Hóa 10 Một nguyên tố có 3 trị số năng lượng ion hoá đầu tiên (tính ra kJ/mol) là: 11800; 500; 7300.

isso

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2022
123
75
46
23
Cà Mau
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2. Một nguyên tố có 3 trị số năng lượng ion hoá đầu tiên (tính ra kJ/mol) là: 11800; 500; 7300.

a. Hãy chỉ ra năng lượng ion hoá thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tố.

b. Nguyên tố đã cho là nguyên tố nào trong 3 nguyên tố sau đây: Zn, Li, Cl. Vì sao?
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
2. Một nguyên tố có 3 trị số năng lượng ion hoá đầu tiên (tính ra kJ/mol) là: 11800; 500; 7300.

a. Hãy chỉ ra năng lượng ion hoá thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tố.

b. Nguyên tố đã cho là nguyên tố nào trong 3 nguyên tố sau đây: Zn, Li, Cl. Vì sao?
ice plan
a. Vì càng tách e ở các lớp bên trong thì lực đẩy + lực chắn của các e ngày càng tăng nên việc tách e ngày càng khó. Ta có: [imath]I_{1}<I_{2}<I_{3}[/imath]
Do đó, [imath]\begin{cases} I_1 = 500\\ I_2= 7300\\ I_3 =11800 \end{cases}[/imath] (kJ/mol)

b. So sánh: [imath]\dfrac{I_1}{1} << \dfrac{I_2}{2} < \dfrac{I_3}{3}[/imath]
Do đó mà ta suy ra được khi tách e thứ 2 ra cần 1 năng lượng rất lớn do cấu hình e của nguyên tử sau lần tách e thứ nhất đạt bão hòa hoặc bán bão hòa.
- Viết cấu hình e các nguyên tử:
• Cấu hình e của Li: [imath]1s^22s^1[/imath]
• Cấu hình e của Cl: [imath][Ne]3s^23p^5[/imath]
• Cấu hình e của Zn: [math][Ar]3d^{10}4s^2[/math]- Viết cấu hình e các nguyên tử sau khi tách 1e:
• [imath]Li^+: 1s^2[/imath] (Cấu hình bão hòa)
• [imath]Cl^+:[Ne]3s^23p^4[/imath] (Không phải cấu hình bão hòa / bán bão hòa) => loại
• [imath]Zn^+:[Ar]3d^{10}4s^1[/imath] (Cấu hình bán bão hòa) nhưng trường hợp này loại vì: Cấu hình e của Zn ờ mức bão hòa rồi => sang bán bão hòa việc tách e dễ dàng hơn so với ban đầu => việc I1 đang là 500 nhảy sang I2 vụt lên 7300 có vẻ không ổn.
=> Tóm lại, nguyên tố đó là Liti (Li).
 
Last edited:

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,481
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
a. Vì càng tách e ở các lớp bên trong thì lực đẩy + lực chắn của các e ngày càng tăng nên việc tách e ngày càng khó. Ta có: [imath]I_{1}<I_{2}<I_{3}[/imath]
Do đó, [imath]\begin{cases} I_1 = 5000\\ I_2= 7300\\ I_3 =11800 \end{cases}[/imath] (kJ/mol)

b. So sánh: [imath]\dfrac{I_1}{1} << \dfrac{I_2}{2} < \dfrac{I_3}{3}[/imath]
Do đó mà ta suy ra được khi tách e thứ 2 ra cần 1 năng lượng rất lớn do cấu hình e của nguyên tử sau lần tách e thứ nhất đạt bão hòa hoặc bán bão hòa.
- Viết cấu hình e các nguyên tử:
• Cấu hình e của Li: [imath]1s^22s^1[/imath]
• Cấu hình e của Cl: [imath][Ne]3s^23p^5[/imath]
• Cấu hình e của Zn: [math][Ar]3d^{10}4s^2[/math]- Viết cấu hình e các nguyên tử sau khi tách 1e:
• [imath]Li^+: 1s^2[/imath] (Cấu hình bão hòa)
• [imath]Cl^+:[Ne]3s^23p^4[/imath] (Không phải cấu hình bão hòa / bán bão hòa) => loại
• [imath]Zn^+:[Ar]3d^{10}4s^1[/imath] (Cấu hình bán bão hòa) nhưng trường hợp này loại vì: Cấu hình e của Zn ờ mức bão hòa rồi => sang bán bão hòa việc tách e dễ dàng hơn so với ban đầu => việc I1 đang là 500 nhảy sang I2 vụt lên 7300 có vẻ không ổn.
=> Tóm lại, nguyên tố đó là Liti (Li).
Nguyễn Linh_2006Chị ơi khúc I1/1 < I2/2 < I3/3 vì sao mình lại có đc như thế ? từ đó vì sao có thể biết được tách e 2 cần năng lượng lớn ? :>
 
View previous replies…

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Chị ơi khúc I1/1 < I2/2 < I3/3 vì sao mình lại có đc như thế ? từ đó vì sao có thể biết được tách e 2 cần năng lượng lớn ? :>
Myfriend_FPTMình so sánh á em
I1/1 = 500
I2/2 = 3600
I3/3 = 3900
Em thấy I1/1 nhỏ hơn rất rất nhiều so với I2/2 (kí hiệu là <<), còn I2/2 nhỏ hơn 1 xíu so với I3/3 (kí hiệu <)
Bắt đầu sang I2 thì năng lượng cần cung cấp để tách e tăng vụt lên, tức là tách e thứ 2 ra cần 1 năng lượng lớn.
Em hiểu khái niệm năng lượng ion hóa rồi không không?
 

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,481
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Mình so sánh á em
I1/1 = 500
I2/2 = 3600
I3/3 = 3900
Em thấy I1/1 nhỏ hơn rất rất nhiều so với I2/2 (kí hiệu là <<), còn I2/2 nhỏ hơn 1 xíu so với I3/3 (kí hiệu <)
Bắt đầu sang I2 thì năng lượng cần cung cấp để tách e tăng vụt lên, tức là tách e thứ 2 ra cần 1 năng lượng lớn.
Em hiểu khái niệm năng lượng ion hóa rồi không không?
Nguyễn Linh_2006Cái sau em hiểu em không hiểu chỗ tại sao lại chia 1,2,3 ấy chị
 

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
18
Bình Định
Cái sau em hiểu em không hiểu chỗ tại sao lại chia 1,2,3 ấy chị
Myfriend_FPTThật ra em không cần chia cũng được nha , ta thấy [imath]I_2 >> I_1[/imath] nên suy ra việc tách e thứ 2 khó khăn ( việc tách e xảy ra ở một lớp khác hoặc tách e từ cấu hình bão hòa, bán bão hòa).
 
Top Bottom