Một số bài hoá hay !

F

forever_love_thienthan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 :
Đốt cháy m (g) đồng (II) sunfua trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng (m - 4,8) g. Nung X trong khí NH3 dư tới khối lượng không đổi được chất rắn Y. Hoà tan Y trong dd HNO3 loãng dư thu được V lít khí Z không màu nặng hơn oxi. Giá trị của m và V là :
A. 19,2g và 2,24 lit
B. 28,8g và 1,68 lit
C. 24,0g và 1,68 lit
D. 28,8g và 1,12 lit
Bài 2 :
Khử m gam Fe2O3 bằng CO một thời gian thu được chất rắn X. Hoà tan hết chất rắn X trong dd HNO3 thu được 0.224 lit khí NO (duy nhất đktc). Cô cạn dd thu được 18,15g muối khan. Hiệu suất của phản ứng khử oxit sắt :
A. 26,67%
B. 30,25%
C.13,33%
D.25%
Bài 3 :
Cho 7g hh gồm Fe và Cu (Fe chiếm 40% khối lượng) tác dụng với V ml dd HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd X chỉ chứa muối nitrat kim loại và khí NO (duy nhất) và 4.76g kim loại . Khối lượng muối trong dd X là
A. 9,68g
B. 7,58g
C. 7,20g
D. 6,58g
Bài 4 :
Nhúng thanh kim loại R (hoá trị II ) có khối lượng 9,6g vào dd chứa 0.24 mol Fe(No3)3. Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra, dd thu được có khối lượng bằng khối lượng dd ban đầu. Thanh kim loại sau đó đem hoà tan bằng dd HCl dư thu được 6,272 lit H2 (đktc). Kim loại R là :
A. Zn
B. Mg
C. Cu
D. Ni
Bài 5 :
Hoà tan 19,5g hh X gồm Na2O và Al2O3 vào 500ml dd Y. Dẫn từ từ khí CO2 vào dd Y đồng thời khuấy đều cho đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dừng lại, thấy thể tích khí CO2 (đktc) đã dùng là 2,24 lit. Khối lượng Na2O và Al2O3 trong hh X là
A. 6,2g và 13,3g
B. 12,4g và 7,1g
C. 9,3g và 10,2g
D. 10,85g và 8,65g
 
H

hoangtucatvu

Bài 2 :
Khử m gam Fe2O3 bằng CO một thời gian thu được chất rắn X. Hoà tan hết chất rắn X trong dd HNO3 thu được 0.224 lit khí NO (duy nhất đktc). Cô cạn dd thu được 18,15g muối khan. Hiệu suất của phản ứng khử oxit sắt :
A. 26,67%
B. 30,25%
C.13,33%
D.25%
Chất rắn X gồm: Fe và Fe2O3 dư
ta có nFe=nNO=0,01mol
muối khan là Fe(NO3)3, nFe(NO3)3=0,075mol
Fe----------->
Fe(NO3)3,
0,01 0,01
Fe2O3----------->2Fe(NO3)3,
0,0325 0,065
=> hiệu suất=0,005/(0,005+0,0325)=13,33%
 
H

hoangtucatvu

Bài 3 :
Cho 7g hh gồm Fe và Cu (Fe chiếm 40% khối lượng) tác dụng với V ml dd HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd X chỉ chứa muối nitrat kim loại và khí NO (duy nhất) và 4.76g kim loại . Khối lượng muối trong dd X là
A. 9,68g
B. 7,58g
C. 7,20g
D. 6,58g
ta có mFe=7*40%=2,8g => mCu=4,2g
Ta có mkimloai > mCu => Cu không phản ứng với HNO3 và Fe còn dư
nFe=0,05mol
ta có nFe dư=(4,76-4,2)/56=0,01
=>nFepu=0,04
=>m muoi=0,04*180=7,2
 
H

hoangtucatvu

Bài 5 :
Hoà tan 19,5g hh X gồm Na2O và Al2O3 vào 500ml dd Y. Dẫn từ từ khí CO2 vào dd Y đồng thời khuấy đều cho đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dừng lại, thấy thể tích khí CO2 (đktc) đã dùng là 2,24 lit. Khối lượng Na2O và Al2O3 trong hh X là
A. 6,2g và 13,3g
B. 12,4g và 7,1g
C. 9,3g và 10,2g
D. 10,85g và 8,65g[/QUOTE]
dd Y là dung dịch gì thế bạn ? Hay là bạn ghi nhầm đề rồi!
 
F

forever_love_thienthan

dd Y là dung dịch gì thế bạn ? Hay là bạn ghi nhầm đề rồi!
uhm. Mình xin lỗi nhớ: Hoà tan vào nước được 500ml dd Y


/:)/:)/a gì ơi đap án bài 2 là ý C .4b.5d ah a
đáp án không phải Mg. Làm lại đi nhầm rồi đấy ! ..........................................................

