Mỗi tuần 1 tác phẩm_ Em ở đâu _ Marc Levy.

F

faustvn01

Kachia à. Thực ra chủ đề cậu đưa ra rất thú vị, ít nhất là với tôi. Và tất nhiên, giải thưởng cũng rất hấp dẫn (mặc dù tôi chưa đọc cuốn sách mà cậu giới thiệu nhưng tôi đoán đó sẽ là một cuốn sách hay). Và không ít lần tôi đã nghĩ về tác phẩm này, nghĩ về văn Nam Cao. Cám ơn bạn đã cho tôi cơ hội để đọc lại, để nghĩ về một nhà văn mà đã lâu chưa đọc lại.

Không dưới hai lần tôi đã thử viết cái gì đó về tác phẩm này: cái đói, miếng ăn như một nỗi ám ảnh của các nhân vật của Nam Cao (trong văn học VN, không ai viết về cái đói và miếng ăn hay như NC), từ người trí thức cho đến những kẻ khốn cùng, mà nhiều nhất là những người nông dân. Nó là thứ có khả năng làm tha hóa mạnh mẽ con người. Hay về nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Hay về cốt truyện đọc qua thấy rất vu vơ, tầm thường với những sự kiện được cài đặt khéo léo để tạo kịch tính, độ căng của tác phẩm đến phút cuối cùng.....Hay đơn giản hơn là viết về nỗi xúc động của tôi khi đọc tác phẩm: lúc những đứa trẻ cất lên tiếng khóc thét vì đói và người mẹ thở dài nhìn đàn con thì cũng là lúc người đọc tự dưng trào lên một niềm thương cảm, xót xa vô hạn. Nhưng tôi đã xóa chúng ngay sau khi đọc lại. Không có cái gì mới mẻ cả. Những thứ đó nhiều người đã nói rồi. Bạn hiểu không. Cũng như Lí Bạch hơn ngàn năm trước, đến lầu Hoàng Hạc, xúc cảm muốn làm thơ nhưng không thể vì trên lầu đã có bài HOàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu rồi.

Tôi chỉ muốn nói, chủ đề của bạn rất thú vị và cả dự án Tủ sách hocmai nữa, cũng thật hay. Xin đừng nản chí nhé. (tiếc là không có cơ hội nhận được cuốn sách của bạn :) )
 
Last edited by a moderator:
K

kachia_17

Thung lũng tuổi thơ - Lương Tố Nga

Nguồn :vnthuquan

Chương 1



Các bạn thân mến.

Bỗng dưng, không hiểu sao hôm nay tôi lại muốn tâm sự với các bạn thật nhiều, thật nhiều.

Phải chăng, vì do tôi đang đứng bên đường lặng ngắm các bạn lũ lượt từng tốp, trong áo trắng quần xanh còn mới tinh, vui cười hớn hở. Chính vẻ mặt vô tư, yêu đời và thơ dại của các bạn đã gợi nhớ cho tôi cả một quảng đời không may.

Vâng, đúng với lứa tuổi của các bạn giờ này đây, tôi đã bỏ dở dang việc học để bắt đầu một cuộc sống bụi đời, lang thang, sau đó là ăn cắp, móc túi, sống bất cần đời, miễn sao có cái ăn qua ngày.

Ậy, khoan! Các bạn chớ có vội sợ hãi, rẻ rúng tôi.

Cuộc sống đáng khinh đó đã nằm trong quá khứ xa xôi lắm rồi các bạn ạ!

Nhưng mà, nói cho đúng ra, cái cuộc sống đầu đường xó chợ đó của tôi có thể kéo dài đến vô tận nếu không có một biến cố bất ngờ xảy ra.

Một buổi chiều. Tàu Thống Nhất chưa vào ga. Tôi xỏ hai tay vào túi quần soọc, chậm rãi đi dọc sân ga, đảo mắt chờ đợi sự sơ hở của hàng khách đang chờ tàu.

Chợt tôi chú ý tới một cô gái rất trẻ, ăn mặc tồi tàn, đang cầm chiếc gậy tre quờ quạng đi ngược chiều với tôi. Gương mặt cô có vẻ gì đó quen thuộc khiến tôi phải dừng chân, nhíu mày, lục trí nhớ. Nhưng không được. Tới sát bên cô gái, vô tri giác đang mở mắt lớn bất động, lòng tôi vẫn dửng dưng. Tôi đã quá quen với mọi khổ đau của những kẻ ở tận đáy xã hội. Nhưng khi nhìn đến chiếc mũi thẳng, đôi mắt xinh xinh hé mở chực cất lên lời van xin, tôi đã nhớ ra.

Khẽ **ng tay vào vai cô gái, tôi gọi nhỏ:

- Kim Anh!

Cô gái giật nảy người, đứng lại tức thì.

Thân hình thẳng đơ nhưng môi cô run rẩy với giọng Huế đặc sệt:

- Ai? Ai gọi tui đó? Ai, ai mà lại biết tên tui?

