mọi người giúp em hoàn thành đề thi khảo sát học sinh giỏi với

C

clen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cô giáo e ra đề mà e không làm đủ ý được.Mọi người giúp em với nhé
Đề bài: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:''Thơ chỉ tràn ra khi trong tim cuộc sống đã thật đầy",lại có ý kiến :"Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc".Suy nghĩ của anh chị về hai ý kiến trên.
( lập dàn ý ạ)
 
T

thuyhoa17

cô giáo e ra đề mà e không làm đủ ý được.Mọi người giúp em với nhé
Đề bài: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:''Thơ chỉ tràn ra khi trong tim cuộc sống đã thật đầy",lại có ý kiến :"Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc".Suy nghĩ của anh chị về hai ý kiến trên.
( lập dàn ý ạ)


Câu sau: "Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc" chứ ko phải là "thơ hay là thơ..." nha em :).

Đại ý 2 câu này nói đến cảm xúc của nhà thơ trong việc viết nên một bài thơ nào đó, thơ hay ra đời là sản phẩm của 1 quá trình nhà thơ trải qua các cung bậc cảm xúc của tâm hồn mình, đồng thời, lời thơ chính là công cụ giúp nhà thơ thể hiện một cách đầy đủ nhất cảm xúc đó của mình; một bài thơ hay thực sự bao giờ cũng có sự kết hợp giữa lời thơ, nhạc điệu và cảm xúc ẩn chứa trong từng câu thơ với nhạc điệu đó.

- Giải thích:

+ "Thơ chỉ tràn ra khi trong tim cuộc sống đã thực đầy": Tâm hồn nhà thơ là tâm hồn nhạy cảm với cảnh vật, với con người, với sự vật, sự việc xung quanh. Cảm xúc với mọi thứ đó chính là điều mà mỗi nhà thơ hầu như ai cũng có để viết lên những bài thơ hay. Thơ ở đây đóng vai trò như một cái khung trút đầy tâm trạng cho nhà thơ.
Lá vàng rơi, con người sống vội vàng, bỏ lơ cuộc sống,... chậm lại trong tâm hồn, mỗi nhà thơ cảm nhận cuộc sống và viết nên thơ. Thơ hay là từ đó mà ra, chứ ko phải là chỉ cầm bút mà viết nên đc thơ khi chỉ xem nó là một thứ gì đó ...vụ lời (chẳng hạn).

+ "Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc - đó là một chân lý vĩnh cửu" (Xuân Diệu).

Tại sao XD lại bảo rằng đó là chân lý vĩnh cửu, điều mà mỗi bài thơ hay luôn phải có, điều cốt quan trọng để có thể trở thành một bài thơ thực sự hay.

Có thể nói câu trước "thơ chỉ tràn ra..." làm bước chuyển tiếp cho câu sau "thơ hay lời thơ chín đỏ..."; nếu trước đó là yếu tố tiên quyết cho một bài thơ là cảm xúc của nhà thơ ẩn chưa trong đó, thì với câu sau, khi đã có một cảm xúc thật sự, chính là lúc ngôn từ và nhạc điệu là công cụ vẽ nên cái cảm xúc đó của nhà thơ cho người đọc, người thưởng thức có thể thấy được.

Lời thơ chín đỏ trong cảm xúc - lời thơ khô khan chẳng thể nói lên được điều gì, vì thế, mỗi một nhà thơ muốn có thơ hay phải trau đồi để có thể là nhạc, là thơ, là họa, là khúc thần tiên,... trong mỗi tác phẩm thơ của mình.

Dẫn chứng các bài thơ:

"Mơ khách đường xa, khách đường xa" => câu thơ là cả một nỗi lòng ước mong, chờ đợi khắc khoải của Hàn mặc Tử, nhà thơ đau thương mà vẫn mạnh mẽ.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

=> từ ngữ kèm theo nhịp điệu rộn lên bao tiếng reo vang của con người tìm ra con đường đi đúng đắn cho cuộc đời mình.

"Ta muốn ôm
cả cuộc sống mới bắt đầu mơn mởn
ta muốn riết mây đưa và gió lượn
..."

=> Xuân Diệu khao khát yêu, khát sống,... khát vọng tận hưởng và chiếm hữu...
Nó được thể hiện rất rõ trong từng câu chữu và nhịp điệu bài thơ.

....

Em có thể phân tích thêm vài bài nữa, của nước ngoài cũng được (như "tôi yêu em" chẳng hạn - "cầu em được người tình như tôi đã yêu em", nói mong em đươc yêu mà lòng Puskin chắc vẫn còn nuối tiếc và đau đớn lắm đây).
 
B

buithaonguyen

Cô ơi cho em hỏi: câu "thơ nên đạm, không nên nồng nhưng phải đạm sau khi đã nồng" nên được hiểu thế nào cho đúng ạ?
 
Top Bottom