một bài toán về khoảng cách nữa

N

nguyendinhst

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: Chóp SABC ñáy ABC là tam giác vuông cân A, AB = a, góc giữa các cạnh bên và mặt đáy bằng 60 độ. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC theo a.
lời giải như sau (trích):
- Gọi H là hình chiếu của S trên (ABC).
Ta có góc SAH = góc SBH = góc SCH = 60 độ
suy ra AH = BH = CH suy ra H là trung điểm của BC
- Gọi D là điểm đối xứng với A qua H => AB//CD => AB//(SCD)
=> d(AB,SC) = d(AB(SCD))=d(A,(SCD)).
- Gọi E là trung điểm của CD. Khi đó (SHE)⊥ (SCD) theo giao tuyến SE...
ở đây mình không hiểu tại sao ta suy ra được AH=BH=CH rồi suy ra H là trung điểm của BC
mong các bạn giải thích giúp sin cám ơn nhiều
 
N

nguyenbahiep1

Đề: Chóp SABC ñáy ABC là tam giác vuông cân A, AB = a, góc giữa các cạnh bên và mặt đáy bằng 60 độ. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC theo a.
lời giải như sau (trích):
- Gọi H là hình chiếu của S trên (ABC).
Ta có góc SAH = góc SBH = góc SCH = 60 độ
suy ra AH = BH = CH suy ra H là trung điểm của BC
- Gọi D là điểm đối xứng với A qua H => AB//CD => AB//(SCD)
=> d(AB,SC) = d(AB(SCD))=d(A,(SCD)).
- Gọi E là trung điểm của CD. Khi đó (SHE)⊥ (SCD) theo giao tuyến SE...
ở đây mình không hiểu tại sao ta suy ra được AH=BH=CH rồi suy ra H là trung điểm của BC
mong các bạn giải thích giúp sin cám ơn nhiều

xét 3 tam giác SHA , SHC , SHC

bằng nhau

nên HA = HB = HC

HB = HC = HA tức H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông nằm tại trung điểm cạnh huyền

nên H là trung điểm BC


TÓm lại : khi hình chóp có các cạnh bên tạo với đáy cùng 1 góc thì chân đường cao nằm tại tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy
 
N

nguyendinhst

xét 3 tam giác SHA , SHC , SHC

bằng nhau

nên HA = HB = HC

HB = HC = HA tức H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông nằm tại trung điểm cạnh huyền

nên H là trung điểm BC


TÓm lại : khi hình chóp có các cạnh bên tạo với đáy cùng 1 góc thì chân đường cao nằm tại tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy

cám ơn thầy nhiều lắm, nhưng mà thầy ơi có phải lập luận của bài giải hơi ngược đúng không thầy, có nghĩa là ta đã biết chân đường cao của chóp nằm tại trung điểm BC nên ta mới suy ra HA=HB=HC đúng không thầy
 
N

nguyenbahiep1

cám ơn thầy nhiều lắm, nhưng mà thầy ơi có phải lập luận của bài giải hơi ngược đúng không thầy, có nghĩa là ta đã biết chân đường cao của chóp nằm tại trung điểm BC nên ta mới suy ra HA=HB=HC đúng không thầy

ko hề ngược em đọc kĩ lời giải thích trên của tôi là hiểu...................................................................
 
Top Bottom