mọi người ơi giúp em với, cái nào đúng đây ạ?

P

pandano1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người ơi giúp em với, cái nào đúng đây ?

hôm trước thầy giáo em mới ra một bài toán ko khó nhưng thầy bảo bọn em đều làm sai , trước đây thầy cũng thế, ngay cả sách tham khảo cũng giải sai. mọi người chỉ bảo cho em với ạ : :-* :p :D . sau đây là đề bài:
hòa tan hoàn toàn 3,76g hỗn hợp gồm 1kim loại hóa trị 1 và 1 kim loại hóa trị 2 vào dung dịch chứa H2SO4và HNO3 có dư , thu được 1,12lít hỗn hợp khí gồm NO2 và khí D, nặng 2,66g. tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch trên biết chỉ thu được muôí trung hoà. :-/ :-/ :-/
bọn em đã làm và ra m= 7,54 giống đáp án của sách. thầy giáo em đã chữa và cho kết là m lớn hơn 7,12 và nhỏ hơn 8,1. em ko biết kết quả nào đúng mong mọi người giúp em >:D< >:D< >:D<
em xin cảm ơn! :D :D :D
 
C

cansolve0

Bài này không thể khẳng định chắc chắn có 1 đáp án, vì vậy m=7,54 chắc là sai rồi, vì nó còn phụ thuộc vào KL đó là KL gì và khí sinh ra nữa>>>Phức tạp đây.
 
D

dadaohochanh

Sau khi đọc lướt qua tui thấy với chất D:theo phương pháp trung bình thì M=2,66/0,05 nếu nó nhỏ hơn M của NÒ thì có nhiều đáp án.Nếu nó lớn hơn thì có 1 đáp án và chất đó chỉ có thể là SO2.(Vói bài này chắc chắn hok SD dc bảo toàn khối lượng)
 
P

pandano1

dựa vào cả lời giải của sách và thầy giáo bọn em thì có thể thấy rằng nó không liên quan lắm đến việc chỉ đích danh tên kim loại là gì vì hóa trị của nó ta đã biết . ta có thể kí hiệu kim loại và làm theo phương pháp bảo toàn e . còn về khí ta dễ dàng tìm ra đó là SO2 và NO2. chỉ có điều là thầy giáo em đã đưa ra 2 trường hợp là muối chỉ là muối nitrat hoặc muối sunfat rồi chỉ ra là không thể và khối lượng muối nằm trong khoảng đó.
 
H

hophuong

TRƯỜNG HỢP I: CHỈ TẠO RA MUỐI NITRAT
TRƯỜNG HỢP II: CHỈ TẠO RA MUỐI SUNFAT.
KẾT LUẬN KHỐI LƯỢNG MUỐI NẰM TRONG KHOẢNG NÀY. KÔ THỂ CÓ KẾT QUẢ NHẤT ĐỊNH VÌ Ở ĐÂY KÔ CÓ SỰ ƯU TIÊN PHẢN ỨNG CỦA AXIT ĐỐI VỚI KIM LOẠI NÀO CẢ.
 
P

phanhuuduy90

hai kết quả đều chính xác nhưng chắc bạn nhầm gì đó có thể đề chia làm hai câu hỏi a:
1.xác định khối lượng muối sau khi cô cạn
2. xác định khoảng giá trị khi tỉ lệ NO2 và SO2 thay đổi
 
N

nguyenanhtuan1110

pandano1 said:
dựa vào cả lời giải của sách và thầy giáo bọn em thì có thể thấy rằng nó không liên quan lắm đến việc chỉ đích danh tên kim loại là gì vì hóa trị của nó ta đã biết . ta có thể kí hiệu kim loại và làm theo phương pháp bảo toàn e . còn về khí ta dễ dàng tìm ra đó là SO2 và NO2. chỉ có điều là thầy giáo em đã đưa ra 2 trường hợp là muối chỉ là muối nitrat hoặc muối sunfat rồi chỉ ra là không thể và khối lượng muối nằm trong khoảng đó.
HNO3 và H2SO4 đều dư đúng ko?
Nếu dư nhiều thì muối khan thu đc là muối sunphat do HNO3 có nhiệt độ sôi thấp hơn H2SO4.
 
