Mọi người giúp mình nào

N

ngocanh2904

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 5,6 lít CO2(đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,6M.Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là.
A.15,76
B.23,64
C.13,79
D.17,73
Có 1 lít dung dịch hỗn hợp X gồm Na2CO3 0,1 M và (NH4)2CO3 0,25 M.Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 va CaCl2 vào dung dịch trên,đén khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A va dung dịch B.Đun nóng dung dịch B rồi thêm từ từ 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M(dung dịch C) vào,giả sử nước bay hơi không đáng kể,thấy tổng khối lượng 2 dung dịch B và C giảm m gam.Giá trị m là
A.9,85
B.13,25
C.17
D.15,23
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3,khuấy đều,thu được V lít khí(đktc) và dung dịch X.Khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch X,thấy xuất hiện kết tủa.Biểu thức liên hệ giữa V với a,b là
A.V=11,2(a-b)
B.V=22,4(a-b)
C.V=22,4(a+b)
D.V=11,2(a+b)
Nung 48,8 gam hỗn hợp X gồm Al2O3,MgO,Fe3O4,CuO nung nóng,thu được hỗn hợp chất rắn Y.Cho Y vào dung dịch NaOH dư,khuấy kĩ ,còn lại phần không tan Z.Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn .Các chất còn lại trong Z là
A.MgO,Fe3O4,Cu
B.Mg,Fe,Cu
C.MgO,Fe,Cu
D.Mg,FeO,Cu
 
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở những câu hỏi này nhé!

Câu 1. Bạn tỉ lệ giư mol [TEX]OH^-[/TEX] và mol [TEX]CO_2[/TEX] sau đó áp dụng công thức là được rồi.
Cụ thể ta có: [TEX]\frac{nOH^-}{nCO_2}={0,34}{0,25}=1,36[/TEX].
Ta có công thức: [TEX]nCO_2=nOH^--nCO_3^{2-}[/TEX]=>[TEX]nCO_3^{2-}[/TEX]=0,09 mol sau đó so sánh với Cation [TEX]Ba^{2+}[/TEX] =>[TEX]mBaCO_3[/TEX]= 17,73g.
Câu D.
Câu 2. Gọi x-->[TEX]BaCl_2[/TEX]; y-->[TEX]CaCl_2[/TEX].
208x+111y=43 (I)
197x+100y=39,7 (II)
Từ (I) và (II) => x=0,1; y=0,2.
Sau pứ dung dịch B chứa 0,2 mol [TEX]Na^+[/TEX]; 0,5 mol [TEX]NH_4^-[/TEX]; 0,6 mol [TEX]Cl^-[/TEX] và 0,05 mol [TEX]CO_3{2-}[/TEX].
Khi cho dung dịch C chứa 0,1 mol [TEX]Ba^{2+}[/TEX] và 0,2 mol [TEX]OH^-[/TEX].
Vậy sau khi pứ sẽ tạo ra 0,2 mol [TEX]NH_3[/TEX] và 0,05 mol [TEX]BaCO_3[/TEX].
Vậy khối lượng giảm ở dd B và dd C bằng 0,05.197+0,2.17 = 13,25g.
Câu B.
Câu 3. Do [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] hết nên tính theo [TEX]CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]H^++CO_3^{2-}------>HCO_3^-[/TEX]
b<----b-------------------->b
Ở pứ 2 [TEX]H^+[/TEX] hết nên tính theo [TEX]H^+[/TEX]
[TEX]H^++HCO_3------>CO_2+H_2O[/TEX]
a-b------------------------>a-b
=>[TEX]V_{CO_2}[/TEX]=22,4(a-b).
Câu B.
Câu 4. Mình nghĩ câu này bạn ghi thiếu chất khử thì phải.
Khi nung với chất khử như [TEX]CO[/TEX], [TEX]H_2[/TEX],...
Thì Các Oxit của kim loại mạnh không bị khử. Sau khi nung với chất khử ta thu được Y gồm [TEX]Al_2O_3[/TEX], [TEX]MgO[/TEX] Cu và Fe. Khi cho NaOH dư vào Y thì chỉ có [TEX]Al_2O_3[/TEX] tan => Chất rắn còn lại là [TEX]MgO[/TEX], Cu và Fe.
Câu C.
Mến chào bạn!
 
Top Bottom