Tôi kêu thầm “Thôi đúng rồi, Kim Anh, người bạn của tôi ngày nào”. Nhưng nay sao lại… Tôi vẫn chưa tin vào sự thật. Tôi rụt rè cầm tay cô gái:

- Kim Anh! Tui đây nè. Tui là thằng Hoàng đây!

Kim Anh làm rơi chiếc gậy, quờ quờ tay rối rít;

- Hoàng! Nguyễn Văn Hoàng! Hoàng đó hả?

Tôi gật đầu, quên mắt là cô ấy không thể thấy được. Rồi không ngờ, tôi nghe cay cay ở sống mũi.

Tôi lén đưa ống tay trần lên chùi mắt, chùi mũi. Một thằng chai sạn như tôi đã khóc cho một cuộc hội ngộ bất ngờ quá đau lòng.

Cầm bàn tau cáu ghét của người bạn cũ, tôi bóp nhè nhè như muốn chuyền cho bạn chút tình cảm thân thiết và đầy cảm thông của mình. Tôi ngập ngừng hỏi:

- Kim Anh, tại sao trò… trò lại ra nông nỗi này?

Kim Anh không trả lời, cúi xuống quờ tay tìm cây gậy. Tôi nhặt lên đặt vào tay cô. Kim Anh dáo dác đưa khuôn mặt tái xanh hóng về mọi phía:

- Hoàng, trò nhìn xem có ông ấy ở quanh đây không?

- Ai?

- Người đàng ông dắt tui vào sân ga, bảo đứng đây chờ một lát, ông ta đi mua thức ăn sẽ trở lại.

- Nhưng ông ta là ai?

Kim Anh không trả lời câu hỏi của tôi. Cô ấy lập cập bảo:

- Trò, trò nhìn kỹ đi, xem có ông ấy ở đâu đây không?

Mắt đảo nhìn nhanh đám hành khách, tôi đáp lại:

- Không có ai quanh đây cả.

Kim Anh quờ tay nắm lấy cổ tay tôi kéo kéo, giật giật:

- Trò hãy dẫn mình đi nhanh đi. Phải ra khỏi chỗ này, trốn ông ấy.

Không cần tìm hiểu nhiều, tôi biết Kim Anh đang gặp phải hoạn nạn và cần tôi giúp. Vội vàng cầm chặt tay bạn, tôi đưa cô đi thật nhanh về phía cửa hông vào sân ga trong. Bỗng một giọng nói khê đặc đầy dọa nạt vang lên sau lưng tôi:

- Nè, đứng lại thằng ma cô kia. Mày dẫn cô ta đi đâu đó?

Bàn tay Kim Anh run lật bật trong tay tôi. Tôi cau mày nhìn lui. À, một lão già bẩn thỉu, là cái thá gì mà bạn tôi lại phải sợ hãi đến như thế chứ?

Quay hẳn người lại che chắn cho Kim Anh, tôi nghênh ngang đáp:

- Ðây là bạn tui. Tui dẫn cô ấy đi đâu kệ tía tui, mắc mớ chi ông?

Lão cười gằn:

- Ðể nó lại cho tao. Nó là con tao. Mày ưa tao kêu công an bắt mày về tội dụ dỗ con gái mù lòa của tao không hả?

Hừ, lão ta thật ngốc, chẳng hề biết rằng tôi đây đã từng sát vách nhà Kim Anh ngay từ ngày còn bé tí tẹo. Gia cảnh của cô ấy tôi rõ nhưa cảnh nhà tôi vậy. Cô ta làm gì có một người cha với gương mặt gian ác và ti tiện như thế! Tôi nói với giọng bắt nọn:

- Chính tui đây sẽ gọi công an bắt ông về cái tội bắt cóc cô gái này. Ông đã làm đui mù cô gái ấy để đi ăn xin đem tiền về nuôi ông. Nè, cái tội ông mà ra tòa nhé, ít nhất bóc lịch chục cuốn.

Ðó là tôi đoán mò, nhưng nghe vậy, mặt lão tái đi rồi đỏ tía lên. Căm giận nhìn Kim Anh, lão rít giọng:

- À, mày khai hết với hắn rồi hả? Ðược, sẽ biết tay tao.

Nói vừa dứt, lão chộp ngay Kim Anh, kéo giật ra khỏi cửa. Mặc cho Kim Anh ghị tay thật *** lên thành song sắt ngăn lối đi, lão lôi cô đi xềnh xệch. Kim Anh thảng thốt kêu:

- Hoàng ơi, Hoàng đâu rồi? Trò cứu tui, ông ta sẽ đánh tui chết mất.

Lời van nài của bạn tôi rất đáng thương càng thúc dục thêm quyết tâm trong lòng tôi. Tôi phóng hai cẳng đuổi theo. Ngáng chân một cái, tôi làm lão ngã sóng soài ngay trên lối đi, kéo theo Kim Anh khụy gối bên cạnh. Bắt gặp nét mặt hốt hoảng tái xanh của bạn, tôi căm giận đá thốc một cú vào hông lão rồi giật tay, lôi Kim Anh tránh xa lão ra.

Lão già quái ác bật người dậy. Ðỏ kè hai mắt, môi mím lại, lão hăm dọa:

- Mày có chơi ngon cứ giữ con nhỏ đi. Tao sẽ cho mày một bài học nhớ đời:

- Nói xong lão bất ngờ tống nguyên cái đầu lão vào bụng tôi. Không đề phòng trước, tôi bị nhào ngửa ra đất. Ðau đớn không chịu được, tôi ôm bụng gượng đứng lên. Lão ta nhìn tôi trừng trừng, sẵn sàng tống tôi thêm một cái nữa. Tôi gầm gừ định lao tới thì một tiếng quát dõng dạc vang lên:

- Hoàng, đứng im!

Một thanh niên, lớn hơn tôi năm tuổi, mặt mày bặm trợn đầy những vết sẹo, mặc áo thung trắng sát nách để lộ hai cánh tay cuồn cuộn cơ bắp. Ngay vai, chỗ mang vết sẹo trồng đậu mùa ngày nhỏ, có xâm hình một chiếc đầu lâu bắt tréo. Trông người anh ta toát ra vẻ dữ dội của một “đại ca” cái thế giới đầu đường xó chợ. Anh ấy chính là Thạch Ðầu Lâu!

Anh đứng dạng hai chân mang đôi bốt-đờ-sô đã cũ mèm, hai tay cố làm cho phồng lớp thịt lên hết cỡ, chông lên hông, gương mặt nghênh nghênh, đôi mắt liếc liếc. Anh hất hàm hỏi vào mặt lão già:

- Nè, bố già! Bố có biết “con” đây là ai không?

Ngó mặt ra vẻ yêng hùng, gồ ghề của tên anh chị vừa mới đột ngột xuất hiện, lão lắc đầu. Thạch Ðầu Lâu hừ một tiếng có vẻ giận dữ.

- Có khi nào bố nghe tới tên Thạch Ðầu Lâu chưa hả?

Lão già giật thót một cái, liếc vội lên cánh tay có xâm hình của tên thanh niên đứng trước mặt. Lão thay đổi thái độ ngay tức khắc. Khúm núm một cách hèn hạ, lão nói rất… cãi lương:

- Dà, dà! Kẻ hèn này biết ạ. Danh tiếng đại ca lừng khắp thiên hạ ạ.

Thạch Ðầu Lâu quát:

- Dẹp đi! Ai là đại ca của lão? Nếu biết danh ta sao lão còn léng phén tới lãnh địa cuả ta hả?

Lão run:

- Dạ thưa đại ca, em đâu có dám làm ăn ở chỗ này. Tại… bị có người bà con ở Huế vô, hẹn em đến đón. Em… em không nỡ để con bé mù ở nhà một mình, nên… nên đem theo, và…

Chưa nghe dứt câu, Thạch Ðầu Lâu gầm lên rồi nhanh như chớp, anh phóng một nắm đấm vào ngực lão. Lão “hự” một tiếng rất trầm, ngã huỵch xuống đất, bất động.

Không thèm ngó tới tình trạng của lão, Thạch quay qua Kim Anh không biết tự lúc nào, cô ấy ôm lấy bụng tôi, nép người run rẩy dưới cánh tay tôi như muốn tìm kiếm một sự chở che an toàn – anh dịu dàng hỏi:

- Cô bé từ đâu tới đây? Cô là gì của lão ấy?

Kim Anh càng run và nép sát vào tôi hơn, không trả lời. Có lẽ cô sợ cái tên rợn người Thạch Ðầu Lâu và cái giọng dữ dội của anh ấy. Biết vậy, đại ca tôi khẽ mĩm cười, nói với tôi:

- Chú mày hãy chú ý săn sóc cô bé này. Mà cô ấy là gì của chú mày?

- Bạn học, đại ca à.

- Bạn học?

Thạch Ðầu Lâu cười khẩy với vẻ chế riễu rồi huýt gió lanh lảnh, bỏ đi. Kim Anh giật tay tôi nói rất nhỏ:

- Nè, trò. Ông ấy đâu rồi?

- Ai? Ðại ca ấy hả?

- Không! Cái ông hồi nãy đánh lộn với trò đó.

Trời! Cái lão hắc ám, hèn hạ đó mà Kim Anh cứ một tiếng “ông”, hai tiếng “ông”? Bạn tôi bao giờ cũng nhỏ nhẹ, lịch sự ngay với kẻ đã làm hại mình. Ngày xưa, bạn ấy vẫn đã từng như vậy.

Tôi khẽ ẩy vai Kim Anh, nói:

- Thằng chả dọt lẹ từ lúc đại ca vừ đi khỏi đây. Giờ Kim Anh khỏi phải sợ ai nữa. Ðại ca tôi là xếp xì ở khu vự nhà ga này. Không ai dám **ng đến Kim Anh, mỗi khi mà đại ca đã nói chuyện với Kim Anh bằng cái giọng nhẹ nhàng như thế. Với lại, đại ca thương tui nhất trong đám em út đó.

