Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người >>>>

N

nhomhocpro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 13: Hòa tan m gam hh X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y . Chia Y 2 phần bằng nhau.
Phần 1 : cho khí H2S dư vào được 1,28 g kết tủa.
Phần 2 : cho Na2S dư vào được 3,04 g kết tủa. Giá trị của m là :

A. 10,2 g B. 9,2 g C. 8,4 g D. 14,6 g


Câu 7: Hòa tan m gam Fe3O4 trong 425 ml dung dịch HCl 2,0 M , sục một lượng ôxi vào dung dịch thu được, nhận được một dung dịch X. X làm mất màu 100 ml dung dịch Br2
0,25 M. Giá trị của m :
A. 11,6 g B. 46,4 g C. 32,8 g D. 23,2 g


Câu 9: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit?
H2N-CH2-CO-NH-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH2-CH2-CO-HN-CH2-COOH
CH3 C6H5
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.



Câu 7: Dung dịch X chứa các ion với nồng độ như sau: Mg2+ a M; Cl- 0,9M; Fe3+ b M; H+ 0,3 M ; SO42- 0,6M và Al3+ c M. Cho từ từ V ml dụng dịch Ba(OH)2 2M vào 1 lít dung dịch X, để lượng kết tủa thu được là tối đa thì giá trị của V là:
A. 375. B. 450. C. 300. D. 525.
 
T

toansssssss

Câu 13: phần 1 thì CuCl2 tác dụng với H2S --> tính molCuCl2
phần 2 thì cả hai tác dụng với Na2S --> tính mol FeCl3
Câu 7: câu này cuối cùng đều ra Fe3+ nên bạn chỉ việc tính mol Br- và Cl- rồi áp dụng định luật bảo toàn mol e để tính mol Fe3+
Câu 7(dưới):để lượng kết tủa cực đại thì mol OH- = 0.9 + 0.3 + 0.6 --> tính mol Ba(OH)2
 
J

jujioka93

Câu 13: Hòa tan m gam hh X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y . Chia Y 2 phần bằng nhau.
Phần 1 : cho khí H2S dư vào được 1,28 g kết tủa.
Phần 2 : cho Na2S dư vào được 3,04 g kết tủa. Giá trị của m là :

A. 10,2 g B. 9,2 g C. 8,4 g D. 14,6 g.

câu này ở 2 TH đều có kết tủa
phần 1) kết tủa CuS và S
2FeCl3 + H2S -----> 2FeCl2 + S+ 2HCl
CuCl2+H2S------->CuS+2HCl

phần 2) kết tủa là CuS , FeS,S
CuCl2+Na2S----->Cus+2NaCL
2FeCl3+3Na2S------>2Fes + S +6NaCl

mFes=3,04-1,28\RightarrownFeS=0,02
nFeCl3=0,02\RightarrownCuS=0,01
m ban đầu =2(0,02*162,5+0,01*135)=9,2g
 
T

thanhduc20100

Câu 7: Dung dịch X chứa các ion với nồng độ như sau: Mg2+ a M; Cl- 0,9M; Fe3+ b M; H+ 0,3 M ; SO42- 0,6M và Al3+ c M. Cho từ từ V ml dụng dịch Ba(OH)2 2M vào 1 lít dung dịch X, để lượng kết tủa thu được là tối đa thì giá trị của V là:
A. 375. B. 450. C. 300. D. 525.
[TEX]{Ba}^{2+}+{SO4}^{2-}------->BaSO4[/TEX]
0.6<---0.6
Trong dung dịch còn lại điện tích âm [TEX]{Cl}^{-}=0.9[/TEX]=> Phải còn thêm Ba2+ dư để trung hòa về điện=> [TEX]{n}_{{Ba}^{2+}}=0.9/2=0.45[/TEX]
=> [TEX]{n}_{Ba2+}=0.45+0.6=1.05[/TEX]=> [TEX]V=\frac{1.05}{2}=0.525(lit)=525ml[/TEX]



Liên kết peptit là liên kết giữa CO-NH:D.............................
Cái này sai nhé, không phải cứ có liên kết CO-NH là liên két peptit đâu mà phải là giữa 2 đơn vị [TEX]\alpha -amino axit[/TEX] thì mới được gọi như vây:D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom