Mọi người ơi, giúp em 2 câu hoá về kim loại này với........^^

S

s.mario_2011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một hỗn hợp X gồm Mg và Al. Cho 15g hỗn hợp X vào 500ml dd Y chứa HCl 1M và H2SO4 1,5M.
a) Hỗn hợp X có tan hết không?
b) Nếu tăng lượng hỗn hợp X lên gấp đôi, còn lượng axit vẫn giữ nguyên như cũ. Hỏi hỗn hợp kim loại có tan hết không?

Câu 2: Cho 1,52g hỗn hợp gồm Fe và 1 kim loại A hóa trị 2 tan hoàn toàn trong dd HCl dư thấy tạo ra 0,672 lít H2 ở đktc. Mặt khác 0,95g kim loại A nói trên tác dụng KHÔNG hết 2 gam CuO ở nhiệt độ cao.

Xác định kim loại A và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
 
L

lovelybones311

Câu 1: Một hỗn hợp X gồm Mg và Al. Cho 15g hỗn hợp X vào 500ml dd Y chứa HCl 1M và H2SO4 1,5M.
a) Hỗn hợp X có tan hết không?
b) Nếu tăng lượng hỗn hợp X lên gấp đôi, còn lượng axit vẫn giữ nguyên như cũ. Hỏi hỗn hợp kim loại có tan hết không?


quy đổi về 1 axit : n HCl mới = 0,5 + 0,5.1,5.2 =2 mol

TH1 giả sử hh chỉ có Al
2AL + 6HCl -->2AlCL3 + 3H2
0,56 ->1,67
TH2 :giả sử hh chỉ có Mg
Mg + 2HCl -->MgCL2 + H2
0,625=>1,25
do hh có 2 kloaji => 1,25 <n HCl <1,67 <n HCl đề =>axit dư
b)tăng khối lượng X lên đôi =>n HCl cần dùng cũng nhân đôi =>n HCl đề < 2,5<n HCl cần dùng < 1,67.2 =>axit thiếu
 
D

domtomboy

câu1:
giả sử hh X chỉ có Mg thì nMg =0,625 mol
cũng có hh X chỉ có Al thì nAl= 0,56mol
so sánh vs lượng H+ ---> X tan hết
khi tăng x lên gấp đôi ---> làm tương tự
câu2:
nH2=0,03 mol
n CuO = 0,025mol
nA <0,025 mol ---> M(A)> 38 ---> A: Ca
giờ thì e tự timg tiếp !
@ cái --> A đấy a k chắc lắm
 
C

chontengi


Câu 2: Cho 1,52g hỗn hợp gồm Fe và 1 kim loại A hóa trị 2 tan hoàn toàn trong dd HCl dư thấy tạo ra 0,672 lít H2 ở đktc. Mặt khác 0,95g kim loại A nói trên tác dụng KHÔNG hết 2 gam CuO ở nhiệt độ cao.
Xác định kim loại A và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu



56a + Ab = 1,52

a + b = 0,03

56a > 0 --> Ab < 1,52

b < 0,03 --> A < 50

nA < 0,02 --> A > 38

--> A = 40 ( Ca)

--> a =0,02 ; b =0,01


 
Top Bottom