Kim Anh không nói gì thêm, cúi người quờ quờ tay. Hiểu ý, tôi nhặt chiếc gậy tre mỏng manh như người cô, đưa cho cô. Kim Anh vẫn nói rất nhỏ như sợ sệt điều gì:

- Trò hãy đưa tôi về nhà trò đi. Tui đói bụng và cũng mệt lắm.
 
Last edited by a moderator:
V

vananhkc

Truyện này hay này
Nhưng dài quá đọc mỏi cả mắt
Phục lăn cái thèng ngồi post lên :D :D :D :D :D


Vui lòng ko quote bài dài như vậy nhé
 
Last edited by a moderator:
V

vananhkc

Ai post Tuổi thơ dữ dội Của Phùng Quán điiiiiiii
Hay mê tơi lun!!!!!!!!!
Ai giúp đeeeeee
 
K

katori_rikikuno

Tuy bài dài nhưng cuối cùng cũng đã đọc xong!!! Xúc động wá ha!!! Qua bài này em hình dung rõ hơn về cuộc sống của nông dân vn ta, thật ý nghĩa!!!(*)
Mong anh chị sẽ đăng nhìu bài hay hơn nữa!!!:p
 
H

_huong.duong_

HAy lắm bạn ạ
Post tiếp phần 2 đi chứ

Bạn có thể thu chữ nhỏ lại được không ???
 
K

kachia_17

Thung lũng tuổi thơ - Lương Tố Nga [ Tiep theo]


- Tôi chợt cười “hích” một tiếng vẻ m**** mai. Nhà à? Ðã từ lâu, tôi không hề dùng tới cái từ “nhà” sang trọng đó. Kể từ ngày bỏ xứ Huế vào đây, tôi chưa hề biết đến một nơi kín gió để ngả lưng vào ban đêm, chớ đừng nói chi đến cái nhà với đủ mái và đủ buồn tủi vì phải sống như một kẻ không cha, không mẹ, lang thang như con thú hoang. Sống như thế nào tôi không còn thiết, miễn sao trước mặt tôi không còn có bóng dáng ba tôi, một người cha tôi chưa nguôi lòng căm hận.

Nhưng giờ đây, tôi không muốn Kim Anh biết rõ về cuộc sống đó. Tôi dắt tay bạn, ân cần:

- Ðược rồi, Kim Anh hãy về chỗ tui. Bọn mình kiếm cái gì ăn rồi bạn hãy kể cho tôi rõ chuyện gì đã xảy ra cho bạn.

Mua hai ổ bánh mì kẹp thịt gần đó, tôi thận trọng đưa Kim Anh quay trở vào sân ga trong. Tàu ra Bắc đã chạy từ lâu. Quanh đây vắng vẻ, im ẳng. Tôi kiếm tới bên một kho hàng. Nơi đây có một góc tối khá rộng, cũng có hai mái che phía trên và mấy tấm vách ngăn mưa gió bằng tôn cũ. Các bà chủ mấy chiếc xe mì vẫn thường gởi xe qua đêm ở đây. Tôi cố xe xích mấy chiếc xe sát vào nhau, lấy chỗ trống.
 
K

kachia_17

Em ở đâu _ marc levy.

Em ở đâu ?
Marc Levy.

''Chỉ tình yêu và tình bạn mới khỏa lấp nỗi cô đơn của đời người. Không phải ai cũng có quyền luôn hạnh phúc, đó là một cuộc chiến thường nhật. Tôi tin rằng phải nắm bắt lấy hạnh phúc một khi nó nằm trong tầm tay.''
Orson Welles



