Một câu trong đề thi thử của trường KHTN

P

phamduchung811

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cường độ dòng điện tức thời của dòng điện xoay chiều chạy qua một điện trở R tuân theo quy luật [TEX]i=6,28sin100\pi t[/TEX] (A).Điện lượng chạy qua điện trở này trong thời gian 5 phút là:
A.600C B.1200C C.1800C D.2400C

Giúp mình với. Cảm ơn trước :D
 
H

hoathan24

mình không chắc lắm câu này nhưng vẫn post lời giải mọi người cùng góp ý nha

ta có Io=Qo_Omega =>Qo=0,02 Culong
trong 5 phút tức 15000 chu kỳ mà mỗi chu kỳ có 2 lần Qmax => điện lượng qua điên trở trong 5 phút là 15000.2.0,02=600 culong
thực ra chưa làm bao h nhưng mình suy nghĩ thế nào nói thế ấy có sai mong mọi người thông cảm :D
 
R

rocky1208

Cường độ dòng điện tức thời của dòng điện xoay chiều chạy qua một điện trở R tuân theo quy luật [TEX]i=6,28sin100\pi t[/TEX] (A).Điện lượng chạy qua điện trở này trong thời gian 5 phút là:
A.600C B.1200C C.1800C D.2400C

Giúp mình với. Cảm ơn trước :D

[TEX]T=0,02 (s)[/TEX]
5 phút = 300 (s) = 15000 lần T
[TEX]I_0=\omega Q_0\Rightarrow Q_0\approx 0,02 (C)[/TEX]

Một chu kỳ sẽ vận chuyển [TEX]4Q_0[/TEX] -> 15000 vận chuyển: [TEX]1200 (C)[/TEX]

p/s: cái này tương tự 1 chu kỳ con lắc chạy hết 4A :)
 
P

phamduchung811

Cho em hỏi tại sao trong một chu kì điện lượng là [TEX]4Q_0[/TEX] mà không phải là 0 ạ. Anh có thể nói rõ hơn được không ạ :D
 
R

rocky1208

Cho em hỏi tại sao trong một chu kì điện lượng là [TEX]4Q_0[/TEX] mà không phải là 0 ạ. Anh có thể nói rõ hơn được không ạ :D

Cái này nó cũng "cảm tính" lắm. Còn tuỳ cái "ý của người ra đề" nó thê nào nữa ;) Nếu "ý người ta" là giá trị đại số -> trong 1 chu kỳ điện lượng sẽ = 0, nửa chu kỳ đầu vận chuyển điện tích từ A đến B thì nửa chu kỳ sau lại làm ngược lại (do dòng điện đảo chiều). Còn nếu "ý người ta" là xét độ lớn thôi, thì làm như cách anh làm :)

p/s: Haizzz .... thi khối A phải toàn diện em ạ, phải giỏi cả tâm lý học nữa :(
 
D

dinhthuyan

anh ơi, dạng bài này làm ntn
trong thí nghiệm yong về giao thoa ánh sáng, a=0.5mm, khoảng cách d=2m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng 450 nm và 600 nm. Trên màn quan sát gọi hai điểm M,N là hai điểm nằm cùng phía so vs vân trung tâm và cách vân trung tâm 5.5 mm, và 22mm. Trên MN, số vị trí vân sáng trùng nhau là?
4 4 2 3

anh ơi, mình có cần ôn phần giao thoa ánh sáng khe thấu kính hoặc gương phẳng đặt trước khe young ko anh? phức tạp quá
 
R

rocky1208

anh ơi, dạng bài này làm ntn
trong thí nghiệm yong về giao thoa ánh sáng, a=0.5mm, khoảng cách d=2m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng 450 nm và 600 nm. Trên màn quan sát gọi hai điểm M,N là hai điểm nằm cùng phía so vs vân trung tâm và cách vân trung tâm 5.5 mm, và 22mm. Trên MN, số vị trí vân sáng trùng nhau là?
4 4 2 3

anh ơi, mình có cần ôn phần giao thoa ánh sáng khe thấu kính hoặc gương phẳng đặt trước khe young ko anh? phức tạp quá

1. Có 3 vân sáng trùng nhau.

[TEX]i_1=1,8 (mm)[/TEX]
[TEX]i_2=2,4 (mm)[/TEX]

Vân trùng -> [TEX]k_1i_1=k_2i_2 \Rightarrow k_1=\frac{4}{3}k_2[/TEX]. Vậy k2 chia hết cho 3. (1)

Do vị trí x=5,5 mm và x=22 mm là cùng phía, nên toạ độ vân sáng của 2 bức xạ phải trong khoảng này -> [TEX]5,5\leq k_2i_2\leq 22 \Rightarrow 2,4 \leq k_2 \leq 9,2[/TEX] (2)

Kết hợp (1) và (2) ta có 3 vân trùng ứng với [TEX]k_2=3, 6, 9[/TEX]

2. Có phải ôn giao thoa ánh sáng khe thấu kính hoặc gương phẳng đặt trước khe young ko?

Rep: cái này thì thực sự anh ko biết. Nếu biết thì anh đã liên hệ mấy quán phô tô bán phao kiếm lời rồi ;) Nhưng theo những đề thi năm trước thì ko thấy có dạng này. Vì vậy năm nay có thể sẽ ko ra, hơn nữa Bộ đã hô hào là "bám sát tinh thần sách giáo khoa" mà :) Tuy nhiên để yên tâm em cứ học thuộc mấy cái công thức mỳ ăn liền của nó. Nhỡ nó có ra thì còn ngọ nguậy được :))

p/s: có gì đừng có đổ tại anh xui dại nhé ;)
 
H

hoathan24

[TEX]T=0,02 (s)[/TEX]
5 phút = 300 (s) = 15000 lần T
[TEX]I_0=\omega Q_0\Rightarrow Q_0\approx 0,02 (C)[/TEX]

Một chu kỳ sẽ vận chuyển [TEX]4Q_0[/TEX] -> 15000 vận chuyển: [TEX]1200 (C)[/TEX]

p/s: cái này tương tự 1 chu kỳ con lắc chạy hết 4A :)
em tưởng trong một chu kỳ có 2 lần Qo max thì nó chỉ chạy hết đấy là thôi
 
R

rocky1208

em tưởng trong một chu kỳ có 2 lần Qo max thì nó chỉ chạy hết đấy là thôi

Đúng là mỗi chu kỳ nó có 2 lần đạt cực đại nhưng em chú ý câu hỏi là "lượng điện tích được vận chuyển trong 1T". Em nhìn hình vẽ nhé:

49.png


Hình trên là đồ thị cho 1 chu kỳ . Từ A-> B nó vận chuyển được [TEX]Q_0[/TEX] đúng ko? Khi từ B-> C nó lại vận chuyển tiếp [TEX]Q_0[/TEX] nữa. Tương tự cho đoạn từ C->D, từ D ->E. Tổng cộng là [TEX]4Q_0[/TEX]

Em chú ý cái p/s cuối của anh ở bài trên: Trường hợp này giống như con lắc dao động điều hoà, 1 chu kỳ no đi hết được 4A, trong khi rõ ràng 1 chu kỳ chỉ có 2 lần nó chạm biên :)
 
Top Bottom