Hóa 8 Bài tập hỗn hợp khí

Nguyễn Ngọc Nhi

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng hai 2019
1
0
1
19
Kon Tum
Trường THCS Chu Văn An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:4. Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A, Gỉa thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 20%% thể tích không khí.
2/ Độ tan của CuSO4 ở 80độC và 20độC lần lượt là 87,7g và 35,5g. Khi làm lạnh 877 gam dung dịch CuSO4 bão hòa từ 80độC xuống 20độC thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch
 

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
1/ Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:4. Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A, Gỉa thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 20%% thể tích không khí.
2/ Độ tan của CuSO4 ở 80độC và 20độC lần lượt là 87,7g và 35,5g. Khi làm lạnh 877 gam dung dịch CuSO4 bão hòa từ 80độC xuống 20độC thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch
Câu 2
Độ tan của CuSO4 ở 80 °C:
87,7 g CuSO4 .....tan trong ...... 100 g H2O.
==> nồng độ % của CuSO4 trong dd CuSO4 bão hòa bằng 87,7 / 187,7
==> trong 877 g dd CuSO4 có 877 * 87,7 / 187,7 = 409,8 (g) CuSO4.
==> khối lượng H2O = 467,2 (g)
Gọi số mol CuSO4.5H2O bị tách ra là x mol.
→ khối lượng CuSO4 còn lại trong dd ở 20 °C là : 409,8 - 160x (g).
Khối lượng H2O còn lại = 467,2 - 90x (g).
Ta có độ tan của CuSO4 ở 20 °C bằng 35,5 nên:
(409,8 - 160x) / (467,2 - 90x) = 35,5/100 = 0,355.
<=> x ≈ 1,905
==> m(CuSO4.5H2O) ≈ 476,25 (g).
Câu 1:

Giả sử hỗn hợp A có thể tích 1lít
=> thể tích không khí là 4lít trong đó thể tích N2 = 4.0,8 = 3,2lít
% thể tích N2 trong hỗn hợp đầu là (3,2*100%)/5
Gọi x là thể tích khí CO có trong hỗn hợp A (x>0)
P/ư đốt cháy :
CO+1/2O2----->CO2
x 0,5x x
Vậy thể tích hỗn hợp còn lại sau khi đốt cháy là (5-0,5x)
=> % thể tích N2 trong hỗn hợp sau phản ứng cháy là (3,2*100%)/(5-0,5x)
Vì sau phản ứng cháy % thể tích N2 tăng 3,36%
----> [(3,2*100%)/(5-0,5x)]- (3,2*100%)/5=3,36
Giải phương trình (*) thu được x = 0,4988
Vậy % thể tích CO trong hỗn hợp A là : 49,88 %
[TBODY] [/TBODY]
% thể tích CO2 trong hỗn hợp A là : 50,12%
 
  • Like
Reactions: NikolaTesla

linhlong875@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng ba 2016
110
30
26
20
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
(ở đổi thể tích tương đương với số mol )
đặt mol A là 1 mol, đặt mol không khí là 4 mol.
xét hỗn hợp A: molA = mol CO + mol CO2
đặt mol CO = m ( mol ) => mol CO2 = 1 - m ( mol ).
xét O2 và N2 trong không khí :
ta có : mol O2 + mol N2 = 4 và mol O2 = 20% * mol không khí = 20% * 4 = 0.8 mol
=> mol N2 = 4 - 0.8 = 3.2 ( mol )
Phần trăm mol N2 = (3.2*100)/(1 + 4) (*)
Xét phản ứng : CO + 1/2O2 ---> CO2
m......0.5m........m (mol)
=> mol O2 dư = 0.8 - 0.5m ( mol )
Lúc này phần trăm mol N2 = (3.2*100)/(m + 1 - m + 3.2 + 0.8 - 0.5) (**)
theo đề ta có (**) - (*) = 3.36 giải pt => m => % thể tích
 
Top Bottom