Nó được sinh ra vào ngày 14 tháng Chín năm 1974, lúc 8 giờ sáng, tại vị trí 15.30 độ vĩ bắc, 65 độ kinh tây. Chiếc nôi của nó đặt tại một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Honduras. Chẳng ai chú ý đến sự ra đời của nó. Trong sổ trực, nó mang số 734. Hai ngày đầu tiên sau khi chào đời, mọi người hoàn toàn thờ ơ trước sự phát triển rất đỗi bình thường của nó. Các thông số theo dõi tình trạng phát triển của nó đều rất ổn định nên không có lí do gì để người ta phải quan tâm một cách đặc biệt. Người ta theo dõi nó bình thường như tất cả các trường hợp tương tự khác. Cứ sáu giờ một lần, người ta đến ghi lại các thông số về sự phát triển của nó đúng như quy trình hiện hành. Nhưng sang ngày 16 tháng Chín, vào lúc 14 giờ, các kết quả phân tích bắt đầu thu hút sự quan tâm của một nhóm các nhà khoa học Guadeloupe. Người ta lo lắng về sự phát triển của nó có vẻ như đang chệch ra khỏi quy luật thông thường. Buổi tối, trưởng nhóm phụ trách theo dõi tình hình không thể giấu nổi sự lo lắng của mình và ngay lập tức liên lạc với các đồng nghiệp người Mĩ. Điều gì đó quan trọng đang xảy ra. Sự phát triển bất thường của đứa bé này đang làm cho cả nhân loại phải quan tâm lo lắng. Là sự kết hợp giữa cái nóng và cái lạnh, tình khí đáng sợ của nó đang bắt đầu bộc lộ. Ngược lại với người chị gái E’laine, sinh ra cùng tháng Tư năm đó và chỉ sống được vỏn vẹn có mười một ngày vì không hội đủ sức mạnh để lớn lên, nó đang mạnh dần với một tốc độ đáng báo động và chỉ sau hai ngày đã đạt đến sức vóc đáng lo ngại. Sang ngày thứ ba, nó bắt đầu chuyển động hỗn loạn theo khắp các hướng. Nó xoay quanh chính mình, càng ngày càng bộc lộ sức sống mãnh liệt và xem ra chưa quyết định được là sẽ đi theo hướng cụ thể nào.
Vào lúc hai giờ sáng, đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng Chín , dưới ánh sáng rọi tới từ chiếc đèn nê- ông duy nhất kêu o o trong phòng, giáo sư Huc đang nghiêng người trên chiếc bàn đầy những tờ kết quả khảo sát với những cột dãy số và những biểu đồ dễ khiến người ta nhầm tưởng là những đường biểu diễn điện tâm đồ. Trước diễn tiến như vậy, ông quyết định phải nhanh chóng đặt tên cho nó, như thể điều đó có thể giúp xua đuổi mối hiểm họa đang dần lộ nguyên hình. Cứ xem những chuyển biến đáng sợ đang diễn ra là đủ hiểu chắc chắn nó sẽ không chỉ dừng ở đó. Người ta đã chọn tên cho nó, trước cả khi nó được tạo thành: nó sẽ mang tên Fifi. Nó đã đi vào lịch sử ngày 17 tháng Chín năm 1974, lúc 8 giờ sáng, khi vượt qua giới hạn vận tốc 120 km/h. Những nhà khí tượng học của Viện nghiên cứu bão Pointe-à-Pitre và các đồng nghiệp của họ ở trung tâm phòng chống bão quốc gia Miami đã chính thức xếp hạng nó ở cấp độ I trên thang đo Saffir Simpson. Những ngày sau đó, nó sẽ còn tiếp tục mạnh hơn, nhanh chóng chuyển sang cấp độ 2 trước sự bàng hoàng của tất cả giáo sư đang theo dõi. Lúc 14 giờ, Fifi bắt đầu tạo ra những trận gió thổi với tốc độ 138km/h, và ngay tối đó, nó lướt đi với tốc độ 150km/h. Nhưng điều khiến người ta lo lắng là nó đang chuyển hướng vô cùng nguy hiểm. Hiện giờ nó nằm ở vị trí 16.30 độ vĩ bắc, 81.70 độ kinh tây. Người ta bắt đầu gửi đi báo động tối khẩn cấp. Ngày 18 tháng Chín, vào lúc 2 giờ sáng, nó tiến gần bờ biển Honduras, từng đợt cuồng phòng quét qua bờ bắc với tốc độ gần 240km/h.


