Vật lí một số bài lý khó

Trung Lê Tuấn Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng chín 2015
406
865
254
22
Lớp 10B1-THPT Kim Sơn A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 :Một cầu thủ ghi bàn thắng bằng quả phạt đền 11m ; bóng bay sát xà ngang vào gôn .Biết xà ngang cao h=2,5m; khối lượng của quả bóng là 0,5 kg. Hỏi cầu thủ phải chuyền cho bóng một năng lượng tối thiểu cần thiết là bao nhiêu ? cho g=10m/s2 (Đ/a 34(J))
câu 2: Một con lắc đơn treo thẳng đứng, từ vijtris cân bằng kéo con lắc lệch một góc a rồi thả nhẹ tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Biết lực căng dây lớn nhất bằng 1,02 lần lực căng dây nhỏ nhất . giá trị của a là ? (Đ/a 6,6 độ )
câu 3: Hai vật A và B có cùng khối lượng 1kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm , 2 vật được treo vào lò xo có độ cứng k =100N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g=10. lấy [tex]\pi ^{2}=10[/tex] . khi hệ vật vào lò xo đứng yên ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối 2 vật và vật B rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa . lần đầu vật A lên đến vị trí cao nhât hết 0,1pi (s) thì khoảng cách giữa 2 vật là bao nhiêu ? (Đ/a 80cm)
câu 4 : cho cơ hệ như hình vẽ:http://lophocvui.com/wp-content/uploads/2016/02/7.jpg . hệ ở trạng thái cân bằng , lò xo nhẹ vafcacs lực không đáng kể . biết khối lượng 2 vật là m1=6,4kg, m2=4kg ; độ cứng của lò xo k=1600N/m ; lực F tác dụng lên m1 có phương thẳng đứng hướng xuống với độ lớn F=96 N . Ngừng tác dụng lực F đột ngột thì lực nén do khối lượng m2 tcs dụng lên mặt giá đỡ có giá trị nhỏ nhất là ? ( Đ/a 4,5 N)

@trunghieuak53
và các bạn giúp mình nha
giải chi tiết hộ (đáp án thì không biết đúng hay sai đâu nên đừng dựa vào )
cảm ơn mọi người nhiều
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bài 4. Khi nén lò xo xuống lực như trên thì lò nén lại 1 đoạn x = 0,06m. Ngừng lực nén, lò xo sẽ bị bật lại vị trí ban đầu, khi đó vật đang mang động năng là W = kx^2/2 nên sẽ kéo dãn lò xo thêm một đoạn x = 0,06m.

Khi đó lực kéo phát sinh thêm trong lò xo là F = 96N.

Phản lực tác dụng vào sàn khi này: N = P1 + P2 - F = 8N.

Bài 3. Ban đầu lò xo đang dãn x = 20/100 = 10cm. Khi vật 2 bị đứt ra, vật 1 sẽ bị kéo lên vị trí cân bằng mới có x' = 5cm.

Tại vị trí cân bằng này, vật 1 đang có động năng là K.(x - x')^2/2 và sẽ kéo vật đi lên thêm 5 cm nữa.

Vậy so với vị trí ban đầu, vật 1 đang cách 10 cm.

Thời gian 0,1pi (s) vật 2 rơi được khoảng h = 0,5.gt^2 = 50 cm.

Khoảng cách 2 vật là 70 cm (cộng cả chiều dài dây treo).

Bài 2. Tại vị trí con lắc ở cao nhất, nó gần như có vận tốc bằng 0.

Khi đó lực căng Tmin = P.cosa với a là góc hợp bởi dây treo với phương đứng.

Khi ở vị trí thấp nhất, con lắc đang có vận tốc v.

Lực căng khi đó Tmax - P = mv^2/L

Áp dụng bảo toàn năng lượng cho 2 vị trí được. mgL.(1 - cosa) = mv^2/2

Thay Tmax/Tmin = 1,02 sẽ tính được góc a.

Bài 1. Điểm xuất phát là mặt đất. Điểm đến của bóng là xà cao 2,5 cách điểm xuất phát 11m.

Vận tốc là bé nhất khi vecto vận tốc của bóng tại vị trí xuất phát và đích vuông góc nhau.

Gọi a là góc hợp bởi vectơ vận tốc của bóng và phương ngang tại điểm xuất phát, b là góc hợp bởi vectơ vận tốc của bóng so với phương ngang tại xà ngang. a + b = 90 độ.

Phân tích chuyển động của bóng theo các phương.

Theo phương ngang:

Vx = Vcosa.
X = V.cosa.t

Phương đứng:

Vy = Vsina. - gt
Y = Vsina.t - gt^2.2

Thời gian để bóng đến được xà ngang: t = X/Vcosa = 11/Vcosa.

Lúc này vận tốc theo phương đứng tại xà ngang là: V'y = Vsina - g.11/Vcosa = V'.sinb

Vận tốc theo phương ngang tại xà vẫn là: V'x = Vcosa = V'.cosb

Vì a + b = 90 độ nên tana = cotb và ngược lại. Hay ta sẽ có:

tan a = V'x/V'y = V.cosa/(Vsina - g.11/Vcosa)

Thêm pt bảo toàn năng lượng theo phương Oy.

m.(V.sina)^2 = 2gh + m.(V'sinb)^2

Thôi mệt quá, đi chết đây.

