mọi người giải giúp mình mấy câu đề thi thử này..

N

nlh_tuan86

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) cho 6.69 g hỗn hợp gồm Al và Fe vào 100 ml dd CuSO4 0.75 M, khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Hòa ta hoàn toàn a bằg dung dịch HNO3 1M thu đựợc khí NO là sản phẩm khử duy nhất . Thể tích HNO3 ít nhất cầ dùng là
A 0.6 l B 0.5 l C 0.3 l D 0.4 l
2)
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HCl dư thấy có 2 gam chất rắn không tan. Nếu trộn them 4 gam Mg vào 0.5 m gam X thì được hỗn hợp Y. Hàm lượng % theo khối lượng của Al trong Y nhỏ hơn trong X là 33.33%. khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thể tích H2 thu được ở đktc nhiều hơn 2 l, Thành phần % theo khối lựơng, của Cu trong X là
A 40% B 16.67% C 18.64% D 30%
3) cho các dd riêng biệt sau : KMnO4 + H2SO4; H2S ; KI; KBr ; Fe(NO3)2 ; AgNO3. Khi trộn lần lượt các dung dịch trên với nhau từng đôi một thì số trường hợp có kết tủa tạo thành là
A 3 B 4 C 5 D 6
 
N

note1996

câu 1.

giả sử ban đầu chỉ gồm AL thì tạo ra cu o,o75 và còn 0,197 Al
nên H+ =0,075.2+0,197.3 +(0,o75.2+0,197.3)/3=0,988
nếu chỉ gồm Fe thì có cu 0,075 và Fe o,o44 it nhất nên fe-->fe+2
H+= 0,075.2+0,044.2+ (0,075.2+o,o44.2)/3=0,317
0,317 < H+ <0,988
nhỏ nhất nên chọn 0,4

câu 2.

2 gam ko tan la Cu.
Ta có (m-2)/m - (m-2)/(8+m) = 1/3
=> m = 4 gam hoặc m = 12 => %mCu = 50% hoặc 16,67%
=> chọn B
 
D

dhbk2013

1) cho 6.69 g hỗn hợp gồm Al và Fe vào 100 ml dd CuSO4 0.75 M, khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Hòa ta hoàn toàn a bằg dung dịch HNO3 1M thu đựợc khí NO là sản phẩm khử duy nhất . Thể tích HNO3 ít nhất cầ dùng là
A 0.6 l B 0.5 l C 0.3 l D 0.4 l

Gợi ý : Giả sử hh + $Cu^{2+}$ đủ => tiến hành giải hệ :
[TEX]\left{\begin{27x + 56y = 6,69}\\{3x + 2y = 0,15}[/TEX] => số mol âm
Vậy trong A : Fe(dư) b (mol); Cu 0,075 (mol)
=> $n(HNO_3)$ cần + Cu = 0,2 (mol)
Tiến hành thử nghiệm ta thấy chỉ có b = 0,3 (mol) thì hệ ta thiết lập ban đầu mới có giá trị đẹp đồng thời > 0 => $V(HNO_3)$ ít nhất cần dùng : 0,5 (l)





Câu 2 : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HCl dư thấy có 2 gam chất rắn không tan. Nếu trộn them 4 gam Mg vào 0.5 m gam X thì được hỗn hợp Y. Hàm lượng % theo khối lượng của Al trong Y nhỏ hơn trong X là 33.33%. khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thể tích H2 thu được ở đktc nhiều hơn 2 l, Thành phần % theo khối lựơng, của Cu trong X là :
A 40% B 16.67% C 18.64% D 30%

Gợi ý :
Vì Cu không pứ với HCl nên => m(Cu) trong X : 2 (g) => m(Cu) trong Y = 1 (g)
Theo đề bài ta có :
$\frac{\frac{m(Al)}{2}}{5 + \frac{m(Al)}{2}} < 0,3333 => m(Al) < 4,99925 (g)$
Mặt khác : $\frac{m(Al)}{27} > \frac{5}{84}$ => m(Al) > 3,21428 (g)
=> Trong X : 28,57 < %m(Cu) < 38,36 => Chỉ D thỏa mãn


3) cho các dd riêng biệt sau : KMnO4 + H2SO4; H2S ; KI; KBr ; Fe(NO3)2 ; AgNO3. Khi trộn lần lượt các dung dịch trên với nhau từng đôi một thì số trường hợp có kết tủa tạo thành là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Gợi ý : số trường hợp tạo kết tủa là 3 trường hợp . Các chất kết tủa : AgI, AgBr , FeS.

câu 4
mình nghĩ là phải có 4 chất
vì KMnO4 là chất oxh mạnh còn H2S là chất khử mạnh,nếu gặp nhau thì pư ngay
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom