là xong .


Tái bút : Sao mã = Nhân đôi .
 
C

caheosua

Vì phân tử ADN đó thực hiện nhân đôi 5 lần và mỗi ADN lại sao mã 3 lần nên số lần sao mã là

5.3 = 15 (lần)

Rùi áp dụng công thức mình đưa ra ở trên thế là xong .


Tái bút : Sao mã = Nhân đôi .
hình như bạn hơi nhầm đó sao mã là ADN tổng hợp ARN chớ
Nếu không thì việc gì phải nói x2 rồi sao mã để chi?
ADN----sao mã---->ARN-----dịch mã----->Protein
bạn nên tính lại câu D đi
 
N

ngoleminhhai12k

hình như bạn hơi nhầm đó sao mã là ADN tổng hợp ARN chớ
Nếu không thì việc gì phải nói x2 rồi sao mã để chi?
ADN----sao mã---->ARN-----dịch mã----->Protein
bạn nên tính lại câu D đi


Mình nhầm có cái quá trình như bạn nói, mà thật sự câu (d) bị sai về mặt công thức .

Mình chữa lại câu d)

Số nu cần cung cấp cho quá trình nhân đôi
Ntd = N.([TEX]{2}^{5}[/TEX] - 1) . ([TEX]{2}^{3}[/TEX] - 1) = 520800 (nu)
 
B

bohieukb

cho mình hỏi câu này quần thể vsv ban đầu có 7 tế bào sinh trưởng sau 1 thời gian là 4 giờ . Em hãy tính số lượng tế bào trong quần thể đó ? cho biết thời gian thế hẹ là g=20
 
T

thanhtruc3101

cho mình hỏi câu này quần thể vsv ban đầu có 7 tế bào sinh trưởng sau 1 thời gian là 4 giờ . Em hãy tính số lượng tế bào trong quần thể đó ? cho biết thời gian thế hẹ là g=20

4h=240'
số thế hệ: 240/20=12
ta có số tế bào là:[TEX] 2^{12}[/TEX]*7=28672 tế bào
 
C

canhcutndk16a.

chị có thể cho em ví dụ ko???? :) :) :)
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Khi nuôi cấy không liên tục thì quần thể vk sẽ phải trải qua 4 pha: tiềm phát( số vk giữ nguyên), luỹ thừa (số vk tăng lên theo luỹ thừa), cân bằng ( số vk sinh ra bằng số vk chết đi--> ko tăng cũng ko giảm) và suy vong ( số vk sinh ra ít hơn so vs số vk chết đi--> giảm), mà CT [TEX]2^k[/TEX]( k là số lần nhân đôi) chỉ là CT tính số vk trong pha luỹ thừa thôi, cho nên nó chỉ đúng trong trường hợp nuôi cấy liên tục :)
 
T

thanhtruc3101

Khi nuôi cấy không liên tục thì quần thể vk sẽ phải trải qua 4 pha: tiềm phát( số vk giữ nguyên), luỹ thừa (số vk tăng lên theo luỹ thừa), cân bằng ( số vk sinh ra bằng số vk chết đi--> ko tăng cũng ko giảm) và suy vong ( số vk sinh ra ít hơn so vs số vk chết đi--> giảm), mà CT [TEX]2^k[/TEX]( k là số lần nhân đôi) chỉ là CT tính số vk trong pha luỹ thừa thôi, cho nên nó chỉ đúng trong trường hợp nuôi cấy liên tục :)

bài này ko cho thời gian trong các pha kug như trung bình các tế bào chết trong pha suy vong nên em ngĩ chỉ có công thức này thôi. :) :) :)
 
C

canhcutndk16a.

bài này ko cho thời gian trong các pha kug như trung bình các tế bào chết trong pha suy vong nên em ngĩ chỉ có công thức này thôi. :) :) :)
Uk, tất nhiên , vì bài này khá đơn giản :)

Chị thấy em có vẻ rất thích bt sinh học. Thử bài này xem : Cho [TEX]10^5[/TEX] vk vào 1 bình nuôi cấy ko liên tục. Sau 24h, quần thể vk ko còn TB nào sống só. Tỉ lệ t/g tương ứng của 4 pha lần lượt là 0,5:3,5:3:5. Tính số TB có trong bình sau 10h nuôi cấy, biét g=20p

p/s: đề nó dài dòng thế thôi chứ thật ra cũng chả có gì :p
 
T

thanhtruc3101

Uk, tất nhiên , vì bài này khá đơn giản :)

Chị thấy em có vẻ rất thích bt sinh học. Thử bài này xem : Cho [TEX]10^5[/TEX] vk vào 1 bình nuôi cấy ko liên tục. Sau 24h, quần thể vk ko còn TB nào sống só. Tỉ lệ t/g tương ứng của 4 pha lần lượt là 0,5:3,5:3:5. Tính số TB có trong bình sau 10h nuôi cấy, biét g=20p

p/s: đề nó dài dòng thế thôi chứ thật ra cũng chả có gì :p

thời gian pha tiềm phát: 1h
thời gian pha lũy thừa: 7h
thời gian pha cân bằng: 6h
thời gian pha suy vong: 10h
sau 10h, các TB trong pha cân băng
số thế hệ: (7*60)/20=21-> số TB:[TEX] 2^{21}*10^5[/TEX]
(bài này hỏi số TB sau 15,16h thì hay hơn pải)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom