Mong các bạn giải đáp giúp mình 2 câu khó trong đề thi thử

S

shawinding

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Chiết suất của một loại thuỷ tinh với ánh sáng đỏ có bước sóng lamda đỏ=0,7.10^(-6) m là 1,62,đối với ánh sáng tím có bước sóng lamda tím =0,4.10^(-6)m la 1,66.Chiết suất của loại thuỷ tinh đó với ánh sáng màu lục là 1,63.Bước sóng của ánh sáng lục đó xấp xỉ bằng :
A. 0,533 .10^(-6)m B. 0,568 .10^(-6)m C. 0,545 .10^(-6)m D. 0,5.10^(-6)m

Câu 2 :Một mạch dao động LC lí tưởng có tần số dao động riêng f =50MHz.Mạch này nối tiếp với một ăng ten để thu sóng điện từ.Giả sử 2 sóng điện từ có cùng năng lượng nhưng có tần số các tần số tương ứng f1=52 MHz, f2=55MHz truyền vào ăng ten. Gọi biên độ dao động của mạch ứng với 2 tần số này là A1 va A2 thì kết luận nào sau đây đúng :
A. A1=A2 B. Chưa đủ điều kiện so sánh A1 và A2 C.A1<A2 D. A1>A2

Mong các bạn giúp đỡ.Mình xin cảm ơn nhiều!
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Câu 1:
Em áp dụng mối liên hệ giữa chiết suất và bước sóng để giải nhé:
[TEX]n=A+\frac{B}{\lambda ^2}[/TEX]
Câu 2:
Câu này đáp án B nhé, vì không biết hỏi về biên độ của yếu tố nào: điện tích hay dòng điện hay hiệu điện thế?
 
L

lache

đọ chênh lệch giữa f1 và f ; f2 và f chênh lêch nhỏ thì biên độ lớn( phần dao đông cưỡng bức)
 
P

parabolpro

Thắc mắc

cho e hỏi công thức trên A, B là gì vậy ạ!! e cảm ơn nhìu
 
N

n0vem13er

- công thức n = [TEX]A+ \frac{B}{\lambda^2}[/TEX] đấy là dùng để tính chiết suất, trong đấy A và B là hằng số phụ thuộc vào bản chất môi trường, cái này chỉ có trong sách nâng cao nên mình nghĩ nó chỉ có thể ra vào phần riêng,cậu cứ yên tâm

- còn câu 2 mình nghĩ: khi sóng điện từ đến anten thu, nó sẽ tạo ra một suất điện động cảm ứng trong anten, và đây là dòng điện xoay chiều cưỡng bức mang năng lượng, thông tin. Để cho tín hiệu này được rõ nét thì ta phải đổi kênh hoặc điều chỉnh anten, việc làm này chính là thay đổi tần số riêng của anten sao cho nó bằng với tần số của lực cưỡng bức, đến khi đấy thì hiện tượng cộng hưởng xảy ra và ta I,B,U,Q, đều dao động với biên độ cực đại với f=f lực cưỡng bức. Tín hiệu được tách và đi vào loa khuếch đại. Nên đáp án D là đúng.

- cũng có những lúc mà có 2 sóng điện từ cùng đến ăngten mà cả 2 sóng đều gần cộng hưởng, ví dụ như đề bài của cậu, thì khi đó trên màn hình sẽ bị lẫn lộn cả 2 kênh. Cậu gặp hiện tượng đấy bao h chưa. Lúc đấy tv chiếu hình kênh này nhưng thỉnh thoảng lại có tiếng của kênh khác :khi (87):
 
Top Bottom