 
K

kachia_17

1.
Sân bay Neward. Chiếc taxi vừa thả cô xuống bên vỉa hè và nhanh chóng lẫn vào đống xe cộ hỗn loạn trên đường. Cô nhìn theo chiếc taxi đang mất hút đằng xa. Chiếc ba lô vải màu xanh lá cây kếch xù đặt dưới chân nặng gần hơn cả trọng lượng của cô. Cô nhấc túi lên, nhăn mặt và cố sức giữ nó trên vai. Cô bước qua cánh cửa tự động của trạm số1, băng qua khu sảnh rộng và bước xuống vài bậc thang. Bên tay phải cô là một chiếc cầu thang hình xoắn ốc. Bất chấp chiếc túi đang đè nặng trên lưng, cô vẫn leo lên từng bậc thang và bước những bước cả quyết dọc theo hành lang. Cô đứng bất động phía trước mặt tiền của một quán bar đang ngập chìm trong ánh sáng màu vàng cam và nhìn xuyên qua cửa kính. Một đám khoảng chục người đàn ông đang ngồi xung quanh quầy bar, vừa nhấm nháp từng ngụm bia vừa ồn ào bàn luận về kết quả những trận đấu đang hiện ra trên màn hình tivi treo phía trên đầu họ. Đẩy cánh cửa gỗ trang trí kiểu mắt bò với những ô rộng, cô bước vào, phóng tầm mắt qua những dãy bàn màu xanh đó.
Cô nhìn thấy anh. Anh ngồi tận cuối phòng, lưng xoay lại tấm vách kính nhìn ra khu vực đường băng. Một tờ báo gấp lại để trên một góc bàn, anh đang tựa cằm lên bàn tay phải, tay trái hờ hững cầm cây bút chì vẽ hình một khuôn mặt lên trên tấm khăn giấy trải bàn.
Cô vẫn chưa nhìn được rõ đôi mắt anh nhưng dường như ánh mắt ấy đang mất hút phía xa trên con đường rải nhựa có những vạch màu vàng, nơi những chiếc máy bay đang lăn bánh chuẩn bị cất cánh. Cô ngập ngừng rồi vòng theo lối đi bên phải để khẽ tiến gần đến chỗ anh. Cô đi qua chiếc tủ lạnh kêu rù rì, sải một bước nhanh nhưng thật êm đến sát bên anh. Cô đưa tay lùa vào tóc chàng trai đang đợi cô và âu yếm xoa tóc anh rối tung lên. Trên chiếc khăn giấy trải bàn có đột lỗ, bức chân dung mà anh đang vẽ chính là hình cô.
- Em để anh đợi có lâu không? Cô hỏi.
- Không, em đến gần như đúng giờ. Bây giờ em mới sắp sửa bắt anh phải đợi đây.
- Anh ngồi đây lâu chưa?
- Anh hoàn toàn không để ý. Trông em đẹp quá! Em ngồi xuống đi.
Cô mỉm cười và nhìn đồng hồ.
- Máy bay của em sẽ cất cánh trong một tiếng nữa.
- Anh sẽ làm bất cứ điều gì để em bị lỡ chuyến bay ấy, để em không bao giờ bay nữa!
- Vậy thì em sẽ đi khỏi đây ngay lập tức! Cô vừa nói vừa ngồi xuống.
- Thôi, anh hứa, anh không nói như vậy nữa. Anh có mang đến cho em một cái này.
Anh đặt lên bàn một chiếc túi nhỏ bằng nhựa dẻo màu đen và lấy ngón trỏ đẩy nó về phía cô. Cô nghiêng đầu, đó là cách riêng của cô để hỏi “Cái gì thế?”. Và vì anh hiểu rõ từng điệu bộ dù là nhỏ nhất trên gương mặt cô, ánh mắt anh dường như đang trả lời “Mở ra đi, em sẽ thấy.” Đó là một cuốn album hình nhỏ.
Anh bắt đầu lật từng trang. Trên bức hình đầu tiên, một bức đen trắng, hai đứa bé hai tuổi đứng đối diện nhau, đứa này tựa vào vai đứa kia.
- Đó là tấm hình xưa nhất của chúng ta mà anh tìm thấy được, anh nói.
Anh lật qua trang khác, tiếp tục bình luận:
- Đây là anh và em, vào một mùa Noel mà anh không còn nhớ là năm nào nữa, chỉ biết rằng khi đó chúng ta vẫn còn chưa lên mười. Anh nghĩ chính vào năm đó, anh đã tặng cho em cái mặt dây chuyền của anh.
Susan luồn tay vào giữa ngực, kéo sợi dây chuyền mảnh với mặt tròn mang hình thánh Tê-rê-sa ra. Sợi dây này lúc nào cô cũng mang bên mình, không bao giờ rời xa. Thêm một vài trang nữa, rồi cô ngắt lời anh và đến lượt mình bắt đầu bình luận.
- Hình này là lúc chúng mình mười ba tuổi, trong vườn nhà ba mẹ anh, em vừa hôn anh xong. Đó là nụ hôn đầu tiên của chúng ta. Anh nói “Ôi, ghê quá” lúc em định đưa lưỡi vào miệng anh. Và hình này là hai năm sau, khi đó, đến lượt em thấy thật kinh khủng khi anh muốn chúng ta ngủ với nhau.
Lật qua trang khác, Philip dành lại quyền nói và chỉ vào một tấm hình khác.
- Và một năm sau đó, vào cuối buổi tiệc hôm ấy, nếu anh nhớ chính xác, em không cảm thấy điều đó là kinh khủng chút nào nữa.
Cứ thế, mỗi trang album đều đánh dấu một thời khắc riêng của quãng thời gian tuổi thơ mà cô và anh đã cùng nhau chia sẻ bao điều bí mật. Cô ngăn anh lại.
- Anh đã bỏ cách sáu tháng rồi, sao không có tấm hình nào về đám tang bố mẹ em? Ấy thế mà đó lại là lúc em thấy anh hấp dẫn nhất!
- Đừng có tỏ ra hài hước kiểu điên khùng như thế Susan !
- Em có đùa đâu. Đó là lần đầu tiên em cảm thấy anh mạnh mẽ hơn em, lúc đó em cảm thấy thật sự an tâm. Anh biết không, em sẽ không bao giờ quên được…
- Thôi đi nào…
- …rằng chính anh là người đã đi tìm lại chiếc nhẫn cưới của mẹ trong đêm thức canh bên quan tài ba mẹ…
- Thôi nào, chúng ta chuyển đề tài được chưa?
- Chính anh là người mỗi năm nhắc em nhớ lại những sự kiện ấy. Anh bao giờ cũng chu đáo, luôn ở bên và ân cần chăm sóc em, mỗi năm, vào tuần tưởng nhớ đến tai nạn đã xảy ra.
- Chúng ta chuyển sang chuyện khác được chưa vậy?
- Tiếp tục đi anh, tiếp tục làm cho chúng ta già đi nào, lật sang những trang khác đi anh.
Anh nhìn cô, lặng im bất động, có một bóng tối đang chùm lên đôi mắt cô. Cô nhìn anh mỉm cười và nối tiếp.
- Em biết rằng em thật ích kỉ khi để anh ra tận sân bay này tiễn em.
- Susan, tại sao em làm vậy?
- Bởi vì “làm vậy” có nghĩa là em đang đi đến tận cùng những giấc mơ của mình. Em không muốn kết thúc cuộc đời như ba mẹ em, Philip . Em đã thấy, cả đời mình họ chỉ làm một việc là trả tiền nợ ngân hàng, và để làm gì chứ? Để cả hai kết thúc cuộc đời mình tại một gốc cây, trong chiếc xe hơi đẹp đẽ mà họ vừa mua. Cả cuộc đời của họ chỉ xuất hiện trong hai giây ngắn ngủi của chương trình tin tức buổi tối, còn em thì đang ngồi xem trước cái tivi đắt tiền mà thậm chí ba mẹ em còn chưa bắt đầu trả nợ. Em không phán xét bất cứ ai hay bất cứ cái gì, Philip, nhưng em, em muốn làm điều gì đó khác, và chăm sóc cho người khác là một lí do thực sự để em cảm thấy mình đang sống.
Anh nhìn cô, cảm thấy chới với, ngưỡng mộ sự quyết tâm của cô. Từ khi tai nạn xảy ra, cô không còn thực sự là cô của ngày xưa nữa, dường như những ngày tháng cứ chen chúc thi nhau chạy đến ngưỡng cửa của đêm giao thừa, giống như những lá bài mà người ta thảy xuống hai lá một để chia cho nhanh hơn. Ngay bây giờ, trông Susan đã không có vẻ gì của một cô gái mới hai mươi mốt tuổi, trừ khi cô cười, và cô vẫn rất hay cười. Kết thúc những năm học trường Junior College(1), nhận bằng Associate of Arts(2) trong tay, cô đã đầu quân cho tổ chức Peace Corps, một tổ chức nhân đạo chuyên gửi thanh niên tình nguyện sang hỗ trợ nhân đạo ở nước ngoài.
Trong chưa đầy một giờ nữa, cô sẽ ra đi làm việc ở Honduras trong suốt hai năm dài. Ở nơi cách New York vài ngàn cây số ấy, cô sẽ bước sang hẳn phía bên kia của tấm gương thế giới




