mong mọi người giúp đỡ nhiều ;)) tks trước nhá

H

hoa_dh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:1 nonapeptit có CT: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Ary
a) khi tác dụng hoàn toàn peptit này thì thu được mấy loại anpha-aminoaxit; số lượng phân tử tùng loại
b)Số liên kết peptit trong phân tử nonapeptit
c) khi tác dụng hoàn toàn peptie này có thể thu được bao nhiêu tripeptit Phe(phenylamin)
Câu 2:Có 3 chất A,B,C cùng công thức phân tử C3H7O2N có nhóm chức # nhau; A,B có tính lưỡng tính .C tác dụng với hidro mới sinh (tạo từ Fe và HCl).Xác định công thức phân tử A,B,C
Câu 3: Hãy nhận biết: CH3NH2, NH2CH2COOH, CH3COOH, c6h5nh2,lòng trắng trứng, (NH2)2RCOOH
 
H

hazamakuroo

Thầy Ơi giúp em BT vs !!

Câu 1: Nung 8.08(g) một muối A thu được các sản phẩm khí và 1.6(g) một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dd NaOH 1.2% ở điều kiện xác định (tác dụng vừa đủ) và được một dd gồm một muối có nồng độ 2.47%. Viết CTCT của muối A nếu khi nung số oxi hóa của kim loại không biến đổi.
A. Fe(NO3)3. 18H2O
B. Fe(NO3)3. 9H2O
C. Cu(NO3)2. 18H2O
D. Cu(NO3)2. 9H2O


 
H

hocmai.hoahoc

Câu 1: Nung 8.08(g) một muối A thu được các sản phẩm khí và 1.6(g) một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dd NaOH 1.2% ở điều kiện xác định (tác dụng vừa đủ) và được một dd gồm một muối có nồng độ 2.47%. Viết CTCT của muối A nếu khi nung số oxi hóa của kim loại không biến đổi.
A. Fe(NO3)3. 18H2O
B. Fe(NO3)3. 9H2O
C. Cu(NO3)2. 18H2O
D. Cu(NO3)2. 9H2O
Áp dụng BTKL tính đc m(hh khi)= mA - m chat ran = 6.48(g)
nNaOH= 0.06 (mol)
=> mdd muối= 6.48 + 200 = 206.48(g)
=> m muối = 5.1(g)
=> m(gốc axit trong muối)= 5,1- 23*0,06 = 3.72(g)
giả sử:
* muối thu đc NaX => M (gốc axit) = 62 => NO3-
* muối thu đc Na2X => M(gốc axit) = 124 => ko có gốc nào
Vậy gốc muối là NO3- tức khí NO2 và muối A là muối Nitrat

Dựa vào đáp án, phản ứng nhiệt phân xảy ra theo (1) hoặc (2)
2M(NO3)3 --> M2O3 + 6NO2 + 3/2O2(1)
M(NO3)2 ---> MO + 2NO2 + 1/2O2 (2)
Ta có m(khí): 6.48(g), trong đó n(NO2) = 0.06 => tổng mol khí: 3.24 < đề cho
=> Vậy muối A là tinh thể hyđrat. => m(H2O) = 3.24(g); => n(H2O) = 0.18
TH1: n(M2O3) = 0.01 => m(M2O3) = 160 => M là Fe
TH2: N(MO) = 0.03 => M(MO) = 53.3 => không có giá trị của M thỏa mãn
Vậy kết luận muối A là Fe(NO3)3.nH2O
dựa vào quan hệ số mol giữa Fe(NO3)3 và H2O => n = 9
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 1:1 nonapeptit có CT: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Ary
a) khi tác dụng hoàn toàn peptit này thì thu được mấy loại anpha-aminoaxit; số lượng phân tử tùng loại
b)Số liên kết peptit trong phân tử nonapeptit
c) khi tác dụng hoàn toàn peptie này có thể thu được bao nhiêu tripeptit Phe(phenylamin)
Câu 2:Có 3 chất A,B,C cùng công thức phân tử C3H7O2N có nhóm chức # nhau; A,B có tính lưỡng tính .C tác dụng với hidro mới sinh (tạo từ Fe và HCl).Xác định công thức phân tử A,B,C
Câu 3: Hãy nhận biết: CH3NH2, NH2CH2COOH, CH3COOH, c6h5nh2,lòng trắng trứng, (NH2)2RCOOH
Câu 2:
A, B là HOOC-C2H4-NH2 và CH3CH(NH2)COOH
C là CH2=CH-COONH4, liên kết đôi C=C tham gia vào phản ứng cộng với H mới sinh.
Em có thể tham khảo bài viết sau :
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1698998
 
Top Bottom