lần sau bạn nhớ dùng nút sửa bài để thêm vào bài viết, tránh câu bài thanks
 
Last edited by a moderator:
L

lan_anh_93

ha cao lại không phải a a làm e xem nào hjhj a làm ra xem e sai ở đâu ạ

:confused::confused::confused:e khônh hiểu a có thể giải thích rõ về khối lượng của CU không a

thế bài 1 thì sao a e không hiểu .thế a giải hộ e nha .trộndd A gồm HCL 1.98M H2SO4 1M.tính Vdd B gồm NAOH 3M BA(OH)24M càn để trung hòa hếtdd A.tính khối lượng kết tủa@-)@-)@-)

lần sau bạn dùng nút sửa bài để thêm vào bài viết, tránh câu bài thanks
 
Last edited by a moderator:
P

pjg_kut3_9x

Bài 1:
2CuS+3O2-> 2CuO+2SO2
m------------------- m-48
3--------------------▲M=16
-> n=[tex]\frac{4.8}{16}[/tex]= 0.3 mol -> mCuS=28.8g
3CuO + 2NH3 -> 3Cu +N2 +3H2O
0.3 ------------------ 0.3
S-2 -> S0 +2e
0.3--------------------------0.6 mol
2N+5 +8e -> N2O+1
0.6-----------0.075
Vì khí không màu mà M>32 nên chỉ có N2O
V=0.075x22.4=1.68l
chọn B
mình còn thắc mắc bài 4,5. Ai làm giùm vs, còn nữa bài 5 "xuất hiện kết tủa " đó là gì, Na2CO3 là muối tan mà?

Bài 3: thể k phải
Fe + HNO3 = Fe(NO3)3 + NO + H2O
thể cho nên mmuối=0.04x242=9.68g chứ, ở đây vẫn là sắt (III) mà, phải k ?
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Bài 5 :
Hoà tan 19,5g hh X gồm Na2O và Al2O3 vào 500ml dd Y. Dẫn từ từ khí CO2 vào dd Y đồng thời khuấy đều cho đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dừng lại, thấy thể tích khí CO2 (đktc) đã dùng là 2,24 lit. Khối lượng Na2O và Al2O3 trong hh X là
A. 6,2g và 13,3g
B. 12,4g và 7,1g
C. 9,3g và 10,2g
D. 10,85g và 8,65g

Na2O + H2O --> 2NaOH
x ----------------------- 2x
2NaOH + Al2O3 -> 2NaAlO2 + H2O
y ------------- 0,5y ----- y
NaOH + CO2 --> Na2CO3 + H2O
(2x -y) --- 0,1

--> [TEX]\left{ 2x - y = 0,1 \\ 62x + 51y = 19,5 [/TEX]
--> x = 0,15, y = 0,2 --> C
 
Y

yuyuvn

Na2O + H2O --> 2NaOH
x ----------------------- 2x
2NaOH + Al2O3 -> 2NaAlO2 + H2O
y ------------- 0,5y ----- y
NaOH + CO2 --> Na2CO3 + H2O
(2x -y) --- 0,1

--> [TEX]\left{ 2x - y = 0,1 \\ 62x + 51y = 19,5 [/TEX]
--> x = 0,15, y = 0,2 --> C

NaOH + CO2 --> NaHCO3
(2x -y) 0,1

Thế này mới đúng mà ^^.

Nhúng thanh kim loại R (hoá trị II ) có khối lượng 9,6g vào dd chứa 0.24 mol Fe(No3)3. Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra, dd thu được có khối lượng bằng khối lượng dd ban đầu. Thanh kim loại sau đó đem hoà tan bằng dd HCl dư thu được 6,272 lit H2 (đktc). Kim loại R là :
A. Zn
B. Mg
C. Cu
D. Ni

Câu này ra Mg mà nhỉ :-? Khi hòa tan vào dung dịch Fe(NO3)3 mà khối lượng dung dịch không đổi -> Fe3+ đã bị xuống Fe2+ (giai đoạn này klg dung dịch tăng do hòa tan R) hết và tất cả hoặc 1 phần Fe2+ đã xuống Fe (giai đoạn này klg dung dịch giảm do R đẩy Fe ra khỏi dung dịch). Từ đây có thể khẳng định là kim loại phải có M nhỏ hơn Fe (thì giai đoạn 2 klg dung dịch mới giảm đc). Nhìn đáp án suy ra Mg.
Nếu tiếp tục giải thì: ở giai đoạn 1 thanh kim loại đã mất 0,24e cho Fe3+ (R tan luôn vào dd), giai đoạn 2 thì bảo toàn e, bao nhiêu R vào dung dịch thì bấy nhiêu Fe bám vào thanh KL.
=> [TEX]n_R=\frac{n_e}{2}=\frac{2n_{H_2}+0,24}{2}=0,4[/TEX]
=> M=24.


Bài 3: thể k phải
Fe + HNO3 = Fe(NO3)3 + NO + H2O
thể cho nên mmuối=0.04x242=9.68g chứ, ở đây vẫn là sắt (III) mà, phải k ?

Kim loại dư nên Fe3+ đã bị khử xuống Fe2+ hết rồi.
 
Last edited by a moderator:
N

nishiwodebao381

Bài 2 :
Khử m gam Fe2O3 bằng CO một thời gian thu được chất rắn X. Hoà tan hết chất rắn X trong dd HNO3 thu được 0.224 lit khí NO (duy nhất đktc). Cô cạn dd thu được 18,15g muối khan. Hiệu suất của phản ứng khử oxit sắt :
A. 26,67%
B. 30,25%
C.13,33%
D.25%

Tổng mol sắt là 0,075 mol => mX = (0,075*56-5,6*3*0,224/22,4)/0,7 = 5,76
=> Hiệu suất : ( 6-5,76)/(0,075*1,5*16) = 13,33%
 
Top Bottom