mọi người giúp mình với :

L

l0v3_sweet_381

1. Các đoạn ARN mồi và các đoạn okazaki được tổng hợp ở nhân thực thường ngắn hơn ở nhân sơ.
2. Hệ gen của nhân thực lớn hơn nhiều, vì vậy quá trình sao chép ADN diễn ra trong thời gian dài hơn (thường khoảng 6 – 8 giờ), trong khi ở nhân sơ thường ngắn hơn (ở E.coli là 40 phút).
3. Ở nhân sơ, quá trình sao chép ADN thường bắt đầu từ một điểm khởi đầu sao chép. Còn ở nhân thực thường có nhiều điểm khởi đầu sao chép. Các điểm này cách nhau khoảng 20.000 cặp nuclêôtit.
4. Tốc độ sao chép ADN ở nhân thực đạt khoảng 10 – 100 nuclêôtit/giây, thấp hơn so với tốc độ sao chép ADN ở nhân sơ (khoảng 1500 nuclêôtit/giây).
5. Ở nhân thực, sự sao chép theo hai hướng và bắt đầu tại điểm khởi đầu ở nhiều điểm và tiếp tục cho đến khi các nhánh loại đi các đoạn mồi và hợp lại thành một.
6. Quá trình sao chép ADN ở nhân sơ có thể diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch mã. Còn ở nhân thực, quá trình sao chép ADN chỉ diênã ra vào giai doạnD của chu trình tế bào, diễn ra trong nhân tế bào, trong khi quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
7. Số loại ADN pôlimêraza ở nhân thực nhiều hơn ở nhân sơ. Ở nhân thực, ngoài các ADN pôlimeraza tham gia sao chép ADN hệ gen nhân, còn có các ADN pôlimêraza chuyên hóa sao chép ADN các hệ gen ti thể và lạp thể, cũng có nhiều loại ADN pôlimeraza tham gia vào các quá trình sữa chữa khác nhau.
8. Khác với hệ gen E.coli vốn là một phân tử ADN sợi kép, vòng kín, ADN hệ gen nhân của nhân thực thường là các phân tử ADN mạch dài, hở 2 đầu. Sau mỗi lần sao chép, phần đầu mút của phân tử ADN bị ngắn lại. Hiện tượng này xảy ra do không có sự tổng hợp thay thế các trình tự nuclêôtit của đoạn ARN mồi ở phía đầu của mạch dẫn đầu và ở đoạn đầu tiên của mạch theo sau (mạch gián đoạn) ở tế bào soma do các ADN pôlimeraza khi thiếu đoạn mồi phía trước không thể thực hiện được chức năng tổng hợp ADN.


 
Top Bottom