P

pandano1

nguyenanhtuan1110 đã viết:
HNO3 và H2SO4 đều dư đúng ko?
Nếu dư nhiều thì muối khan thu đc là muối sunphat do HNO3 có nhiệt độ sôi thấp hơn H2SO4.
KHÔNG THỂ NHƯ VẬY ĐƯỢC VÌ 2AXIT CÙNG PHẢN ỨNG VỚI KIM LOẠI , CHỈ CÓ ĐIỀU LÀ CÁI NAÒ PƯ NHIỀU HƠN MÀ THÔI VÀ KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP CHỈ TẠO RA 1LOẠI MUỐI :D :D :D
 
L

loveyouforever84

nguyenanhtuan1110 said:
pandano1 said:
dựa vào cả lời giải của sách và thầy giáo bọn em thì có thể thấy rằng nó không liên quan lắm đến việc chỉ đích danh tên kim loại là gì vì hóa trị của nó ta đã biết . ta có thể kí hiệu kim loại và làm theo phương pháp bảo toàn e . còn về khí ta dễ dàng tìm ra đó là SO2 và NO2. chỉ có điều là thầy giáo em đã đưa ra 2 trường hợp là muối chỉ là muối nitrat hoặc muối sunfat rồi chỉ ra là không thể và khối lượng muối nằm trong khoảng đó.
HNO3 và H2SO4 đều dư đúng ko?
Nếu dư nhiều thì muối khan thu đc là muối sunphat do HNO3 có nhiệt độ sôi thấp hơn H2SO4.
Không thể kết luận như vậy dc đâu em.
Để đơn giản ta xét bài toán là sự tương tác của các kloại với các ion H+, NO3^- và SO4^2-.
Dù pu kiểu gì thì dd cuối cùng thu dc cũng gồm có ion KL, H+ dư, NO3^- dư và SO4^2- dư.
Như vậy tùy thuộc vào quá trình kết tinh muối mà ta có thể thu dc khối lượng muối nằm trong khoảng giao động như bạn hophuong đã chỉ ra, chú ý chỉ dc lấy dấu min < m < max thôi, dấu bằng (=) ko xảy ra ở đây!
 
H

hangsn1

loveyouforever84 said:
nguyenanhtuan1110 said:
pandano1 said:
dựa vào cả lời giải của sách và thầy giáo bọn em thì có thể thấy rằng nó không liên quan lắm đến việc chỉ đích danh tên kim loại là gì vì hóa trị của nó ta đã biết . ta có thể kí hiệu kim loại và làm theo phương pháp bảo toàn e . còn về khí ta dễ dàng tìm ra đó là SO2 và NO2. chỉ có điều là thầy giáo em đã đưa ra 2 trường hợp là muối chỉ là muối nitrat hoặc muối sunfat rồi chỉ ra là không thể và khối lượng muối nằm trong khoảng đó.
HNO3 và H2SO4 đều dư đúng ko?
Nếu dư nhiều thì muối khan thu đc là muối sunphat do HNO3 có nhiệt độ sôi thấp hơn H2SO4.
Không thể kết luận như vậy dc đâu em.
Để đơn giản ta xét bài toán là sự tương tác của các kloại với các ion H+, NO3^- và SO4^2-.
Dù pu kiểu gì thì dd cuối cùng thu dc cũng gồm có ion KL, H+ dư, NO3^- dư và SO4^2- dư.
Như vậy tùy thuộc vào quá trình kết tinh muối mà ta có thể thu dc khối lượng muối nằm trong khoảng giao động như bạn hophuong đã chỉ ra, chú ý chỉ dc lấy dấu min < m < max thôi, dấu bằng (=) ko xảy ra ở đây!

Bài này từng có trong một đề của thầy Thành . Khi đó mọi người tranh cãi khá nhiều là có xảy ra dấu bằng hay không . Và kết luận 1 câu là dấu bằng có thể xảy ra mà thầy :(
 
Top Bottom