(1)Junior College: trong hệ thống giáo dục của Mĩ, tương đương với trường trung cấp
(2)Associate of Arts: trong hệ thống giáo dục của Mĩ; bằng do hệ thống trườngJunior College cung cấp hoặc 1 số trường khác cung cấp, thường chương trình học kéo dài 2 năm
 
Last edited by a moderator:
K

kachia_17

tiếp rồi đó chị Trang, ^^ ko thik Marc Levy nhưng chị cho ý kiến cái nào . Đoạn mở đầu khá ấn tượng đấy chứ.
 
1

123konica

tiếp rồi đó chị Trang, ^^ ko thik Marc Levy nhưng chị cho ý kiến cái nào . Đoạn mở đầu khá ấn tượng đấy chứ.

Cũng tàm tạm.
Lúc đầu đọc đoạn giới thiệu cơn bão, chị lại cứ tưởng là "Nếu em không phải một giấc mơ" version 2 cơ, vẫn cái cảnh trong phòng bệnh, cấp cứu, tâm đồ.... L-)

Nhớ cái câu quote (thì phải) ở bìa sau: "Chàng khắc khoải cho mối tình lý tưởng, còn nàng, chỉ giản dị là yêu".

Tóm lại phần đầu cũng khá ấn tượng, nhưng mà... :-? tóm lại là vẫn ko thích lắm.
(3 ngày ngắt quãng mới nhai xong quyển này, vì ko có cái gì khác để đọc đấy :">)
 
K

kachia_17

Cũng tàm tạm.
Lúc đầu đọc đoạn giới thiệu cơn bão, chị lại cứ tưởng là "Nếu em không phải một giấc mơ" version 2 cơ, vẫn cái cảnh trong phòng bệnh, cấp cứu, tâm đồ.... L-)

Nhớ cái câu quote (thì phải) ở bìa sau: "Chàng khắc khoải cho mối tình lý tưởng, còn nàng, chỉ giản dị là yêu".

Tóm lại phần đầu cũng khá ấn tượng, nhưng mà... :-? tóm lại là vẫn ko thích lắm.
(3 ngày ngắt quãng mới nhai xong quyển này, vì ko có cái gì khác để đọc đấy :">)
ax, 3 ngày mới xong hả , em 1 tối ^^ .Mà version 2 là ''trở lại '' , nhưng tập 1 kết thúc như vậy là oki rồi .Đóc tiếp nè :)
 
