Một số bài Hóa Nâng Cao

N

ngobaochauvodich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y, [tex]\frac{10m}{17}[/tex] gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hoà tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu V lít dung dịch HNO3 1M (sản phẩm khử duy nhất là khí NO). Giá trị của V là:
A. 0,88. B. 0,72. C. 0,80. D. 0,48.

Bài 2:
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 43,84. B. 103,67. C. 55,44. D. 70,24.


Bài 3: Dung dịch X chứa các ion với nồng độ như sau: Mg2+ a M; Cl- 0,9M; Fe3+ b M; H+ 0,3 M ; SO42- 0,6M và Al3+ c M. Cho từ từ V ml dụng dịch Ba(OH)2 2M vào 1 lít dung dịch X, để lượng kết tủa thu được là tối đa thì giá trị của V là:
A. 300. B. 525. C. 450. D. 375.


 
K

kienthuc.

Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 43,84. B. 103,67. C. 55,44. D. 70,24.
[TEX]Fe_3O_4+8HCl------>2FeCl_3+FeCl_2+4H_2O[/TEX]
x----------------------------------->2x------->x
[TEX]Cu+2Fe^{2+}------>Cu^{2+}+Fe^{2+}[/TEX]
x<--2x--------------------------->x------>2x

=>135x+127.3x=61,92
=>x=0,12 mol.
=>m = 64.0,12+8,32+232.0,12=43,84g.
Câu A.
 
K

kienthuc.

Mình xin góp ý!

Bài 3: Dung dịch X chứa các ion với nồng độ như sau: Mg2+ a M; Cl- 0,9M; Fe3+ b M; H+ 0,3 M ; SO42- 0,6M và Al3+ c M. Cho từ từ V ml dụng dịch Ba(OH)2 2M vào 1 lít dung dịch X, để lượng kết tủa thu được là tối đa thì giá trị của V là:
A. 300. B. 525. C. 450. D. 375.
Pứ đầu tiên là pứ trung hòa [TEX]H^+[/TEX] =>[TEX]nOH^-[/TEX]=0,3 mol.
Để kết tủa lớn nhất thì lượng ion [TEX]OH^-[/TEX] đưa vào phải kết tủa vừa đủ các ion [TEX]Mg^{2+}, Al^{3+}[/TEX] và [TEX]Fe^{3+}[/TEX] trong dung dịch.
ĐLBTĐT => 2a+3b+3c=[TEX]nOH^-[/TEX]=1,8 mol.
=> Tổng [TEX]nOH^-[/TEX]=2,1 mol.
[TEX]Ba(OH)_2------>Ba^{2+}+2OH^-[/TEX]
=>n[TEX]Ba(OH)_2[/TEX]=1,05 mol =>CM[TEX]Ba(OH)_2[/TEX]=0,525 lít
525 ml.
Câu B.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvanut_73

Bài 1.
[TEX]n_{H_2} = 0,12 => n_{Fe} = 0,12 => m = \frac {17*0,12*56}{7} = 16,32gam[/TEX]

[TEX]=> n_{Cu} = 0,15mol[/TEX]

Vì dùng lượng [TEX]HNO_3[/TEX] tối thiểu nên

[TEX]Fe - 2e --> Fe^{2+}[/TEX]

[TEX]Cu - 2e --> Cu^{2+}[/TEX]

[TEX]NO_3^- + 4H^+ + 3e --> NO + 2H_2O[/TEX]

[TEX]=> n_{H^+} = \frac {4(0,24 + 0,3)}{3} = 0,72mol => V = 0,72 l[/TEX]
 
N

ngobaochauvodich

Giúp mình thêm 2 bài nữa nha,mình viết ptpứ giải thấy lâu quá, có bạn nào giỏi hóa học có cách giải nhanh không?
Cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 400ml dd hh KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thud d X. Cho dd BaCl2 dư vào dd X thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu m(g) rắn. Giá trị m là
A.21,67 B.16,83 C71,91 D48,96

Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) bằng 250 ml dung dịch KOH xM thu được dung dịch A . Nhỏ từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch A thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của x là:
A. 1,5. B. 1,4. C. 0,4. D. 1,2.
 
Top Bottom