667.jpg
 
Last edited:

Trung Lê Tuấn Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng chín 2015
406
865
254
22
Lớp 10B1-THPT Kim Sơn A
Bài 4. Khi nén lò xo xuống lực như trên thì lò nén lại 1 đoạn x = 0,06m. Ngừng lực nén, lò xo sẽ bị bật lại vị trí ban đầu, khi đó vật đang mang động năng là W = kx^2/2 nên sẽ kéo dãn lò xo thêm một đoạn x = 0,06m.

Khi đó lực kéo phát sinh thêm trong lò xo là F = 96N.

Phản lực tác dụng vào sàn khi này: N = P1 + P2 - F = 8N.
mình nghĩ còn thiếu trọng lực nữa nên làm sao bật lại 0.06m được mà thầy mình lại đọc đáp án là 4.5N với trong 4 đáp án không có cái nào bằng 8 N
Bài 3. Ban đầu lò xo đang dãn x = 20/100 = 10cm. Khi vật 2 bị đứt ra, vật 1 sẽ bị kéo lên vị trí cân bằng mới có x' = 5cm.

Tại vị trí cân bằng này, vật 1 đang có động năng là K.(x - x')^2/2 và sẽ kéo vật đi lên thêm 5 cm nữa.

Vậy so với vị trí ban đầu, vật 1 đang cách 10 cm.

Thời gian 0,1pi (s) vật 2 rơi được khoảng h = 0,5.gt^2 = 50 cm.

Khoảng cách 2 vật là 70 cm (cộng cả chiều dài dây treo).
mình cũng ra như vậy nhưng đáp án của thầu khác nên không biết đúng hay sai
Bài 1. Điểm xuất phát là mặt đất. Điểm đến của bóng là xà cao 2,5 cách điểm xuất phát 11m.

Vận tốc là bé nhất khi vecto vận tốc của bóng tại vị trí xuất phát và đích vuông góc nhau.

Gọi a là góc hợp bởi vectơ vận tốc của bóng và phương ngang tại điểm xuất phát, b là góc hợp bởi vectơ vận tốc của bóng so với phương ngang tại xà ngang. a + b = 90 độ.

Phân tích chuyển động của bóng theo các phương.

Theo phương ngang:

Vx = Vcosa.
X = V.cosa.t

Phương đứng:

Vy = Vsina. - gt
Y = Vsina.t - gt^2.2

Thời gian để bóng đến được xà ngang: t = X/Vcosa = 11/Vcosa.

Lúc này vận tốc theo phương đứng tại xà ngang là: V'y = Vsina - g.11/Vcosa = V'.sinb

Vận tốc theo phương ngang tại xà vẫn là: V'x = Vcosa = V'.cosb

Vì a + b = 90 độ nên tana = cotb và ngược lại. Hay ta sẽ có:

tan a = V'x/V'y = V.cosa/(Vsina - g.11/Vcosa)

Thêm pt bảo toàn năng lượng theo phương Oy.

m.(V.sina)^2 = 2gh + m.(V'sinb)^2

Thôi mệt quá, đi chết đây.
cậu không thể gõ công thức à nhìn vậy khó quá
cậu có thể giải tiếp được không
Bài 2. Tại vị trí con lắc ở cao nhất, nó gần như có vận tốc bằng 0.

Khi đó lực căng Tmin = P.cosa với a là góc hợp bởi dây treo với phương đứng.

Khi ở vị trí thấp nhất, con lắc đang có vận tốc v.

Lực căng khi đó Tmax - P = mv^2/L

Áp dụng bảo toàn năng lượng cho 2 vị trí được. mgL.(1 - cosa) = mv^2/2

Thay Tmax/Tmin = 1,02 sẽ tính được góc a.
mình tính ra đúng rồi cảm ơn cậu nhiều
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Bài 1 nói thật là 1 đống công thức rối mù, mình chán quá không muốn làm. :D

Bài 4. Ban đầu lò xo đã được nén sẵn. Lưc nén này cân bằng với trọng lực. Sau đó tác dụng thêm lực F vào.

Bài này mình chỉ xét tăng - giảm lực đàn hồi chứ không xét tổng lực đàn hồi ở từng giai đoạn là bao nhiêu vì nó không cần thiết. Khi ấn xuống lực đàn hồi tăng thêm 96N thì khi lò xo bật lên cao nhất, nó sẽ trả lại nguyên vẹn độ tăng này.

Mình không tin tưởng đáp án của thầy và của người ra đề.
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Mình thử giải bằng lực đàn hồi tuyệt đối nhé:

Ban đầu lò xo nén sẵn 4cm và nằm ở vị trí cân bằng. Khi nén thêm 6cm nữa, ta sẽ có thế năng so với vị trí cân bằng là Kx^2/2. Thế năng này sẽ chuyển thành động năng rồi chuyển thành thế năng của lò xo ở vị trí cao nhất. Tức tại vị trí cao nhất, lò xo có độ dãn so với VTCB là 6cm.

Khi đó độ dãn tuyệt đối của lò xo là 6 - 4 = 2cm.
Lực đàn hồi trong lò xo là Fdh = K.x = 1600.0,02 = 32N.

Áp dụng phương trình cân bằng lực cho vật 2.

N + Fdh = P => N = 8N
 
Top Bottom