Mong chỉ giáo : Câu hỏi sinh học

K

khoa_vtp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em có một số bài !
Mong mọi người chỉ giáo !!!
-------------------------0------0-0---0-0-

Câu 1 : Tại sao nói tế bào là một tổ chức sống cơ bản của cơ thể sống ?
Câu 2 : Tại sao thành phần các nguyên tố hoá học có trong tế bào của các loài sinh vật về cơ bản lại giống nhau ?
Câu 3 : So sánh điểm khác nhau về chức năng giữa ti thể và lục lạp ?

Câu 4 : Làm sao các nhà khoa học có thể biết được nguyên tố hoá học nào tham gia cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể sống ?
Câu 5 : Sự khuyếch tán của các chất qua màng tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Câu 6 : Tại sao nói enzim có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất sống trong tế bào ?

Câu 7 : Tại sao nước là dấu hiệu đầu tiên mà các nhà khoa học cần xác định ?
Câu 8 : Trình bày thí nghiệm chứng minh nhân chứa thông tin di truyền của tế bào ?
Câu 9 : Nêu cấu trúc của ATP và giải thích vì sao ATP được coi là “đồng tiền năng lượng ” của tế bào ?

Câu 10 : Tại sao cũng chỉ 4 loại Nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm rất khác nhau ?
Câu 11 Phân phiệt giữa thực bào và ẩm bào ?
Câu 12 : Giải thích thuật ngữ “ Rối loạn chuyển hoá ” trong chuyển hoá vật chất của tế bào ?

Câu 13 : Đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp tế bào có thể sửa chữa được thông tin di truyền một khi sai sót?
Câu 14 : Khi tiến hành quá trình ẩm bào làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần đưa vào tế bào trong số hàng loạt các chất ở xung quanh ?
Câu 15 : Tế bào tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất như thể nào ?

Câu 16 : Tại sao lại phải cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau ?
Câu 17 : Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương ?
Câu 18 : Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia chất tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của enzim ? Giải thích ?

Câu 19 : Thế nào là vận chuyển chủ động ? Cho ví dụ về vận chuyển chủ động ?
Câu 20: Điểm khác nhau giữa pha sáng và pha tối của quang hợp ?
Câu 21 : Tại sao người ta lại cho rằng bệnh ung thư có thể xem như là bệnh điều hoà phân bào ?


Câu 22 : Sự khác biệt về vai trò của nguyên tố hóa học tạo nên chất sống và chất không sống là gì ?
Câu 23 : Giải thích nguồn gốc oxi trong quang hợp ?
Câu 24 : Giải thích nguồn gốc của các loại biến dị tổ hợp có trong quá trình giảm phân ?

Câu 25: Nêu những đặc điểm về cấu trúc hoạt động của ADN đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền ổn định trong cơ thể sống ?
Câu 26 : Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của 1 enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm, thậm chí bị mất hoàn toàn ?
Câu 27 : Hoạt động nào của NST dẫn tới hiện tượng số lương NST sau khi nguyên phân vẫn giữ nguyên ở tế bào mẹ ?
Câu 28 : Thế nào là vận chuyển thụ động ? Sự khuyếch tán của các chất ra vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Câu 29 : Quá trình hô hấp tế bào của 1 vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh hay yếu ? Vì sao ?
Câu 30 : Cơ chế nào giúp duy trì và ổn định bộ NSt của loài ?
 
Last edited by a moderator:
T

tinaphan

Câu 1

- Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào (tế bào là cấp đơn giản nhất cấu tạo nên một cơ thể sống).
- Tế bào có đủ các dấu hiệu đặc trựng của sự sống: trao đổi chất với môi trường bên ngoài và có khả năng sinh sản
- Sự sống chỉ biểu hiện bắt đầu từ cấp tế bào
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong các cấp tổ chức của cơ thể sống

Câu 2

Đã giải: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20110731055251AArcvoa

Câu 3

Đã giải: https://answers.yahoo.com/question/index?qid=20080102030746AAFMJBr
 
Last edited by a moderator:
T

tinaphan

Câu 5

- Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa của chúng.

Câu 6

– Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm.
– Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
– Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá.
– Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích lũy lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.

Câu 8

- Thí nghiệm: tách nhân ra khỏi 1 tế bào, tế bào đó chỉ có khả năng lớn lên mà không có khả năng sinh sản (quá trình nguyên phân), tế bào đó sau này sẽ chết đi nhanh hơn tế bào bình thường.

Câu 9

+ Cấu tạo của ATP :
- ATP gồm bazơnitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.
- 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.

+ ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào:
- Vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphat cuối cùng
- Mọi hoạt động của tế bào đều cần ATP

Câu 10

Đã giải: https://answers.yahoo.com/question/index?qid=20091209184130AAXjsKk

Câu 11

Đã giải: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20111210074615AATPvNf

Câu 13

- Do nó có 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS nên khi 1 mạch xảy ra sự cố thì mạch còn lại sẽ đóng vai trò là mạch gốc để sửa chữa.

Câu 14

- Trên màng tế bào có các thụ thể có thể liên kết đặc hiệu với một số chất nhất định. Vì vậy tế bào có thể chọn được các chất nhất định để vận chuyển vào trong tế bào bằng con đường thực bào

Câu 15

- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim thông qua sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.

Câu 16

- Cơ thể chúng ta ko tự tổng hợp tất cả các acid amin, acid amin được lấy từ ngoài môi trường thông qua thức ăn là prôtêin, khi vào cơ thể dưới tác dụng của các enzym tiêu hoá phân huỷ thành các acid amin,sau đó tham gia tổng hợp thành prôtêin của cơ thể, bởi vì prôtêin của cơ thể ko giống với prôtêin trong thức ăn. Mỗi loại thực phẩm chỉ có 1 hoặc 1 số loại prôtêin,mà cơ thể thì cần nhiều loại acid amin khác nhau (trong cơ thể người có khoảng 20 loại acid amin ~> cần các prôtêin khác nhau mới cung cấp đủ acid amin cho cơ thể) ~> cần ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau

Câu 17

Đã giải: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100313220230AA5ZQNR

Câu 18

Đã giải: http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=34941&p=82465#post82465
 
Last edited by a moderator:
T

tinaphan

Câu 19

- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều gradien nồng độ).
- Vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng.
VD: vận chuyển ion, Na, K ...

Câu 20

- Pha sáng cung cấp năng lượng ATP, NADPH cho pha tối thực hiện quá trình cố định CO2..
- Pha tối trả lại ADP, NADP+cho pha sáng

Câu 21

- Bệnh ung thư có thể xem như là bệnh rối loạn điều hòa phân bào vì chu kì tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa tinh vi . Nếu chu kì tế bào được điều hòa thì sự phân bào diễn ra bình thường, khi đó cơ thể sinh trưởng phát triển bình thường. Các tế bào ung thư đã thoát ra khỏi sự điều hòa phân bào nên phân chia liên tục tạo nên các khối u trong cơ thể ~> sinh bệnh

Câu 23

Đã giải: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20101213003933AArVLZI

Câu 25

Đã giải: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1967772&postcount=17

Câu 26

- Vì enzim có bản chất là protein nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị biến tính và mất chức năng xúc tác.

Cây 28

- Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa của chúng.
 
Top Bottom