K

kachia_17

Trong khu vịnh Puerto Castilla và vịn Puerto Cortes, vài người mới trước đó định ra bãi cát nằm ngủ ngoài trời đã phải từ bỏ ý định. Cuối giờ chiều, gió bắt đầu nổi lên và thổi rất mạnh. Dân làng không hề tỏ ra lo lắng. Đây không phải là lần đầu tiên, cũng không phải là lần cuối cùng một cơn bão nhiệt đới xuất hiện, xứ sở đã quen với những trận mưa vẫn xảy ra thường xuyên vào mùa này. Ngày có vẻ tối đi nhanh hơn, lũ chim vội vã sải cánh bay tìm nơi trú ẩn. Dấu hiệu của điềm chẳng lành. Vào nửa đêm, cát trên bãi bôc lên, tạo thành một đám bụi mù cách mặt đất vài centimet. Sóng biển bắt đầu cuộn lên rất nhanh, và bây giờ, vài người í ới gọi nhau đi cột lại dây neo tàu đã chìm hút không còn nghe rõ nữa.
Theo nhịp của những tia chớp đang xé tan bầu trời đêm, sóng biển cuồn cuộn dâng lên khiến cho những chiếc ụ nổi trên biển lắc lư một cách đáng sợ, những chiếc xuồng xô đập vào nhau trong tiếng gỗ cọ xát nơi mạn xuồng. Vào 2 giờ 15 phút, chiếc tàu chở hàng San Andre, dài 35 mét, bị sóng nhấc bổng lên rồi quăng xuống đập vào đá ngầm, dọc mạn tàu bị xé toạc. Chỉ trong vòng tám phút, nó đã bị nhận chìm. Cùng lúc đó, tại El Golason, sân bay nhỏ của thành phố La Caibe, chiếc trực thăng DC3 màu xám bạc đậu trước cửa kho hàng bất thần cất cánh và ngay sau đó lại hạ cánh dưới chân đài điều khiển không lưu, không có một người phi công nào trong khoang lái. Hai cánh quạt bị bẻ gập, phần cánh đuôi gẫy làm đôi. Vài phút sau, chiếc xe tải chở nhiên liệu đậu gần đó bị lật nghiêng và bắt đầu trượt trên mặt đất. Một chùm tia lửa bắn vào thùng xăng.


Philip cầm lấy tay Susan , lật lên và nhẹ nhàng vuốt ve lòng bàn tay.
- Anh sẽ nhớ em biết bao, Susan
- Em cũng vậy… em sẽ nhớ anh vô cùng, anh biết không!
- Anh tự hào về em, dù anh rất ghét em bỏ lại anh ở đây như thế này.
- Thôi nào anh, mình đã hứa với nhau là hôm nay sẽ không có nước mắt mà .
- Đừng đòi hỏi ở anh điều không thể!
Ngả người vào nhau, họ cùng chia sẻ nỗi buồn của xa cách và cảm giác hạnh phúc vì đã ở bên nhau suốt mười chín năm, chia sẻ bao buồn vui, bao điều bí mật. Mười chín năm, gần như là toàn bộ khoảng thời gian sống của hai người.
- Em sẽ thường xuyên cho anh biết tin của em chứ?- Anh hỏi với vẻ mặt của một cậu bé
- Không!
- Em sẽ viết thư cho anh chứ?
- Em có thể ăn một ly kem được không?
Anh quay người lại và gọi người phục vụ. Khi người phục vụ đến gần, anh gọi hai viên kem vani phủ socola nóng rắc những lát hạnh nhân, rồi rưới đẫm lên trên một lớp caramen lỏng. Đây là món tráng miệng yêu thích nhất của cô, nhưng li kem phải được trình bày chính xác theo thứ tự mô tả.
- Còn anh?
- Anh sẽ viết thư cho em ngay sau khi anh có được địa chỉ của em ở đó.
- không, ý em là anh đã quyết định mình sẽ làm gì chưa?
- Hai năm ở trường Cooper Union và sau đó anh sẽ thử tìm kiếm cơ hội của mình ở một công ty quảng cáo lớn.
- Vậy là anh đã không thay đổi ý định. Mà em nói cái gì ngốc thế nhỉ, anh có thay đổi ý định bao giờ đâu.
- Thế còn em, em thì đang thay đổi chắc?
- Philip, chắc chắn anh sẽ cùng đi với em nếu em đề nghị anh làm điều đó, bởi vì đó không phải là cuộc sống của anh. Còn em, em không ở lại bởi vì nơi này không phải dành cho em, bởi vậy anh đừng có làm cái vẻ mặt đó nữa được không?
Susan nhấm nháp từng muỗng kem với vẻ ngon lành, thỉnh thoảng cô múc đầy muỗng và đưa đến miệng Philip. Anh ngoan ngoãn để cô đút kem. Cô vét đáy ly kem, cố gom hết những hạt hạnh nhân cuối cùng còn sót lại dính vào thành ly. Chiếc đồng hồ lớn treo trên bức tường đối diện điểm chuông báo hiệu đã đến 5 giờ. Đó là một buổi chiều mùa thu. Một phút im lặng kì lạ nối tiếp; cô rời sống mũi nãy giờ vẫn tì sát vào cửa kính, nghiêng người trên bàn để quàng tay quanh cổ Philip, thì thầm vào tai anh:
- Em đang sợ đây, anh biết không?
Philip đẩy cô ra xa một chút để nhìn thấy rõ mặt cô.
- Anh cũng vậy

 
Top Bottom